Thiên địa đô tại ngã tâm trung nghĩa là gì năm 2024

Với nền kinh tế năng động sáng tạo, TP.HCM có điều kiện thuận lợi để tổ chức các sự kiện quốc tế. Tuy nhiên để định hình thành một trung tâm sự kiện, điểm hẹn của lễ hội, TP.HCM vẫn còn nhiều việc phải làm.

Cơ hội rất lớn cho TP.HCM

Ông Nguyễn Huy Hoàng, giám đốc điều hành nền tảng du lịch Klook Việt Nam, cho biết khảo sát mới nhất của nền tảng này cho thấy 42% du khách Việt mong muốn du lịch đến một địa điểm vì một sự kiện cụ thể.

Con số này phản ánh sự yêu thích mạnh mẽ đối với các chuyến đi gắn với những hoạt động văn hóa, lễ hội và concert âm nhạc, thậm chí là những sự kiện "chỉ có một lần trong đời" như Thế vận hộiOlympic Paris 2024 hay Triển lãm Thế giới Osaka World Expo 2025...

"Lễ hội Songkran (Lễ hội té nước) gần đây tại Thái Lan cũng là ví dụ điển hình. Trong tuần lễ cận lễ hội, chúng tôi ghi nhận nhu cầu cho các hoạt động du lịch tại Thái Lan tăng trưởng lên đến 30% mỗi tuần, chứng tỏ các sự kiện văn hóa thúc đẩy nhu cầu du lịch rất lớn. Trước đó, Klook cũng ghi nhận nhu cầu cho các trải nghiệm tại Singapore tăng trưởng đến 50% trong thời gian diễn ra các buổi concert của Taylor Swift", ông Hoàng dẫn chứng.

Theo dữ liệu của nền tảng này, trung bình một du khách đến tham gia concert hay một sự kiện thì họ chi tiêu đáng kể cho khách sạn, nhà hàng, trải nghiệm du lịch... thường có giá trị khoảng 4-5 lần giá vé sự kiện, trực tiếp tăng doanh thu cho các doanh nghiệp địa phương.

Du khách không chỉ tham gia sự kiện hay concert mà họ còn tìm kiếm các hoạt động khác nhau để khám phá các địa danh văn hóa và các điểm tham quan tiêu biểu, trải nghiệm ẩm thực địa phương trong suốt chuyến đi.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1-2024 cho thấy Việt Nam đang trên đà trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Vì vậy, ông Hoàng tin tưởng với nguồn hạ tầng sẵn có, đội ngũ nhân sự trẻ và tài năng, TP.HCM hội tụ đủ điều kiện để trở thành một điểm đến của những sự kiện.

Tuy nhiên, thành phố cần xác định và phân loại sự kiện để định vị hình ảnh điểm đến thành phố năng động, sáng tạo.

Vậy TP.HCM có gì? "Hai sản phẩm chúng tôi nghĩ rằng TP.HCM có thể nâng lên tầm quốc tế là Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò dô và chương trình Lễ hội sông nước. Chúng ta cần những cách làm dài hơn để các sự kiện tạo ra sự lan tỏa đúng với tầm vóc mong muốn", ông Hoàng gợi ý.

Thiên địa đô tại ngã tâm trung nghĩa là gì năm 2024

Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò Dô năm 2023 đã thu hút hàng ngàn khán giả trong và ngoài nước tham dự - Ảnh: T.T.D.

Lễ hội âm nhạc, điện ảnh tác động mạnh mẽ đến khán giả

Năm 2023, Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò Dô đã tổ chức đến lần thứ ba, mở rộng về quy mô, thời gian và số lượng hoạt động, tác động mạnh mẽ vào đời sống âm nhạc, công tác truyền thông được tổ chức chuyên nghiệp, có chiến lược. Mỗi đêm diễn chính thu hút hàng ngàn khán giả trong và ngoài nước.

Để tiếp tục tổ chức các lễ hội thành công, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - nhận định TP.HCM cần kế hoạch triển khai lâu dài, ý tưởng tổ chức tốt, giàu bản sắc riêng; sự phối hợp chặt chẽ của các sở ngành liên quan; nguồn lực về nhiều mặt từ đội ngũ vận hành, tiềm năng tài chính; cách thức tổ chức chuyên nghiệp, bài bản và sự linh hoạt thích ứng thực tế.

Năm nay, ngành điện ảnh có Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) được tổ chức lần đầu tiên song đã mời được nhiều tên tuổi uy tín trong và ngoài nước, có chuỗi hoạt động phong phú, đa dạng thu hút được sự quan tâm của những người yêu điện ảnh và công chúng nói chung.

Chia sẻ về sức mạnh văn hóa của mảnh đất này, GS.TS Trình Quang Phú đúc rút: "TP.HCM là một kho đề tài to lớn và phong phú cho điện ảnh và văn học nghệ thuật. 300 năm hình thành và phát triển có biết bao điển tích, sự kiện và TP.HCM nay là đầu tàu của đoàn tàu Việt Nam".

"Tôi hy vọng TP.HCM sẽ đưa điện ảnh, văn hóa ngang với kinh tế và có đầu tư đúng mức, đặc biệt có cơ chế phù hợp để phát triển điện ảnh. Tôi nghĩ bắt buộc phải có cơ chế về vốn, cơ chế để có kịch bản hay, có đủ điều kiện để xây dựng những bộ phim có tầm cỡ.

TP cũng cần có cơ chế hợp tác quốc tế thật thoáng cho điện ảnh, để không chỉ chúng ta làm phim mà thế giới đến Việt Nam làm phim và cùng chúng ta làm phim về thành phố, về Việt Nam. Có cơ chế thích hợp, các nhà văn, các biên kịch, đạo diễn, các diễn viên điện ảnh sẽ dành tâm huyết để làm nên những tác phẩm ngang tầm thời đại" - ông Phú nêu quan điểm.

Thiên địa đô tại ngã tâm trung nghĩa là gì năm 2024

Người dân đến công viên bờ sông Sài Gòn (Thủ Đức) xem phim ngoài trời (cine park) nhân Liên hoan phim quốc tế TP.HCM lần 1 - Ảnh: T.T.D.

Cần phân loại sự kiện, hướng đến tầm quốc tế

Ông Phước Đặng, CEO Outbox Consulting, cho rằng định hướng TP.HCM là trung tâm sự kiện sẽ giúp thành phố tập trung nguồn lực xây dựng những chương trình có tầm vóc thực sự thay cho những sự kiện ngắn hạn, chủ yếu "cả làng cùng vui" trong khi du khách quốc tế không hay biết, lãng phí diễn ra ở nhiều địa phương thời gian qua.

Muốn vậy, TP.HCM cần có định hướng và đảm bảo các cấp, ngành hiểu rõ khái niệm "thành phố sự kiện" theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau đó phải xác định được sự kiện mà thành phố muốn hướng đến, chúng đang ở đâu trên bản đồ khu vực, lợi thế và hạn chế, sau đó mới tập trung đầu tư sản phẩm.

"Chúng ta cần bắt đầu từ đánh giá hạ tầng sẵn có. Quả thực hạ tầng của TP nhìn vào tưởng hiện đại nhưng chúng ta vẫn thiếu sân vận động, trung tâm thể dục thể thao cho các sự kiện thể thao, nhà hát cho sự kiện văn hóa, nghệ thuật hay ngay cả khu trung tâm triển lãm cũng đang quá tải khiến sự kiện thương mại chưa được sôi động", ông Phước thẳng thắn.

Bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, phó tổng giám đốc Vietravel, cũng cho rằng các sự kiện và lễ hội nếu làm tốt sẽ hậu thuẫn cho tăng trưởng du lịch. Nhưng hiệu ứng này chỉ có khi các chương trình được lên kế hoạch sớm và thông báo rộng rãi.

Theo bà Hoàng, nhiều sự kiện của Việt Nam khách quốc tế đến nơi mới biết, doanh nghiệp cũng không kịp trở tay để đưa vào tour tham quan hay giới thiệu cho du khách do biết quá trễ.

"Nếu chúng ta có sự kiện thì cần có kế hoạch, chiến dịch ít nhất là 6 tháng đến 1 năm. Dựa trên đó, các doanh nghiệp mới phân loại sự kiện tương thích với thị trường khách tiềm năng và quảng bá đến đúng đối tượng. Khách quốc tế thường chuẩn bị kế hoạch du lịch từ cả năm trước, đồng nghĩa các công ty du lịch cũng phải tiếp cận họ trước 6 tháng đến 1 năm để bán những tour có lồng ghép sự kiện" - bà Hoàng góp ý.

Bà Nguyễn Thị Khánh, chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, cũng nhìn nhận hiện có rất nhiều chương trình hiệp hội tổ chức nỗ lực duy trì hằng năm nhưng cũng khá bấp bênh thực hiện. "Các sự kiện đều duy trì được định kỳ hay thường niên sẽ tạo điều kiện rất tốt để doanh nghiệp đưa vào tour, tuyến, điểm hẹn cho du khách. Nhưng thực tế để duy trì điều đó không dễ dàng", bà Khánh nhìn nhận.

Quận 1 là nơi tổ chức nhiều sự kiện

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Phó bí thư thường trực Quận ủy quận 1 Hoàng Thị Tố Nga cho biết quận 1 tiếp thu ý kiến chỉ đạo và sẽ tổ chức họp Ban thường vụ Quận ủy để tính toán, xem xét thực hiện.

Thời gian qua, quận 1 đã phối hợp với các sở ngành tổ chức thành công 16 chuỗi hoạt động lễ hội và sự kiện của thành phố và 8 hoạt động văn hóa - nghệ thuật và sự kiện của quận. Điển hình như giải chạy đêm quận 1 - District 1 Midnight Run 2023 tổ chức vào tháng 3 vừa qua đã thu hút khoảng 4.000 người tham gia.

Đồng thời quận cũng khảo sát và xây dựng các công viên chuyên đề, trước mắt sẽ cho ra mắt công viên chuyên đề vườn nghệ thuật tại công viên Bách Tùng Diệp. Đây sẽ là địa điểm tổ chức các sự kiện, hoạt động lớn của thành phố cũng như các triển lãm chuyên đề.

Bên cạnh đó, quận cũng đang thực hiện đề án quản lý và khai thác khu vực trung tâm, phát triển kinh tế đêm, phát triển mô hình chợ trên địa bàn, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 110 năm thành lập chợ Bến Thành và nhiều hoạt động khác.

Theo bà Nga, hiện nay quận 1 đã hình thành các chuỗi hoạt động và sự kiện nhưng chưa thể tổ chức hằng ngày, hằng đêm mà cần phải có tính toán kỹ lưỡng để thu hút nguồn lực thực hiện, đảm bảo an ninh trật tự.

Ông Lê Trương Hiền Hòa (phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM):

Nâng chất các sự kiện

Thiên địa đô tại ngã tâm trung nghĩa là gì năm 2024

Ông Lê Trương Hiền Hòa

Trong năm 2024, sở sẽ tổ chức và nâng chất bảy sự kiện thường niên. Ngoài sự kiện Ngày hội du lịch TP.HCM, một trong những sự kiện chính vừa kết thúc, từ nay đến cuối năm ngành du lịch thành phố tiếp tục dồn sức cho một số lễ hội và sự kiện lớn như: Lễ hội sông nước (cuối tháng 5), Hội chợ du lịch quốc tế TP.HCM - ITE HCMC (tháng 9), Tuần lễ du lịch TP.HCM (tháng 12), Lễ hội sông nước lần 2 năm 2024, Giải marathon quốc tế TP.HCM lần thứ 8 năm 2024.

Bên cạnh đó là các sự kiện sở phối hợp thực hiện như Lễ hội trái cây Nam Bộ, Lễ hội du lịch golf, Lễ hội bánh mì, Festival hoa lan, Tuần lễ trái cây "Trên bến, dưới thuyền", Lễ hội Nguyên tiêu, Lễ hội nghinh Ông, Lễ hội khai hạ - cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, Lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt... với mục đích quảng bá, giới thiệu điểm đến du lịch TP.HCM.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM):

Đầy ắp lễ hội, cần chiến lược bài bản hơn

Thiên địa đô tại ngã tâm trung nghĩa là gì năm 2024

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy

TP.HCM với hệ thống lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa đặc trưng nhiều năm qua được bảo tồn, phát huy thành giá trị cho đời sống văn hóa, tinh thần của người dân và thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Nổi bật trong số đó là các hoạt động như Đường hoa Nguyễn Huệ, Hội hoa xuân Tao Đàn, Đường sách, Lễ hội Nguyên tiêu, chợ hoa Tết "Trên bến dưới thuyền"...

Ngoài ra còn có các lễ hội được tổ chức định kỳ cấp thành phố như Lễ giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội nghinh Ông, Lễ giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh...

Bên cạnh đó, trong xu thế phát triển, các lễ hội và sự kiện mang yếu tố hiện đại, là dấu ấn thương hiệu của TP.HCM cũng được hình thành với nhiều sáng kiến, ý tưởng mới rất hấp dẫn, sáng tạo và mang ý nghĩa thiết thực. Có thể kể đến như Lễ hội áo dài, Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò dô, Ngày hội du lịch, Lễ hội TP.HCM - Ngôi nhà của chúng ta, Lễ hội sông nước...

TP.HCM đã có nghị quyết HĐND về danh mục các sự kiện, lễ hội thường niên. Để tầm nhìn về việc xây dựng TP.HCM trở thành "thành phố của sự kiện", bên cạnh sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành thành phố thời gian qua, chính sách xã hội hóa đã tạo điều kiện thu hút và khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và văn nghệ sĩ tham gia, mang đến những giá trị văn hóa phong phú, đặc sắc.

Ông Kim Dong Ho (chủ tịch danh dự Liên hoan phim quốc tế TP.HCM - HIFF, nhà sáng lập LHP quốc tế Busan, Hàn Quốc):

TP.HCM có điểm mạnh rất lớn

Thiên địa đô tại ngã tâm trung nghĩa là gì năm 2024

Ông Kim Dong Ho

Tôi mong với thành công của HIFF lần này, những lần tổ chức sau cũng sẽ thành công tốt đẹp. Tôi mong thành phố cũng như Nhà nước sẽ có những nguồn ngân sách, nhân lực đông đảo hơn, mời thêm những khách mời có tầm ảnh hưởng hơn để thu hút các nhà làm phim, nhà sản xuất, nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới.

TP.HCM có những điểm mạnh như là nơi có thể tổ chức những hội thảo, tọa đàm lớn hội tụ những nhà sáng lập LHP ở Đông Nam Á để chia sẻ thành công. Các bạn có chương trình chợ dự án mà tôi đánh giá rất cao để các bạn chia sẻ về hành trình làm phim.

Bên cạnh đó là sự có mặt của các đạo diễn Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, mời được họ là niềm vinh dự lớn. Tôi hy vọng tương lai HIFF và nền điện ảnh Việt Nam sẽ nắm giữ một vai trò chủ đạo để các quốc gia Đông Nam Á có thể nhìn vào và bắt chước theo.

Ông Lê Huỳnh Minh Tú (phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM):

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm mua sắm của khu vực

Thiên địa đô tại ngã tâm trung nghĩa là gì năm 2024

Ông Lê Huỳnh Minh Tú

Du lịch và thương mại là hoạt động không thể tách rời. Trước đây hai mảng này có sự phối hợp nhưng chưa thực sự chặt chẽ.

Mới đây Sở Du lịch và Sở Công Thương đã ký kết kế hoạch liên tịch về kích cầu du lịch thu hút khách đến TP.HCM giai đoạn 2024-2030.

Hằng năm sở có tổ chức chương trình mua sắm Shopping Season kéo dài từ 15-6 đến 15-7 và 15-11 đến 15-12. Riêng năm ngoái, để kích cầu tiêu dùng thì chương trình khuyến mãi tập trung kéo dài hơn.

Những người thực hiện đều mong muốn TP.HCM xây dựng được một mùa mua sắm khuyến mãi như các nước đã làm thành công.

Chúng ta phải đặt và trả lời câu hỏi vì sao khách du lịch cứ đến một mùa nào đó trong năm lại ồ ạt kéo đến nước này nước kia để săn sale? TP làm gì để trở thành trung tâm mua sắm, tạo được mùa mua sắm điểm hẹn cho du khách? Để làm được điều này phải có sự kết hợp với du lịch xây dựng sự kiện lễ hội mua sắm.

Seoul trỗi dậy như điểm đến MICE hàng đầu thế giới

Thủ đô của Hàn Quốc đã và đang trở thành một trong những thành phố sự kiện hàng đầu thế giới nhờ vào những dấu ấn về bản sắc và tầm nhìn của những người đứng đầu.

Trong bài phát biểu nhậm chức vào ngày 8-4-2021, Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon tuyên bố đặt mục tiêu đưa Seoul trở thành một trong năm thành phố hàng đầu thế giới và ngành MICE sẽ đóng vai trò chính trong việc này.

Tháng 8-2022 chính quyền thành phố Seoul công bố khẩu hiệu mới "Seoul, my soul", sau khi tiến hành cuộc khảo sát trong hơn 3 tháng, cùng với hàng loạt lễ hội, sự kiện và các hoạt động trải nghiệm sau đó.

Ngay cả Tổng thống Moon Jae-in cũng đề cập tới ngành công nghiệp giải trí của nước này trong một hội nghị ở Seoul năm 2022: "Bất cứ nơi nào chúng tôi đi qua, mọi người cũng nói về phim ảnh và âm nhạc Hàn Quốc".

Tạp chí Forbes cho biết không phải ngẫu nhiên mà Seoul được biết đến với danh hiệu thành phố sự kiện hàng đầu trong từng ấy năm.

Năm 2022, Seoul được vinh danh là thành phố MICE hàng đầu thế giới trong 8 năm liên tiếp bởi tạp chí du lịch Global Traveler. Đây là năm thứ tám liên tiếp Seoul nhận được giải thưởng này, một thành tích đáng kinh ngạc.

Trong khi nhiều sự kiện quốc tế bị hủy hoặc trì hoãn trong thời điểm đại dịch, Seoul đã cố gắng duy trì ngành MICE bằng cách lên kế hoạch cho các sự kiện trực tuyến, đồng thời thiết lập hệ thống kiểm dịch MICE để đảm bảo các sự kiện trực tiếp có thể diễn ra an toàn.

Seoul cũng tự hào có thành tích đáng nể trong việc tổ chức thành công các sự kiện quốc tế như Thế vận hội Mùa hè 1988, FIFA World Cup 2002, hội nghị thường niên của Hiệp hội ung thư phụ khoa quốc tế (IGCS) 2023, cùng các hội nghị thượng đỉnh quốc tế, củng cố danh tiếng của mình như một điểm đến MICE đẳng cấp thế giới.

Trong năm 2023, chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ 6 triệu USD cho các lĩnh vực quan trọng bao gồm ngân sách cho các hội nghị quốc tế và đẩy nhanh việc thành lập ba tổ hợp MICE chỉ riêng tại thành phố Seoul. Các tổ hợp này sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để đáp ứng số lượng sự kiện và khách hội nghị quy mô lớn.

Theo ông Kim Young Hwan, Tổng giám đốc Cục Du lịch và Thể thao chính quyền thủ đô Seoul, ba dự án này là một phần trong nỗ lực không ngừng của Tổ chức Du lịch Seoul (STO) nhằm biến thành phố này trở thành điểm đến MICE hàng đầu thế giới và củng cố những tham vọng lớn hơn của Hàn Quốc.

Ai giết sư phụ Quách Tĩnh?

Dương Khang cuối cùng có một kết cục bi thảm khi cố giết Hoàng Dung để che giấu chuyện hắn giết hại 5 vị sư phụ của Quách Tĩnh.

Nhóm Thiên Địa hội là gì?

Thiên Địa hội, (tiếng Trung: 天地會) (còn gọi là Hồng Hoa Hội sau này vào thời Càn Long) là một hội kín bắt nguồn từ Trung Hoa vào thời Khang Hi với mục đích phản Thanh phục Minh. Thiên Địa hội còn được gọi là Hồng môn hay Tam Điểm hội, tuy vậy một số tổ chức tội phạm cũng có tên Hồng môn.

Anh Hùng Xạ Điêu 2003 có bao nhiêu tập?

42

Thiên Địa hội ở Việt Nam là gì?

Tên gọi và mục đích Khi phong trào Minh Tân công khai cải cách vừa tàn, thì ở miền Nam Việt Nam liền xuất hiện hình thức chống thực dân Pháp mới, đó là phong trào lập ra các hội kín. Có người gọi đó là Thiên Địa hội, còn người Pháp thì gọi là sociétés secrètes.