Thời điểm điều tra là gì

Trong giai đoạn Điều tra đuợc quy định tạiBộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có năm loại thời hạn được quy định tại các Điều 172, 173, 174 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đó là: Thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam để điều tra, thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại. Luật Số 1 Hà Nội xin tổng hợp các loại thời hạn trong điều tra vụ án hình sự dưới đây:

1. Thời hạn điều tra (Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Thời hạn điều tra là thời gian do pháp luật quy định để cơ quan điều tra hoàn thành điều tra vụ án. Thời hạn điều tra được tính từ khi khởi tố vụ án đến ngày kết thúc điều tra.

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không được quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; không quá 03 tháng đối với tôi phạm nghiêm trọng; không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu do tính chất phức tạp của vụ án cần phải có thêm thời gian để điều tra thì trong thời hạn 10 ngày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải làm văn bản đề nghị viện trưởng viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được thực hiện như sau:

  • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: có thể được gia hạn điều tra 01 lần không quá 02 tháng;
  • Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 02 lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
  • Đối với tôi phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
  • Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra 03 lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

2. Thời hạn tạm giam để điều tra (Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Thời hạn tạm giam để điều tra là thời hạn do pháp luật quy định được tạm giam bị can để phục vụ cho việc điều tra vụ án.

Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Thời hạn gia hạn tạm giam đối với từng loại tội phạm cụ thể như sau:

  • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 01 tháng;
  • Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không qáu 02 tháng;
  • Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 03 tháng;
  • Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 02 lần mỗi lần không quá 04 tháng.

3. Thời hạn phục hồi điều tra (khoản 1 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Thời hạn phục hồi điều tra là thời hạn do pháp luật quy định để tiếp tục điều tra vụ án đã được phục hồi điều tra.

Đối với những vụ án đã có quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra nhưng có lí do để hủy bỏ quyết định này thì cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn phục hồi điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.

Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra:

  • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng được gia hạn điều tra 01 lần thì không quá 01 tháng;
  • Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra 01 lần không quá 02 tháng;
  • Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra 01 lần không quá 03 tháng;

4.Thời hạn điều tra bổ sung (khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Thời hạn điều tra bổ sung là thời hạn do pháp luật quy định để điều tra bổ sung đối với vụ án khi có yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm.

Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng. Nếu Viện kiểm sát quyết định truy tố nhưng Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì không thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Thời hạn được tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra. Viện Kiểm sát chỉ được trả hồ sơ điều tra bổ sung tối đa 02 lần; Thẩm phán chỉ được trả lại hồ sơ 01 lần; Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ 01 lần.

5. Thời hạn điều tra lại (khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự)

Thời hạn điều tra lại là thời hạn do pháp luật quy định để tiến hành điều tra lại vụ án theo quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng Giám đốc thẩm, tái thẩm. Điều tra lại được tiến hành trong những trường hợp vụ án được đưa ra xét xử nhưng tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm, hội đồng giám đốc thẩm, hội đồng tái thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại.

Khi điều tra lại, thời hạn và gia hạn điều tra được áp dụng theo thủ tục chung tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Số 1 Hà Nội. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, nhanh chóng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có vướng mắc các vấn đề pháp lý liên quan.

Mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

  • Điện thoại: 024.6656.9880 – Hotline: 096.128.9933
  • Email: 
  • Fanpage: Công ty Luật Số 1-HN
  • Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà số 33 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP.Hà Nội

Please follow and like us:

*Phương án điều tra thống kê

Để tổ chức tốt một cuộc điều tra thống kê, đòi hỏi phải xây dựng được phương án điều tra thật chi tiết, tỷ mỷ, cụ thể và toàn diện. Trong phương án điều tra hướng dẫn thực hiện cuộc điều tra, xác định rõ những khái niệm, những bước tiến hành, những vấn đề cần giải quyết và cần được hiểu thống nhất trong suốt quá trình thực hiện. Sau đây là những nội dung cơ bản của phương án điều tra:

– Xác định mục đích điều tra. Trước khi tiến hành điều tra, cần xác định rõ xem cuộc điều tra nhằm tìm hiểu vấn đề gì, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào. Mục đích điều tra là một trong các căn cứ quan trọng để xác định đối tượng, đơn vị điều tra, nội dung điều tra… Vì vậy, việc xác định đúng mục đích điều tra là một trong những cơ sở quan trọng cho việc thu thập số liệu ban đầu đầy đủ, hợp lý và đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đặt ra.

Ví dụ: Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 nhằm mục đích:

à Làm căn cứ phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển kinh tế – xã họi và dân số của nước ta ở từng địa phương và trên phạm vi cả nước

à Làm căn cứ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2001 – 2010. Đồng thời, là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2011 – 2020; phục vụ công tác giám sát thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.

– Xác định phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra.

à Xác định đối tượng điều tra là xác định những đơn vị tổng thể thuộc phạm vi điều tra, cần được thu thập thông tin. Khi đối tượng điều tra được chỉ rõ nghĩa là phạm vi nghiên cứu đã được xác định. Việc xác định đối tượng điều tra trả lời cho câu hỏi “điều tra ai?”.

à Xác định đơn vị điều tra là xác định đơn vị cung cấp thông tin. Đơn vị điều tra chính là nơi phát sinh các tài liệu ban đầu, là nơi để thu thập thông tin trong mỗi cuộc điều tra.

à Trong thực tế, đối tượng điều tra và đơn vị điều tra có thể trùng nhau hoặc khác nhau.

Ví dụ: điều tra kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội thì cả đối tượng điều tra và đơn vị điều tra đều là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Nếu điều tra trình độ học vấn của các chủ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội thì đối tượng điều tra là các chủ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, còn đơn vị điều tra là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

– Xác định nội dung điều tra và thiết lập phiếu điều tra.

à Việc xác định nội dung điều tra trả lời cho câu hỏi “điều tra cái gì?”. Việc xác định nội dung điều tra cần căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Mục đích điều tra: chỉ rõ cần xác định thu thập những thông tin nào để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Mục đích điều tra càng nhiều, nội dung điều tra càng rộng và phong phú.
  • Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.
  • Năng lực, trình độ của đơn vị và người tổ chức điều tra…

Ví dụ: trong cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009, nội dung điều tra được thể hiện thông qua 24 câu hỏi. Nội dung chủ yếu bao gồm: họ tên, quan hệ với chủ hộ, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nơi thực thế thường trú, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tình trạng hôn nhân…

à Phiếu điều tra (bảng hỏi) là tập hợp các câu hỏi của nội dung điều tra được sắp xếp theo trình tự logic nhất định. Tùy theo yêu cầu, nội dung và đối tượng, mỗi cuộc điều tra có thể có một hoặc một số bảng hỏi khác nhau. Về mặt hình thức, các câu hỏi có thể được diễn đạt theo hai cách: câu hỏi đóng (câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, người được hỏi chọn một hoặc một số trong các phương án đó) và câu hỏi mở (câu hỏi không có trước phương án trả lời, người được hỏi tự diễn đạt câu trả lời).

– Chọn thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra

à Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó.

Ví dụ: thời điểm của cuộc Tổng điều tra dân số ở nước ta năm 2009 là 0h ngày 1/4/2009.

à Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian (tuần, tháng, quý, năm…) được quy định để thu thập số liệu về lượng của hiện tượng nghiên cứu được tích lũy trong cả thời kỳ đó.

Ví dụ: GDP của Việt Nam năm 2014 là 184 tỷ USA => thời kỳ điều tra là “năm 2014”.

à Thời hạn điều tra (thời gian điều tra) là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập, ghi chép số liệu.

Ví dụ: thời hạn điều tra trong cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009 là từ 7 giờ sáng ngày 1/4/2009 đến hết ngày 20/4/2009. Trong khoảng thời gian này, các điều tra viên phải hoàn thành định mức điều tra và việc điều tra ở các địa phương phải được hoàn thành.

– Lựa chọn phương pháp điều tra, tổng hợp số liệu. Trong thống kê, có nhiều phương pháp điều tra, tổng hợp số liệu. Vì vậy, trước khi điều tra cần lựa chọn phương pháp điều tra, tổng hợp số liệu sao cho hợp lý. Các yếu tố cơ bản tác động đến việc lựa chọn phương pháp này là:

  • Mục đích, nội dung điều tra
  • Đặc điểm của đối tượng điều tra
  • Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đơn vị và đội ngũ điều tra viên…

– Lập kế hoạch tuyển chọn và tập huấn cho cán bộ điều tra

– Thiết lập phương án chọn mẫu cho cuộc điều tra. Nội dung này được áp dụng cho các cuộc điều tra chọn mẫu. Phương án chọn mẫu phải bao gồm đầy đủ các yếu tố của một cuộc điều tra chọn mẫu: cỡ mẫu, phân bố mẫu, phương pháp tổ chức lấy mẫu, tính sai số chọn mẫu, cách thức ước lượng, suy rộng…

– Xây dựng phương án tài chính cho cuộc điều tra. Thực chất của phương án tài chính là một bản dự toán, trong đó đề xuất các khoản mục chi tiêu, đơn giá – khối lượng – số tiền cho từng khoản mục đó và tổng số tiền chi cho cuộc điều tra. Phương án tài chính giúp cho nhà tổ chức điều tra có đủ nguồn kinh phí cần thiết thực hiện cuộc điều tra mà không vi phạm các quy định quản lý tài chính của Nhà nước, là căn cứ để tiến hành hạch toán và kiểm toán sau này.

– Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra. Đây là vấn đề trọng yếu của điều tra thống kê. Kế hoạch này quy định cụ thể từng bước công việc phải tiến hành trong quá trình điều tra, từ khâu tổ chức đến triển khai điều tra. Vì vậy, việc lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra càng chi tiết, rõ ràng thì chất lượng cuộc điều tra càng được nâng cao.

* Phúc tra kết quả điều tra.

– Thông thường, ngay khi hoàn thành việc thu thập thông tin trong cuộc điều tra, người ta tiến hành công việc phúc tra kết quả điều tra đã thu được. Phúc tra là việc tổ chức điều tra lại với chính các đối tượng đã được điều tra nhằm đánh giá tính chính xác và chỉnh lý số liệu đã thu thập được.

– Việc phúc tra thường chỉ tiến hành theo phương pháp chọn mẫu, với một số ít nội dung thường bị khai báo sai. Việc phúc tra được tiến hành cẩn thận trên một mẫu nhỏ với ít nội dung nên độ chính xác cao. Sau khi có kết quả phúc tra, đem so sánh với kết quả điều tra lần đầu để đánh giá mức độ sai sót và chỉnh lý kết quả điều tra.

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ đề