Thực trạng tập thể dục của sinh viên

TS. Nguyễn Trường Giang (Đại học Nông lâm Thái nguyên),

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn (Đại học Quy nhơn)

Tóm tắt:

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tìm ra các kết luận khách quan nhất về thực trạng nhu cầu tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên tại các Trường kỹ thuật thành phố Thái Nguyên.

Những người được hỏi bao gồm 3152 sinh viên các khóa đại học chính quy đang theo học tại 04 trường Đại học thuộc khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc khảo sát sinh viên bằng phiếu hỏi sau đó thống kê kết quả bằng cách sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 22.0

Từ khóa: nhu cầu, thể thao ngoại khóa, sinh viên, trường kỹ thuật, thành phố Thái Nguyên.

NEEDS TO PARTICIPATE IN EXTRACURRICULAR PHYSICAL TRAINING AND SPORTS FOR TECHNICAL UNIVERSITY STUDENTS

 IN THAI NGUYEN CITY 

Abstract

This study is aimed at finding the most objective conclusions about the real situation of participants and factors affecting participation in extracurricular sports training of students at technical universities in Thai Nguyen City.

Participants include 3152 regular university students at 4 technical universities in Thai Nguyen City. The results of the study are based on surveying students with questionnaires and then totaling up the results using SPSS statistical software version 22.0.

Key words: need, extracurricular sports, student, technical university, Thai Nguyen City.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tập luyện thể dục thể thao (TDTT) ngoại khoá là tổ chức các hoạt động TDTT vào những thời gian nhàn rỗi của học sinh một cách lành mạnh và có nội dung, giáo dục những hiểu biết và những kiến thức sử dụng một cách tự giác các phương tiện giáo dục TDTT khác nhau trong đời sống và hoạt động hàng ngày. Những buổi tập ngoại khoá có nội dung khác nhau sẽ giúp cho học sinh nắm được nội dung trong chương trình học tập về TDTT, cũng như đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn rèn luyện thân thể..., ngoài ra còn giúp cho việc hoàn thiện các môn thể thao tự chọn.

Việc nghiên cứu về thể dục thể thao nói chung và thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên nói riêng không còn là một vấn đề mới, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu sâu nào trong việc nghiên cứu về TDTT ngoại khóa cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Thái Nguyên.

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, việc “nghiên cứu nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Thái Nguyên” là cần thiết, nhằm cung cấp các cơ sở khoa học khách quan hỗ trợ việc phát triển phong trào tập luyện thể thao ngoại khóa cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Thái Nguyên được tốt hơn trong tương lai.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn và Phương pháp toán học thống kê trên phần mềm SPSS 22.0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  1. Thực trạng tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên

Khảo sát thực trạng tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên thông qua phỏng vấn 3152 sinh viên thuộc 4 trường Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên. Trong tổng số 3152 sinh viên được khảo sát, có 1771 sinh viên có tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa chiếm tỷ lệ 56.19%; trong đó nam có 1011 sinh viên chiếm tỷ lệ 57,09%, nữ có 760 sinh viên chiếm 42,91%.  Có đến 1381 sinh viên không tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa chiếm tỷ lệ 43.81%, trong đó nam chiếm 52,86% và nữ chiếm 47,14%.

Về thực trạng tham gia các môn TDTT ngoại khóa của sinh viên, kết quả thống kê cho thấy: Với 1771 sinh viên chiếm tỷ lệ 56.19% trả lời đã từng tham gia các môn thể thao và các môn thể thao mà sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật thành phố Thái Nguyên đã tham gia gồm: bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, điền kinh, cầu lông, đá cầu, bóng bàn, cờ vua, thể dục. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là môn cầu lông với 301 sinh viên tham gia chiếm tỷ lệ 17%, tiếp theo là môn bóng đá với 254 sinh viên chiếm tỷ lệ 14,34%, môn võ thuật có 241 sinh viên tham gia chiếm tỷ lệ 13,61%.

Kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ 1

  1. Thực trạng các môn thể thao sinh viên yêu thích

Theo phiếu khảo sát, môn thể thao mà sinh viên yêu thích nhất là môn Cầu lông chiếm tỷ lệ 17%, kế đến là môn Bóng đá chiếm tỷ lệ 14,34%, môn Võ thuật chiếm tỷ lệ 13,61%, môn Bóng chuyền 13.10%. Tuy nhiên, tỷ lệ tập luyện các môn thể thao theo giới tính có sự khác nhau đáng kể. Cụ thể: Các môn thể thao được yêu thích tập luyện ngoại khóa cao nhất ở nam là Bóng đá (21,27%), Cầu lông (16,52%), Thể dục (15,43%), Võ thuật (13,45%) và Điền kinh (12,27%). Còn những môn được số lượng nữ sinh viên tham gia tập luyện đông là: Cầu lông (17.63%), Thể dục (16.05%), Bóng chuyền (16.05%), Võ thuật (13.82%) và Điền kinh (13.29%). Sở dĩ các môn thể thao trên có số lượng sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa đông như vậy là vì đa phần những môn thể thao trên đều có cơ sở vật chất dễ tìm và đơn giản, dễ tập luyện. Không cần đòi hỏi quá cao về cơ sở vật chất.

Môn Bơi lội và các môn thể thao khác có tỷ lệ sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa ít hơn, đặc biệt là môn Bơi lội (nam: 3,17%, nữ: 4,21%) do đây là môn thể thao khó tập nếu người tập chưa bao giờ tiếp xúc, có độ nguy hiểm cao nếu không có người hỗ trợ, đặc biệt là điều kiện bể bơi khó tìm.

Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ 2.

3.Thực trạng về hình thức tổ chức tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa

Thực trạng về hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên được trình bày tại bảng 1.

Bảng 1. Thực trạng hình thức tổ chức tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên (n = 1771)

TT

Mức độ hình thức tổ chức

Kết quả

So sánh

mi

%

P

1

Không có hướng dẫn

1182

66.74

198.24

<0.001

2

Có hướng dẫn

385

21.74

3

Kết hợp

415

23.43

Qua bảng 1 cho thấy: có tới 66.74% sinh viên tập luyện TDTT ngoại khóa theo hình thức không có người hướng dẫn. Tỷ lệ sinh viên tập luyện theo hình thức có người hướng dẫn và kết hợp có và không có người hướng dẫn chiếm tỷ lệ đều dưới 25%. Những người tập luyện TDTT ngoại khóa theo hình thức có người hướng dẫn và hình thức kết hợp chủ yếu tập trung ở lực lượng sinh viên tập luyện theo các Câu lạc bộ thể thao và theo hình thức đội tuyển thể thao. Các hình thức tập luyện khác phần lớn là tự phát là chính.

  1. Nhu cầu hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên

Tiến hành khảo sát nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên thông qua phỏng vấn 3152 sinh viên thuộc 4 trường Đại học thuộc khối kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên, trong đó có 1741 sinh viên nam và 1411 sinh viên nữ.

Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 2.

Bảng 2. Nhu cầu hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên (n=3152)

TT

Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn

Tổng hợp

(n=3152)

Giới tính

Nam

(n=1741)

Nữ

(n=1411)

So sánh

mi

%

mi

%

mi

%

P

1

Em có tham gia tập luyện TDTT ngoài giờ học GDTC không?

- Có

1771

56.19

1011

58.07

760

53.86

4.51

- Không

1381

43.81

730

41.93

651

46.14

- Không trả lời

0

0.00

0

0.00

0

0.00

2

Ngoài giờ học GDTC, em có muốn tham gia tập luyện TDTT không?

- Có muốn tham gia tập luyện

2456

77.92

1345

77.25

1111

78.74

12.44

- Không muốn tham gia tập luyện

576

18.27

311

17.86

265

18.78

- Phân vân

120

3.81

46

2.64

74

5.24

3

Ngoài giờ học GDTC, em muốn tham gia tập môn thể thao nào?

Bóng đá

689

21.86

589

33.83

100

7.09

1968.03

Thực trạng tập thể dục của sinh viên

Bóng chuyền

497

15.77

289

16.60

208

14.74

Bóng bàn

367

11.64

203

11.66

164

11.62

Bóng rổ

332

10.53

213

12.23

119

8.43

Cầu lông

879

27.89

457

26.25

422

29.91

Điền kinh

815

25.86

425

24.41

390

27.64

Võ thuật

564

17.89

453

26.02

111

7.87

Bơi lội

387

12.28

198

11.37

189

13.39

Đá cầu

155

4.92

89

5.11

66

4.68

Cờ (cờ vua, cờ tướng)

198

6.28

90

5.17

108

7.65

Thể dục, thể hình

477

15.13

245

14.07

232

16.44

Các môn thể thao khác

155

4.92

78

4.48

77

5.46

4

Em có thích tham gia các CLB thể thao có người hướng dẫn không?

- Có

2313

73.38

1245

71.51

1068

75.69

1.09

- Không

839

26.62

434

24.93

405

28.70

Qua bảng 2 cho thấy:

Nhu cầu hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa theo thống kê, với 3152 sinh viên được khảo sát có 2456 sinh viên chiếm 77,92 % có nhu cầu tập luyện, 576 sinh viên chiếm 18,27% không muốn tập luyện ngoại khóa và 120 sinh viên chiếm 3,81% còn phân vân. Như vậy, có rất nhiều sinh viên muốn tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa, nếu có những biện pháp hợp lý và tìm hiểu nguyên nhân rõ ràng có thể thu hút thêm nhóm đối tượng này tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa.

Qua phân tích, đã xác định được các môn thể thao sinh viên yêu thích cần quan tâm gồm có: Cầu lông (27,89%), Bóng đá (21,86%), Võ thuật (17,89%), Điền kinh (25,86%), Thể dục (15,13%), còn lại các môn thể thao khác chiếm tỷ lệ rất thấp.

Những môn thể thao ngoại khóa mà nhu cầu sinh viên tham gia còn thấp: Theo thống kê, các môn thể thao sinh viên ít có nhu cầu tham gia chủ yếu là các môn thể thao chưa được trú trọng phát triển bao gồm các môn có độ khó như môn: Gym, xà, Aerobic, dance sport... Song song đó còn có những môn đã phổ biến tại Việt Nam như: Cờ vua, Đá cầu... nhưng sinh viên vẫn chưa có điều kiện tham gia vì các môn chơi đòi hỏi phải có thời gian. Bên cạnh đó còn có các môn tập luyện đòi hỏi sân bãi và chi phí đầu tư cao như: Bơi lội.

Tuy nhiên, các môn TDTT ngoại khóa mà sinh viên chưa đủ điều kiện tham gia có sự khác biệt giữa nam và nữ. Cụ thể, số sinh viên nam, nữ chưa đủ điều kiện tập luyện môn Thể dục, thể hình là nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 14,07%/số nam và nữ 16,44%/số nữ). Môn Bơi lội là môn mà sinh viên nam, nữ mong muốn được tham gia nhưng chưa có điều kiện chiếm tỷ lệ cao thứ hai (chiếm 11,37%/số nam và 13,39%/số nữ).

Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhu cầu tham gia các Câu lạc bộ (CLB) TDTT có người hướng dẫn của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên rất cao. Có 2313/3152 sinh viên được khảo sát có nhu cầu được tập luyện trong các CLB có người hướng dẫn chiếm 73,38% và chỉ có 839 sinh viên không có nhu cầu tập trong CLB chiếm 26,62%.

Qua phân tích, có sự khác biệt giữa nam và nữ về nhu cầu tham gia các CLB TDTT ngoại khóa có người hướng dẫn. Cụ thể, có 71,51% sinh viên nam và có 75,69% sinh viên nữ mong muốn được tập luyện tại CLB có người hướng dẫn. Điều này chứng tỏ hình thức tổ chức tập luyện trong các CLB có người hướng dẫn này có thể phát triển trong việc tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa cho sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên

  1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên

Trong quá trình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên, nghiên cứu quan tâm tới các yếu tố: Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT ngoại khóa; Thực trạng cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ tập luyện TDTT ngoại khóa; Thực trạng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện TDTT ngoại khóa; Thực trạng chương trình các môn thể thao ngoại khóa và những vấn đề khó khăn khi tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa.

Kết quả điều tra được trình bày ở biểu đồ 4

3. Những khó khăn của sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên khi tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa

Qua biểu đồ 3 cho thấy: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên là khó khăn về cơ sở vật chất (59,96%), khó khăn về người hướng dẫn (63.48%), chương trình tập luyện TDTT ngoại khóa nhàm chán (chiếm 50.52%), thiếu quyết tâm (39,78%), thiếu kế hoạch (32,46%) và thiếu thời gian tham gia tập luyện cũng là một trong những khó khăn mà sinh viên gặp phải nhưng những yếu tố này chiếm tỷ lệ ít hơn (từ 25.22%), các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn.

Các khó khăn khi tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa là các nguyên nhân chủ quan như thiếu người hướng dẫn, thiếu kinh khí, chương trình tập luyện chưa khoa học, thiếu quyết tâm, kế hoạch… còn các nguyên nhân khách quan như thiếu sân bãi, dụng cụ tập luyện và các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn rất nhiều.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng tham gia TDTT ngoại khóa của sinh viên sinh viên Đại học khối các trường kỹ thuật Thành phố Thái Nguyên hiện nay như: Thực trạng tham gia tập luyện TDTT, thực trạng tham gia các môn thể thao của sinh viên, thực trạng các môn thể thao ngoại khóa sinh viên yêu thích, thực trạng hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa.

Đặc biệt qua nghiên cứu cũng tìm ra được 77,92 % số sinh viên có nhu cầu tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa. Các môn thể thao sinh viên yêu thích gồm có: Cầu lông (27,89%), Bóng đá (21,86%), Võ thuật (17,89%), Điền kinh (25,86%), Thể dục (15,13%) và có 73,38% sinh viên lựa chọn tập luyện các CLB có người hướng dẫn. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên đó là khó khăn về cơ sở vật chất (59,96%), khó khăn về người hướng dẫn (63.48%), chương trình tập luyện TDTT ngoại khóa nhàm chán (chiếm 50.52%), thiếu quyết tâm (39,78%), thiếu kế hoạch (32,46%) và thiếu thời gian tham gia tập luyện cũng là một trong những khó khăn mà sinh viên gặp phải nhưng những yếu tố này chiếm tỷ lệ ít hơn (từ 25.22%).

Kết quả nghiên cứu cung cấp các cơ sở khoa học khách quan cho các nhà quản lý, các giảng viên trong việc tổ chức, phát triển các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trong nhà trường để góp phần vào công tác đào tạo sinh viên của nhà trường được hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT “Quy định về các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh, sinh viên”, Bộ trưởng.
  2. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
  3. Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự (2012), Giáo trình Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội
  4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

Đỗ Vĩnh, Nguyễn Đức Thành (2010), Thực trạng hoạt động ngoại khóa của sinh viên một số trường Đại học ở TP. Hồ Chí Minh, Tuyển tập NCKH GDTC, Y tế trường học, Nxb TDTT, Hà Nội.