Thuốc khí dung giãn phế quản

Các triệu chứng của bệnh hen phế quản thường liên quan đến mức độ hẹp của đường thở. Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra các triệu chứng của hen phế quản bao gồm: Chất gây dị ứng, ô nhiễm môi trường, virus, thuốc…

Mặc dù sống chung với tình trạng bệnh hen suyễn có thể là một thách thức, nhưng có thể kiểm soát bệnh ở một mức độ nhất định với sự trợ giúp của các loại thuốc như thuốc giãn phế quản.

Các thuốc giãn phế quản được chỉ định cho những người bệnh hen suyễn có co thắt phế quản gây khó thở…

Thuốc khí dung giãn phế quản

Cơn co thắt phế quản ở người bệnh hen suyễn

1.Tác dụng của thuốc giãn phế quản trong điều trị hen

Thuốc giãn phế quản có tác dụng làm giãn (mở rộng) các đường dẫn khí (phế quản, tiểu phế quản), làm không khí đi vào phổi dễ dàng hơn. Hay nói cách khác thuốc giãn phế quản giúp thư giãn các cơ bao quanh đường thở làm người bệnh dễ thở và dễ dàng tống chất nhầy ra khỏi phổi, giúp cải thiện hô hấp.

Thuốc có sẵn ở các dạng khác nhau, bao gồm dung dịch phun sương (khí dung) thuốc hít và viên nén.

Về cơ bản có hai loại thuốc giãn phế quản:

1.1 Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, ngắn:

Thường được ưu tiên dùng trong các đợt cấp hoặc khi bệnh nhân có cơn khó thở, giúp giảm các triệu chứng hen suyễn…

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn còn được gọi là "thuốc hít tác dụng nhanh" hoặc "thuốc hít cứu nguy" vì chúng có khả năng điều trị các triệu chứng xuất hiện đột ngột như tức ngực, khó thở và thở khò khè. Thuốc thường có tác dụng trong vòng vài phút; tuy nhiên, tác dụng của chúng vẫn duy trì đến 4-5 giờ.

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn phổ biến là:

  • Levalbuterol
  • Albuterol
  • Pirbuterol

Thuốc giãn phế quản tác dụng dài không có tác dụng tức thì như thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn và không thể điều trị các triệu chứng cấp tính. Tác dụng của chúng có thể kéo dài đến 24 giờ và những người bị bệnh hen suyễn hãy dùng chúng hàng ngày để ngăn ngừa các triệu chứng xảy ra.

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài phổ biến bao gồm:

  • Formoterol
  • Salmeterol
  • Aclidinium
  • Tiotropium

2. Cách điều trị hen suyễn bằng thuốc giãn phế quản

Khi nói đến điều trị bệnh hen suyễn, cả việc ngăn ngừa các triệu chứng và điều trị các cơn hen cấp tính đều cần được chú ý. Loại thuốc phù hợp phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau như tuổi tác, tác nhân gây bệnh hen suyễn, các triệu chứng và loại thuốc nào tốt nhất để kiểm soát bệnh hen suyễn trên từng người bệnh.

Thuốc giãn phế quản dạng hít thường được ưu tiên sử dụng, vì nó cho phép thuốc đến phổi nhanh hơn, liều lượng thuốc nhỏ hơn và dẫn đến ít tác dụng phụ hơn so với khi dùng thuốc bằng đường uống.

Thuốc khí dung giãn phế quản

Thuốc giãn phế quản giúp người bệnh hen suyễn dễ thở và kiểm soát triệu chứng của bệnh.

Một số cách sử dụng thuốc giãn phế quản phổ biến bao gồm:

2.1. Máy phun sương (thuốc hít): Sử dụng thuốc làm giãn phế quản dạng lỏng được chuyển thành dạng khí dung được thở ra qua ống ngậm gồm:

-Ống hít định lượng: Ống hít định lượng liều (MDI) là một hộp điều áp có chứa thuốc. Khi hộp được ấn xuống, thuốc sẽ được giải phóng. Chất đẩy trong MDI giúp đưa thuốc vào phổi.

-Ống hít dạng mềm: Một số loại thuốc làm giãn phế quản thường có sẵn ở trong ống hít có dạng mềm, giúp cung cấp khí dung vào trong phổi mà không cần phải dùng đến chất đẩy.

2.2 Các dạng thuốc khác

Các dạng thuốc giãn phế quản khác bao gồm bột khô, siro và viên nén…

Các loại thuốc giãn phế quản khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau. Mặc dù thuốc giãn phế quản có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, như thở khò khè và khó thở, nhưng chúng cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ. Đối với những người bị hen suyễn, tốt nhất nên đi khám để được dùng thuốc phù hợp, không tự ý dùng thuốc theo đơn người khác hay mách bảo dẫn tới hại nhiều hơn lợi…

3. Một số lưu ý khi dùng thuốc giãn phế quản ở người bệnh hen suyễn

-Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng, thời gian dùng thuốc; biết cách nhận biết các bất lợi của thuốc có thể xảy ra (có thể ứng phó) hoặc thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, thích hợp.

-Không được lạm dụng thuốc giãn phế quản, vì đây không phải là thuốc dùng để chữa khó thở. Thực tế có nhiều nguyên nhân gây khó thở, trong một số trường hợp khó thở (ở người suy tim) việc dùng thuốc giãn phế quản sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

-Sử dụng thuốc giãn phế quản đúng cách: Đối với dạng phun hít người bệnh cần phải nắm vững cách sử dụng theo từng dụng cụ phân phối thuốc (qua hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ).

Việc tuân thủ sử dụng thuốc phế quản đúng cách sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh, ngược lại nếu người bệnh không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng, bỏ dở thuốc giữa chừng... có thể để lại biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mời độc giả xem thêm video:

Khéo kết hợp, ai cũng khỏe đẹp thêm nhờ làm việc nhà

DS Nguyễn Thu Giang

Khí dung thuốc giãn phế quản là đưa thuốc giãn phế quản dưới dạng sương mù, các hạt thuốc có kích thước 1-5 micromet vào khí phế quản để điều trị co thắt phế quản.

CHỈ ĐỊNH

Điều trị bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Sau rút ống nội khí quản có co thắt thanh khí quản.

Các bệnh lý hô hấp khác có biểu hiện co thắt phế quản.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với thuốc giãn phế quản.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ:

Xem xét chỉ định khí dung thuốc giãn phế quản.

Điều dưỡng:

Giải thích cho người bệnh và người nhà mục đích của kỹ thuật.

Kiểm tra tên, tuổi, số giường, chẩn đoán của người bệnh.

Phương tiện

Máy khí dung: 1 chiếc.

Mặt nạ khí dung phù hợp với miệng mũi người bệnh: 1 chiếc.

Thuốc giãn phế quản theo y lệnh.

Người bệnh

Người bệnh tư thế thoải mái (tốt nhất ở tư thế ngồi).

Hồ sơ bệnh án

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Kiểm tra hồ sơ 

Chỉ định khí dung thuốc giãn phế quản.

Kiểm tra người bệnh

Ở tư thế thoải mái.

Thực hiện kỹ thuật (điều dưỡng chăm sóc)

Cho thuốc khí dung vào bầu.

Bật máy khí dung, khi máy hoạt động thấy hơi thuốc phun ra.

Đeo mặt nạ khí dung cho người bệnh.

Quan sát đáp ứng của người bệnh trong suốt quá trình khí dung. Nếu người bệnh khó thở hơn khi khí dung cần báo bác sĩ.

Kết thúc khí dung, lấy mặt nạ khỏi mặt người bệnh.

Ghi lại diễn biến trong quá trình khí dung.

THEO DÕI

Tình trạng người bệnh trong quá trình khí dung để kịp thời phát hiện các bất thường. Những người bệnh nặng cần theo dõi các chỉ số trên máy theo dõi (mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2)…

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Người bệnh thấy khó chịu: ngừng khí dung, đánh giá tình trạng người bệnh.

Dị ứng: khó thở, nổi mề đay, shock phản vệ , xử trí phác đồ dị ứng thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alfred P. Fishman, Jack A. Elias, Jay A. Fishman,"Pulmonary diseases and disorders", 4th Mc Graw Hill company, 2008.

Dennis L. Kasper, Eugene Braunwald, Anthony S. Fauci et al "Harrison’s principle of internal medicine" 18th edition Mc Graw Hill company, 2011.

Gerald L. Baum, Jeffrey, Md. Glassroth et al "Baum's Textbook of Pulmonary Diseases 7th edition", Lippincott Williams & Wilkins Publishers, 2003.

KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

(Cập nhật: 15/11/2017)

KỸ THUẬT KHÍ DUNG THUỐC GIÃN PHẾ QUẢN

I. ĐẠI CƯƠNG

Khí dung thuốc giãn phế quản là đưa thuốc giãn phế quản dưới dạng sương mù, các hạt thuốc có kích thước 1-5 micromet vào khí phế quản để điều trị co thắt phế quản.

II. CHỈ ĐỊNH

- Điều trị bệnh Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Sau rút ống nội khí quản có co thắt thanh khí quản.

- Các bệnh lý hô hấp khác có biểu hiện co thắt phế quản.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với thuốc giãn phế quản.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ: Xem xét chỉ định khí dung thuốc giãn phế quản.

- Điều dưỡng:

+ Giải thích cho người bệnh và người nhà mục đích của kỹ thuật.

+ Kiểm tra tên, tuổi, số giường, chẩn đoán của người bệnh.

2. Phương tiện

- Máy khí dung: 1 chiếc.

- Mặt nạ khí dung phù hợp với miệng mũi người bệnh: 1 chiếc.

- Thuốc giãn phế quản theo y lệnh.

3. Người bệnh

Người bệnh tư thế thoải mái (tốt nhất ở tư thế ngồi).

4. Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1. Kiểm tra hồ sơ: Chỉ định khí dung thuốc giãn phế quản.

2. Kiểm tra người bệnh: ở tư thế thoải mái.

3. Thực hiện kỹ thuật (điều dưỡng chăm sóc):

- Cho thuốc khí dung vào bầu.

- Bật máy khí dung, khi máy hoạt động thấy hơi thuốc phun ra.

- Đeo mặt nạ khí dung cho người bệnh.

- Quan sát đáp ứng của người bệnh trong suốt quá trình khí dung. Nếu người bệnh khó thở hơn khi khí dung cần báo bác sỹ.

- Kết thúc khí dung, lấy mặt nạ khỏi mặt người bệnh.

- Ghi lại diễn biến trong quá trình khí dung

VI. THEO DÕI

Tình trạng người bệnh trong quá trình khí dung để kịp thời phát hiện các bất thường. Những người bệnh nặng cần theo dõi các chỉ số trên máy theo dõi (mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2)…

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Người bệnh thấy khó chịu: ngừng khí dung, đánh giá tình trạng người bệnh.

- Dị ứng: khó thở, nổi mề đay, shock phản vệ , xử trí phác đồ dị ứng thuốc.