Thuốc rơ lưỡi trị nấm miệng

Bệnh nấm miệng không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì có thể khiến bệnh chuyển biến nặng và tái phát nhiều lần. Do đó, các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích trong việc tìm hiểu cách chữa nấm miệng cho trẻ, phòng ngừa bệnh tái nhiễm.

1. Nấm miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Nấm miệng là một trong những bệnh lý thường mắc ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là một loại bệnh do nấm Candida albicans phát triển quá mức gây nên. Khi bị bệnh, trẻ thường có các chấm trắng, đỏ xuất hiện ở lưỡi. Các chấm trắng hình thành ở đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng khắp mặt lưỡi. Nếu không điều trị kịp thời, nấm sẽ loang ra khắp lưỡi khiến trẻ mất vị giác, bỏ ăn và quấy khóc. Nghiêm trọng hơn, nấm mọc dày lan vào đường thở có thể gây viêm phổi, hoặc gây rối loạn tiêu hóa…

Nấm Candida albicans là tác nhân chính khiến trẻ bị nấm ở miệng. Về cơ bản, loại nấm này tồn tại trong cơ thể người, chung sống hòa bình với các vi sinh vật khác tạo nên hệ vi sinh vật cân bằng. Tuy nhiên có thể vì nhiều yếu tố khiến loại nấm có điều kiện phát triển mạnh mẽ và gây bệnh:

– Lạm dụng kháng sinh làm rối loạn hệ khuẩn chí trong cơ thể trẻ.

– Bé bị hăm ben, nấm bẹn lan ra các vùng khác trên cơ thể do tiếp xúc, vệ sinh kém gây bệnh nấm miệng.

– Mẹ bị nhiễm nấm tại đầu vú, phần phụ ngoài lây cho trẻ khi tiếp xúc, cho trẻ bú…

Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém nên là đối tượng rất dễ nhiễm nấm và mắc bệnh. Bệnh nấm miệng ở trẻ không có thuốc điều trị đặc hiệu và không thể khỏi hoàn toàn mà sẽ tái nhiễm nhiều lần trong suốt quãng đời của trẻ. Do đó, việc chăm sóc và điều trị cho trẻ đúng cách sẽ đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa tái nhiễm.

Thuốc rơ lưỡi trị nấm miệng

Nấm miệng là một trong những bệnh lý thường mắc ở trẻ do nấm Candida albicans phát triển quá mức gây nên

2. Nguyên tắc điều trị nấm miệng cho trẻ

2.1. Điều trị nấm miệng cho trẻ bằng thuốc

Việc điều trị bệnh bằng thuốc cho trẻ cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh lạm dụng cũng như gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Trong trường hợp tình trạng nhiễm nấm của trẻ nặng, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc kháng nấm như Nystatin hay Miconazole. Bố mẹ cần vệ sinh tay thật sạch, sau đó quấn gạc quanh ngón tay và nhúng vào nước sôi để nguội để làm mềm bông gạc. Chấm gạc vào thuốc chống nấm với liều lượng vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ và đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vòm miệng, lười từ ngoài vào trong để tránh làm trẻ nôn trớ.

Ngoài ra, một số thuốc kháng nấm dạng gel cũng thường được kê cho trẻ bị nấm miệng. Tuy nhiên việc dùng thuốc dạng gel cần cẩn trọng để không làm tắc nghẽn cổ họng đối với trẻ sơ sinh.

Các thuốc kháng nấm chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và hạn chế tối đa khi có thể để không làm ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong cơ thể trẻ.

Thuốc rơ lưỡi trị nấm miệng

Trong trường hợp tình trạng nhiễm nấm của trẻ nặng, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc kháng nấm như Nystatin hay Miconazole

2.2. Điều trị nấm miệng cho con tại nhà

Nấm miệng là bệnh thường gặp ở trẻ và có thể thuyên giảm nếu ba mẹ biết cách điều trị tại nhà cho trẻ. Nguyên tắc điều trị nấm miệng cho trẻ tại nhà chính là vệ sinh răng miệng một cách khoa học.

– Nên đánh tưa miệng cho trẻ trước khi ăn, khi trẻ đang đói để giảm kích thích gây nôn trớ.

– Bố mẹ nên vệ sinh tay, dụng cụ cho trẻ ăn, quần áo và chăn màn thật sách.

– Không nên cạy các chấm trắng trên lưỡi trẻ vì có thể sẽ gây chảy máu và nhiễm trùng.

– Không nên lấy mật ong, rau ngót hay cỏ mực để rơ lưỡi cho bé vì trong các thứ này có thể tồn tại bào tử nấm gây bệnh lý khác cho trẻ. Bên cạnh đó, chúng còn có thể gây xước, làm vết loét lan rộng ra.

Thuốc rơ lưỡi trị nấm miệng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một trong những cách chữa nấm miệng ở trẻ hiệu quả

3. Phòng ngừa nấm miệng tái phát ở trẻ

Sau khi đã khỏi bệnh, các vết loét dần biến mất và miệng lưỡi trẻ trở về bình thường. Tuy nhiên, bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, các lưu ý sau đây sẽ giúp bố mẹ có thể phòng và ngừa bệnh tái phát cho trẻ:

– Cho trẻ uống đủ nước theo độ tuổi và thể trạng để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh và hỗ trợ tăng cường đề kháng.

– Vệ sinh khoang miệng hằng ngày cho trẻ ít nhất là 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi cho trẻ trước, trong và sau khi bị bệnh.

– Tránh để trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, đồ ăn nhanh, thức uống có gas…

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, kháng sinh và tự ý điều trị tại nhà cho con bằng các mẹo dân gian.

– Nên đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sức khỏe định kỳ và kịp thời ngay khi có các dấu hiệu bất thường hoặc phát hiện bệnh không thuyên giảm.

Thuốc rơ lưỡi trị nấm miệng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi và đủ nước để phòng bệnh nấm miệng tái nhiễm

Việc điều trị đúng cách và kịp thời giúp bệnh có thể nhanh khỏi chỉ từ một đến vài tuần. Do vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn cách chữa nấm miệng cho trẻ hiệu quả.

Thành phần:

Hoạt chất: Nystatin 25000IU

Tá dược: Sorbitol, Vanilin vừa đủ 1 gói

Công dụng:

Bệnh Candida miệng (đẹn); tưa miệng, viêm miệng, lưỡi bị mất nhú, lưỡi đẹn, viêm họng do Candida albicans.

Liều dùng:

Trẻ sơ sinh: mỗi lần dùng nửa gói, ngày 2 lần.

Trẻ em: mỗi lần dùng 1 gói, ngày 2 lần.

Người lớn: mỗi lần dùng 2 gói, ngày 2 lần.

Pha thuốc với 1 muỗng cà phê nước đun sôi để nguội, dùng gạc tiệt trùng quấn vào ngón tay, thấm thuốc rơ lưỡi, họng,...nơi có nấm mọc. Trong vòng 20 phút sau khi rơ miệng không được ăn hoặc uống. Chỉ pha thuốc đủ dùng cho 1 lần, nuốt thuốc không sao.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

Tiền sử quá mẫn với Nystatin.

Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra, nên ngừng thuốc ngay và có biện pháp xử lý thích hợp.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Nystatin hầu như không độc và không gây mẫn cảm và dung nạp tốt ở tất cả các lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ suy yếu và ngay cả khi dùng kéo dài.

Ít gặp: Da: Mày đay, ngoại ban.

Hiếm gặp: Gây kích ứng tại chỗ. Hội chứng Steven -Johnson.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Tương tác với các thuốc khác

Thuốc bị mất tác dụng kháng Candida albicans nếu dùng đồng thời với Riboflavin phosphat.

Bảo quản

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thai kỳ

Không có nguy cơ gì được thông báo.

Nystatin không bài tiết vào sữa mẹ.

Đóng gói Hộp 10 gói x 1g

Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Quá liều

Chưa có báo cáo.

Dược lực học

Nystatin liên kết với Sterol của màng tế bào các nấm nhạy cảm nên Nystatin làm thay đổi tính thấm của màng nấm. Nystatin dung nạp tốt ngay cả khi điều trị lâu dài và không gây kháng thuốc.

Nystatin có tác dụng chống bội nhiễm Candida albicans đường tiêu hóa trong quá trình điều trị kháng sinh.

Dược động học

Nystatin được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, không được hấp thu qua da hay niêm mạc khi dùng tại chỗ, thải trừ chủ yếu qua phân dưới dạng chưa chuyển hóa.

Thông tin hướng dẫn sử dụng được cập nhật tháng 08 / 2022