Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía nam – đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc.

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.

2. Khí hậu:

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25°C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.

Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.

3. Đặc điểm địa hình:

Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam.

- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300 m đến hơn 2.000 m như Bi Đúp (2.287 m), Lang Bian (2.167 m).

- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000 m).

- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên.

4. Dân số:

Dân số toàn tỉnh có đến 2008 là 1.206,2 nghìn người, trong đó dân số nông thôn chiếm 62,4%, dân số thành thị chiếm 37,6%. Mật độ dân số 123 người/km2. Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh.

5. Tài nguyên thiên nhiên:

a. Tài nguyên đất

Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất: Nhóm đất phù sa (fluvisols), Nhóm đất glây (gleysols), Nhóm đất mới biến đổi (cambisols), Nhóm đất đen (luvisols), Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols), Nhóm đất xám (acrisols), Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols), Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols).

Đất có độ dốc dưới 25° chiếm trên 50%, đất dốc trên 25° chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao... Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).

b. Tài nguyên rừng

Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn Tỉnh, trong đó có 355.357 ha rừng gỗ, 80.446 ha rừng tre nứa, 27.326 ha rừng trồng … Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gõ thông 2 lá, 3 lá … và nhiều loại lâm sản khác.

c. Tài nguyên khoáng sản

Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn chưa được khai thác. Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản, trong đó Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và tham bùn có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Nổi bật nhất là quặng Bauxite với trữ lượng hơn 1tỷ tấn, chất lượng quặng khá tốt. 38 điểm quặng vàng (chủ yếu là vàng sa khoáng), 7 điểm quặng saphia, 32 điểm mỏ thiếc sa khoáng với trữ lượng hàng chục ngàn tấn, 19 mỏ sét gạch ngói, … và các loại khoáng sản khác như caolanh (12 mỏ), Diatomite, Bentonite, đá granite, than bùn. Ngoài ra Lâm Đồng còn có một số mỏ nước khoáng tại các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên và Đạ Huoai.

d. Tài nguyên nước

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam.

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim.

1. Danh lam thắng cảnh:

a. Về du lịch văn hóa - lịch sử

Chùa và Thiền viện

Thiền viện Trúc Lâm

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Thiền viện Trúc Lâm là thiền viện lớn nhất Việt Nam, khánh thành năm 1994, là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm 1975. Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên một khu đất rộng 25 ha. Thiền viện Trúc Lâm hiện nay được nối với Trung tâm thành phố Đà Lạt (đồi Robin) bằng hệ thống cáp treo, chuyên chở khách đến Thiền viện và quay về. Hồ Tuyền Lâm năm 2005 được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xây dựng thành một khu du lịch lớn, thu hút khoảng khoảng 30 nhà đầu tư.

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai, sành sứ. Chùa là một kiến trúc khảm sành độc đáo của Đà Lạt. Chùa tọa lạc tại Trại Mát, cách trung tâm thành phố 10 km về phía Đông.

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Chùa Linh Sơn

Chùa Linh Sơn được xây dựng từ năm 1938 đến năm 1940 do sự đóng góp của các Phật tử, nhất là ông Nguyễn Văn Tiến và Võ Đình Dung, người đã nhận thầu hầu hết các công trình kiến trúc thời bấy giờ.

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Chùa Thiên Vương Cổ Sát được khởi xây năm 1958, cách trung tâm Đà Lạt vào khoảng 5 km, nằm trên một đồi thông. Chính điện chùa có 3 tượng Phật cao 4 m thỉnh từ Hồng Kông, phía sau chùa, trên đồi thông là tượng Thích Ca Phật Đài cao 20 m. Chùa còn được gọi là Chùa Tàu, theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc.

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Chùa Linh Phong tọa lạc tại đường Hoàng Hoa Thám, được xây dựng năm 1944. Trong chùa chỉ có sư nữ tu nên chùa còn được gọi là Chùa Sư Nữ.

Chùa Linh Quang, ngôi tổ đình đầu tiên của Đà Lạt, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng do hòa thượng Thích Nhân Thứ tạo lập năm 1931.

Nhà thờ

Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt thường được gọi là Nhà thờ Con gà vì có hình con gà trên nóc, biểu tượng cho thánh Phê-rô. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1931, đến năm 1942 thì hoàn thành. Nhà thờ là một trong những kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa của Đà Lạt.

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Ngoài ra Đà Lạt còn có nhiều nhà thờ khác như Nhà thờ Domaine de Marie với kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp, trong nhà thơ còn có một vườn hoa tuyệt đẹp với 2 cây Tùng trên 75 năm tuổi, nhà thờ Du Sinh có kiến trúc cổ truyền Việt Nam với mái cong và rồng.

Nhà thờ Cam Ly được xây dựng từ năm 1960 đến 1968 theo kiểu nhà rông Tây Nguyên. Trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo xuất hiện ở Ðà Lạt từ thập niên 1920 đến thập niên 1960, nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vì thế nó mang một sắc thái độc đáo khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Những người tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự "hội nhập văn hóa" qua nghệ thuật kiến trúc khi cho gương mặt chúa trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (trời) mà những người dân nơi đây đã nghìn năm sùng bái.

Dinh thự

Đà Lạt có nhiều dinh thự và biệt thự đẹp như:

Dinh I: đã từng là Văn phòng quốc trưởng của Bảo Đại, nay được Công ty K'Gim - Hàn Quốc đầu tư thành khu khách sạn,giải trí cao cấp.

Dinh II: từng là biệt thự nghỉ mát của toàn quyền Decoux, rồi sau đó là của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Cao Kỳ. Sau năm 1975 là nhà khách Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Dinh III: còn gọi là dinh Bảo Đại, xây dựng từ năm 1933, nằm ở đường Triệu Việt Vương, gần Viện Vacxin và các chế phẩm sinh học Đà Lạt. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa. Vườn hoa trước biệt điện được chăm sóc công phu.

Biệt thự Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại).

Biệt thự Thống đốc Nam kỳ, nay là trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Làng Gà

Từ Đà Lạt xuống đèo Prenn xuôi theo quốc lộ 20 khoảng 15 km, bạn sẽ đến với làng K’Long (hay còn gọi là làng Gà) - một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân Núi Voi, tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.

Làng Gà là nơi định cư chủ yếu của các gia đình người K’Ho trên núi rừng Tây nguyên. Theo những người dân ở đây, làng Gà được bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu đầy cảm động của đôi trai gái người K’Ho. Vì tình yêu, người con gái đã không tiếc thân mình đi tìm cho bằng được một con gà chín cựa để làm lễ vật cưới chồng. Người con gái ấy đã lao vào rừng sâu kiếm tìm trong vô vọng và cuối cùng chết bên sườn núi. Cảm động trước tình yêu của nàng sơn nữ, dân làng đã dựng lên một con gà chín cựa bằng đá khổng lồ để tưởng nhớ. Tượng gà sừng sững như lời nhắc nhở hãy bỏ những thủ tục hà khắc để đôi lứa đến với nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Hình pho tượng này cùng truyền thuyết “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” đã tô thắm thêm những vẽ đẹp độc đáo của dân tộc Việt Nam với ước mơ chinh phục thiên nhiên. Hiện mỗi năm làng Con Gà của người K’Ho là điểm đến thú vị của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

b. Về du lịch sinh thái:

Đồi Cù

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam Á và hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ. Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, và vì sao gọi là "Đồi Cù" lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích sở dĩ có tên "Đồi Cù" vì nơi đây là một địa điểm chơi golf hay còn gọi là đánh cù.

Hồ Xuân Hương

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù. Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha, chu vi dài 5,1 km. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ... Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng.

Hồ Suối Vàng

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Rời trung tâm Đà Lạt theo hướng Bắc đi Lạc Dương, đến km 7 Tùng Lâm rẽ trái, du khách còn phải vượt qua đoạn đường dài khoảng 12km gập ghềnh uốn lượn giữa những đồi thông chập chùng trước khi đến được hồ Suối Vàng. Hồ Suối Vàng gồm hai hồ là Dankia ở trên và Ankroet ở dưới, được tạo bởi hai đập cùng tên Ankroet chắn dòng sông Đa Dung phát nguyên từ núi Langbian; cạnh đó là một thác nước trắng xóa cũng mang tên Ankroet - thác này đã được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của Đà Lạt vào năm 1942.

Công viên hoa Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?
Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Công viên hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng của Đồi Cù. Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là Bích Câu, hiện nay diện tích của công viên hoa được mở rộng tới 7.000 m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng cho người chợt ghé. Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa. Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa và là thông điệp nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Đỉnh Lang Biang

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Núi Lang Biang nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12 km về phía bắc. Núi Lang Biang còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao 2.167 m. Chuyện xưa kể rằng có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết - chàng K'lang và nàng Hơ Bian. Do lời nguyền thù hằn của hai bộ tộc mà hai người đã phải chia lìa. Nàng sau khi chết đã hóa thân thành dãy núi mà người dân tộc Hơ Ho-lạch gọi là Núi Mẹ và sữa từ bộ ngực của nàng đã tuôn tràn thành những dòng suối, dòng thác tươi mát cho đời. Từ đó hai ngọn núi được đặt tên là Lang Bian. Langbiang còn được ví như "nóc nhà" của Cao nguyên Lâm Viên, nóc nhà Đà Lạt, là chốn lý tưởng để du khách tận hưởng những cảm xúc bồng bềnh, là nơi mà bao lữ khách khát khao chinh phục, khám phá những bất ngờ và thoả thú phiêu lưu, tang bồng.

Hồ Than Thở

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và cũng là một địa điểm du lịch của thành phố này. Trước đây vùng hồ Than Thở có một cái ao gọi là Tơnô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập xây dựng hồ chứa nước cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt.

Người Pháp đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa thứ nhất: hồ Than Thở.

Thác Cam Ly

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt, chỉ cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía đông - nam. Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 2km về phía tây. Du khách đi dạo ven hồ Xuân Hương cũng nghe tiếng suối chảy róc rách. Một dòng suối đổ vào hồ ở phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến xe. Chân cầu là đập ngăn dòng suối lại để điều hoà mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Ly.

Thác Prenn

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu. Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20.

Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.

Thác Pongour

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Do đó, nếu đến Đà Lạt khách không thể quên được thác Pongour.

Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20 km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km, người dân địa phương còn gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai.

Thác đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú.

Thung lũng Tình Yêu

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện (xây năm 1972) quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành một hồ nước (hồ Đa Thiện) trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée d'Amour (Thung lũng tình yêu) sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình, và năm 1953 trở lại là Thung lũng Tình yêu.

Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang qua thung lũng tạo thành hồ Đa Thiện, làm tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan chung, đồng thời xuất hiện thêm hai tên gọi khác bên cạnh Thung lũng Tình Yêu là đập 3 và hồ Đa Thiện 3.

Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây, Thung lũng Tình Yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh sinh động.

Ngoài ra còn có những đại điểm mà bạn không thể không đến thăm khi tới Đà Lạt: Chợ Đà Lạt, Thác Datanla, Đồi Mộng Mơ, Hồ tuyền Lâm, Biệt thự Trần Lệ Xuân, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt, Ga Đà Lạt.

Vườn quốc gia Cát Tiên

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn năm huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°21′ tới 11°48′ vĩ bắc, và từ 107°10′ tới 107°34′ kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 73.878 ha.

Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác một sừng. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 ha thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 ha), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,6 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m)ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên.

2. Lễ hội truyền thống:

Lễ hội giỗ tổ ngành thêu ở Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Hằng năm cứ vào ngày 12/6 AL (nhằm vào tháng 7), tất cả các nghệ nhân, nghệ sĩ ngành thêu cả nước và trên thế giới đều đổ về Đà Lạt (XQ - Sử quán) để tham gia lễ giỗ tổ của ngành thêu.

Tham gia những lễ hội này, mọi người sẽ được nghe về câu chuyện của những người thợ thêu ngày xưa ở Đà Lạt. Ngày xưa trên một bình nguyên, chim muông và các loài vật có thể trò chuyện với nhau và cùng được quản lý bởi hai vị thần linh, đó là thần sống và thần chết. Hai vị cho con người lên sinh sống và xây dựng vùng đất này. Ban đầu họ yêu thương, đoàn kết và chung tay xây dựng cuộc sống. Nhưng theo thời gian, những tính cách kiêu ngạo, ganh tỵ đã khiến họ trở nên độc ác. Hai vị thần liền xuống trần và đem theo những sợi dây để buộc vào tay con người và muốn họ phải cam kết xóa bỏ những tật xấu, sống là phải yêu thương nhau…Mỗi một lễ rước là một truyền thuyết xưa, đưa con người trở về cõi tĩnh lặng và huyền ảo.

Lễ hội đâm Trâu

Lễ hội đâm Trâu - cúng thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai, địch họa.

Khi mùa màng đã thu hoạch xong, cả làng tổ chức lễ đâm trâu (sa rơpu) để tạ ơn thần linh, đặc biệt là thần Ndu. Thần núi Lang Biang được người Lạch cúng tế vào dịp dời làng hay khi bị thiên tai, địch họa. Người Lạch coi đây là thần hộ mệnh của buôn làng. Ngoài những gia súc được hiến sinh, trên mâm cúng có một chiếc rìu với ba chén nước. Nghi lễ được tổ chức dưới chân núi Lang Biang. Việc tổ chức lễ hội sau vụ thu hoạch thường kéo dài nhiều ngày, được người miền xuôi gọi là Tết Thượng. Các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để tế lễ. Lễ được tổ chức ở ngoài trời trước nhà chủ hiến tế hay chủ làng, có cây nêu được trang trí sặc sỡ và buộc trâu vào đó, dàn cồng chiêng được huy động cùng mọi người nhảy múa. Thịt trâu được xẻ ra và chia cho từng gia đình, tổ chức ăn uống theo từng nhà, máu con trâu được dùng để bôi vào trán mọi người như một sự cầu phúc. Sau cuộc tế lễ này, lúa mới được đưa ra sử dụng và bắt đầu những công việc như làm nhà, chuyển làng...

3. Đặc sản - Sản phẩm nổi tiếng:

Rượu cần

Nguyên liệu để làm rượu cần lấy từ các loại tinh bột ngũ cốc. Để tạo ra chất men, người chế biến rượu phải vào rừng tìm cho được củ dong - một dạng hương liệu làm nên mùi thơm ngon của rượu cần, đem phơi khô rồi ngâm giã thành bột để trên giàn bếp thật lâu, khi làm rượu giã nhỏ trộn vào cơm hèm. Trải lớp trấu dưới đáy ché dày 3 phân vừa giữ nhiệt, vừa là bộ lọc khi uống. Trộn vào hỗn hợp cơm hèm 5% trấu, trên lại trải một lớp trấu và lớp lá phủ lên. Nhiệt độ nóng quá hay lạnh quá, rượu cũng bị hư. Rượu uống thấy đắng (nồng độ nặng) là rượu dành cho đàn ông; còn rượu cần uống vào ngọt, thơm là rượu dành cho đàn bà. Sau 20 ngày ủ, rượu uống được. Để lâu 3 hay 6 tháng hoặc công phu hơn, chôn xuống đất, rượu càng ngon.

Qua thăng trầm thời gian, đồng bào dân tộc đã tinh lọc các chất từ gạo, ngô, sắn,… và men cây, rễ, lá rừng làm ra thứ hỗn hợp lên men cùng với nước lã mà trở thành thứ văn hoá vật chất độc đáo - văn hoá rượu cần. Họ đã mời khách là phải rượu ngon, nhiều lúc làm cả trăm ché nhưng bị chua, nhạt là đổ hết.

Có rất nhiều loại ché để khách lựa chọn : ché 4, ché 8, ché 20 người uống . Một ché được cắm nhiều cần trúc để nhiều người cùng uống xoay vòng.Nước châm vào ché là nước suối, nước giếng nhưng du khách chớ nên ngại mất “vệ sinh” bởi chính rễ, lá, củ,… làm men thực chất là các vị thuốc có tính chất trung hòa, diệt khuẩn. Do đó rượu cần là văn hoá vật chất, uống sao cho đẹp phải có cái “tâm” uống thực lòng mới thực sự thưởng thức cái tinh tuý văn hoá men rừng. Rượu cần như là thứ tài sản quý của người dân tộc thiểu số, bởi thế cùng với cồng chiêng, qua số lượng ché trong mỗi nhà có thể đoán định nhà này giàu hay nghèo.

Rượu vang ở Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Không chỉ là một thức uống, rượu vang và rượu cần ở Đà Lạt còn gọi là đặc sản, là cái hồn tinh túy của xứ sở sương mù. Nổi tiếng nhất là thương hiệu vang Đà Lạt. Có mặt từ năm 1999, vang Đà Lạt nhanh chóng trở thành thức uống và món quà được nhiều người ưa chuộng.

Vang là sản phẩm được lên men từ các loại trái cây đặc trưng của Đà Lạt như: dâu, nho… Qua quá trình chế biến bằng công thức truyền thống và công nghệ hiện đại, rượu vang ra đời với hương vị thơm ngon, đậm đà, mang tính năng bồi bổ sức khỏe, thường xuyên xuất hiện trên các bàn tiệc, bữa ăn gia đình của nhiều người trên khắp cả nước.

Mứt Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Có thể nói Đà Lạt là kinh đô của mứt Việt Nam. Mứt ở những nơi khác chỉ sản xuất và bày bán vào dịp Tết còn ở đây mứt có mặt quanh năm, thường trực. Bước vào chợ Đà Lạt là bước ngay vào thế giới mứt. Ngay lối vào tầng trệt chợ Đà Lạt là 150 gian hàng chuyên bán các loại đặc sản của Đà Lạt. Bao quanh chợ là khoảng 50 gian hàng nữa. Và áp đảo các loại trà, cà phê, atisô... là những màu sắc rực rỡ của mứt. Có khoảng 30 loại mứt đặc biệt chỉ Đà Lạt mới có. Đó là biến tấu của các loại mứt làm từ trái dâu tây - nào dâu confiture, nào kẹo dâu khô, nào kẹo dâu bạc hà... Từ trái mận, người Đà Lạt chế biến thành các loại mứt mận khô, mận xí muội... Từ trái hồng lại có hồng khô, hồng giòn, hồng dẻo... Củ khoai lang dân dã cũng biến thành thứ mứt đặc biệt Đà Lạt với đa dạng hình thức và hương vị - khoai lang dẻo, khoai lang giòn, khoai lang gừng... Cả những nông sản như đậu, càrốt, khoai tây, bí... cũng thành mứt đặc sản.

Trà Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Đồi chè Bảo Lộc Lâm Đồng

Đến Đà Lạt, còn 1 thứ mà bạn không thể bỏ sót được, đó là trà. Trà Bảo Lộc nổi tiếng thơm ngon từ xưa đến nay. Chỉ riêng trà đã có trên dưới 10 loại, với nhiều cơ sở chế biến. Bạn có thể đến các cơ sở sau để mua, giá cả rất hợp lý, tùy theo từng loại nguyên chất hay có ướp hương. Ngoài ra còn rất nhiều loại trà Atisô, đây là đặc sản của Đà Lạt./.

1. Bản đồ hành chính:

Tỉnh Lâm Đồng có bao nhiêu?

Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

2. Các đơn vị hành chính:

Lâm Đồng có 1 thành phố thuộc tỉnh, 1 thị xã, 10 huyện, 18 phường, 12 thị trấn và 115 xã: Thành phố Đà Lạt (tỉnh lỵ); Thị xã Bảo Lộc; Huyện Bảo Lâm, huyện lỵ là thị trấn Lộc Thắng; Huyện Cát Tiên, huyện lỵ là thị trấn Cát Tiên; Huyện Di Linh, huyện lỵ là thị trấn thị trấn Di Linh; Huyện Đam Rông, huyện lỵ là thị trấn Bằng Lăng; Huyện Đạ Huoai, huyện lỵ là thị trấn ĐạM'ri; Huyện Đạ Tẻh, huyện lỵ là thị trấn Đạ Tẻh; Huyện Đơn Dương, huyện lỵ là Thạnh Mỹ; Huyện Lạc Dương; Huyện Lâm Hà, huyện lỵ là thị trấn Đinh Văn./.

ĐẶC ĐIỂM VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG

Tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế Lâm Đồng tiếp tục phát triển với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 14%/năm, đạt mục tiêu đề ra là tăng bình quân 13 - 14%/năm, trong đó khu vực nông lâm nghiệp tăng 9,8%, công nghiệp - xây dựng tăng 20,6%; dịch vụ tăng 19,4%.

GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 19,3 triệu đồng, gấp 2,8 lần so năm 2005, bằng 116,9% chỉ tiêu kế hoạch đề ra, và bằng 88% GDP bình quân đầu người cả nước; rút ngắn khoảng cách tụt hậu (năm 2005 bình quân đầu người chỉ đạt 63,5% mức bình quân chung của cả nước).

Cơ cấu kinh tế: tiếp tục chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, năm 2010 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 20%, dịch vụ 31%, nông lâm thủy 49%, (chỉ tiêu kế hoạch tương ứng 26%, 36 - 38%, 36 - 38%).

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1.200 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng gấp 2,3 lần so năm 2005, tốc độ tăng bình quân 20,2%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch là 900 - 950 triệu USD.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm đạt 11.285 tỷ đồng, tốc độ tăng thu đạt 20%/năm, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 13,8%, trong đó huy động thuế và phí vào ngân sách đạt 8,1% so với GDP. Về giá trị tuyệt đối thì tổng thu ngân sách Nhà nước 5 năm (2006 - 2010) hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch (10.750 tỷ đồng - 11.050 tỷ đồng).

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn thời kỳ 2006 - 2010 đạt 32.328 tỷ đồng, tăng bình quân 25,2%/năm, bằng 40,3% GDP, tăng gấp 3,5 lần so với thời kỳ 2001 - 2005, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch tăng 3,2 - 3,3 lần so với thời kỳ 2001 - 2005.

Tổng giá trị sản xuất (GO) năm 2010 đạt 48.094 tỷ đồng, tăng bình quân 13,3%/năm; trong đó giá trị sản xuất các ngành nông lâm nghiệp tăng 10,1%, công nghiệp – xây dựng tăng 17,5% và dịch vụ tăng 18,3%, (chỉ tiêu về tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ là 7-8%, 22 - 23%, 20 - 21%).

Dân số: tỷ lệ sinh giảm 0,5%/năm, năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,35%, đạt chỉ tiêu giảm sinh hàng năm 0,5 - 0,6 %o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 dưới 1,4%.

Tạo việc làm mới hàng năm cho trên 24.000 lao động, đạt chỉ tiêu 24.000 - 25.000 lao động/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh giảm nhanh, từ 23,7% năm 2005, năm 2010 còn dưới 5%, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 54 % năm 2005 năm 2010 còn dưới 15% (chỉ tiêu nghị quyết dưới 14%, trong đó vùng đồng bào dân tộc còn dưới 30% ).

Y tế, chăm sóc sức khỏe: năm 2010, có 100% cụm xã có phòng khám khu vực, 100% xã có trạm y tế, 76% xã phường, thị trấn có bác sĩ, 99% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 17,5%, đạt chỉ tiêu; có 75% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh .

Văn hoá, thông tin: đến năm 2010, toàn tỉnh có 55% thôn buôn, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 80% cơ quan, công sở đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa, đã phủ sóng phát thanh truyền hình được 100% số xã trong tỉnh, đạt chỉ tiêu kế hoạch.

Giáo dục, đào tạo: đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở vào năm 2009; tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 75,5 %; 100% các huyện có trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề; 67% số huyện có ít nhất một cơ sở dạy nghề, 25% lao động xã hội qua đào tạo nghề, đạt chỉ tiêu kế hoạch.

a) Đầu tư phát triển toàn xã hội:

Thời kỳ 2006-2010, tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 32.328 tỷ đồng (chưa kể 3.879 tỷ đồng dự án bauxít), tỷ lệ huy động bằng 40,3% so GDP tăng gấp 3,5 lần so thời kỳ 2001 -2005, vốn đầu tư trong nước chiếm 90,7%; vốn ngân sách nhà nước đầu tư chiếm 16,21% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Về cơ cấu đầu tư bằng vốn ngân sách có sự chuyển dịch, đầu tư ngành nông lâm nghiệp chiếm 28 - 30%, ngành công nghiệp – xây dựng 17 - 20%, ngành dịch vụ và kết cấu hạ tầng 53 - 55%.

b) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội:

Trong 5 năm, tỉnh đã đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách khoảng 5.241 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội với năng lực tăng thêm: nhựa hóa trên 500km đường giao thông, xây dựng vĩnh cửu 350 m cầu, xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi để tăng thêm năng lực tưới cho hơn 7.000 ha đất nông nghiệp; xây dựng mới và nâng cấp trên 2.000 phòng học và 900 giường bệnh; đã cùng tỉnh Khánh Hòa hoàn thành đưa vào sử dụng đường 723 Đà Lạt - Nha Trang, xây dựng trường Cao Đẳng nghề với năng lực đào tạo 300 học sinh tập trung cho mỗi khóa học; tham gia 35% tổng mức đầu tư đường cao tốc Liên Khương- Prenn (dự án BOT) đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.

Bên cạnh đó, các ngành Trung ương đã hoàn thành nâng cấp sân bay Liên Khương với đường băng 3.400 m đáp ứng tiêu chuẩn cho các máy bay tầm trung A320, A321; hoàn thành công trình thủy điện Đại Ninh với công suất 300 MW góp phần tăng thêm sản lượng điện và xây dựng được tuyến đường Lâm Đồng - Bình Thuận.

Về xã hội hóa y tế giáo dục: đã xây dựng thêm 1 trường Đại Học, 1 bệnh viện đa khoa quy mô 300 giường và khối điều dưỡng nội trú. Tổng cục Du Lịch cũng đã quyết định thành lập trường Trung cấp du Lịch Đà Lạt quy mô đào tạo trên 150 học sinh/năm.

Hạ tầng xã hội cũng được đặc biệt chú ý đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, học hành, sinh hoạt văn hóa tinh thần; đến nay 100% xã có điện, có đường ô tô đến trung tâm xã, có trường tiểu học, có trạm y tế, được trang bị điện thoại và trên 75% dân số sử dụng nước hợp vệ sinh.

Từ năm 2006 đến nay, đã thỏa thuận địa điểm đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư được 599 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 98.380 tỷ đồng; tổng diện tích đất sử dụng 80.924 ha.Trong số có 98 dự án đang thực hiện với số tổng vốn 25.986 tỷ đồng; có 65 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với vốn kinh doanh 2.740 tỷ đồng.

Thời kỳ 2006 -2010, thu hút đầu tư nước ngoài đã đạt được kết quả khá, có 58 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép (Giấy chứng nhận) đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký: 317,2 triệu USD, có 104 dự án thực hiện, vốn 176,4 triệu USD; tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh hàng năm từ 4,5-5%,

5. Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tổng vốn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc trong 5 năm 2006 - 2010 qua các chương trình mục tiêu khoảng 791,390 tỷ đồng, đã di dãn dân, định canh định cư 6.500 hộ, ổn định 5.700 hộ dân di cư tự do; hỗ trợ sản xuất 3.048 hộ, xây dựng 366 km đường giao thông nông thôn, 29 công trình thủy lợi và kiên cố hóa 300km kênh mương các cấp, khai hoang 5.319 ha để bố trí cho đồng bào dân tộc, xóa nhà tạm cho 11.100 hộ nghèo, giao khoán bảo vệ rừng và giao đất lâm nghiệp cho khoảng 10.000 hộ đồng bào dân tộc...

Bộ mặt nông thôn các xã vùng đồng bào dân tộc được thay đổi đáng kể, đến cuối năm 2010 có trên 90% thôn buôn vùng đặc biệt khó khăn có điện, tỉ lệ hộ đồng bào dân tộc sử dụng điện đạt trên 90%; hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 70%; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 5%/ năm, đến năm 2010 còn <15%.

Hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng đủ phòng học cho học sinh trong độ tuổi, tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp đạt khoảng 90%, riêng tỷ lệ trẻ em học mẫu giáo, nhà trẻ chưa cao./.