Tính toàn diện của hệ thống pháp luật là gì

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Hệ thống văn bản pháp luật
  • 3 Hệ thống cấu trúc
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích

Tên gọiSửa đổi

Việc gọi tên hệ thống pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó, có quan điểm cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm hai bộ phận là công pháp và tư pháp, quan điểm khác cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm: Hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định và quan điểm chỉ có một khái niệm hệ thống pháp luật, không thể phân biệt rõ nét hai khái niệm hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Theo quan điểm này, hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác nữa của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực.

Theo quan điểm này hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).

Hệ thống văn bản pháp luậtSửa đổi

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam bao gồm:[1]

  • Hiến pháp – Do Quốc hội ban hành, là văn bản pháp luật cao nhất.
  • Luật hoặc Bộ luật – Do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành. Có thể kể một số Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải
  • Nghị_quyết_của_Quốc_hội
  • Văn bản dưới luật gồm
    • Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết
    • Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định
    • Chính phủ: Nghị định.
    • Thủ tướng Chính phủ: Quyết định
    • Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nghị quyết
    • Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Thông tư.
    • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư.
    • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư
    • Tổng Kiểm toán Nhà nước: Quyết định
    • Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
    • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
  • Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Bao gồm:[2]
    • Hội đồng nhân dân: Nghị quyết.
    • Ủy ban nhân dân: Quyết định.

Hệ thống cấu trúcSửa đổi

  • Ngành luật hiến pháp
  • Ngành luật hành chính
  • Ngành luật tài chính
  • Ngành luật hôn nhân và gia đình
  • Ngành luật đất đai
  • Ngành luật dân sự
  • Ngành luật lao động
  • Ngành luật hình sự
  • Ngành luật kinh tế

Ngành luật tố tụng dân sự

Ngành luật tố tụng hình sự

Ngành luật quốc tế

Hiện nay, Việt Nam có hệ thống pháp luật phức tạp bậc nhất thế giới[3][4], hệ thống này được đặc trưng bởi sự đồ sộ, rắc rối do có quá nhiều loại văn bản pháp luật được ban hành, nhưng lại có quá nhiều kẻ hở và lỗ hổng, các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ với nhau, gây cản trở và đè nặng lên người dân, doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật bị coi là thiếu tính thực tiễn và tính khả thi, thiếu sự minh bạch và không đi vào cuộc sống do quá trình xây dựng pháp luật thiếu tư duy, tầm nhìn[5][6], đầy cục bộ, thiếu công bằng và thể hiện lợi ích nhóm[7][8].

Tham khảoSửa đổi

  • Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2008
  • Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2003
  • Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2003
  • Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2003
  • Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2004
  • Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1999
  • Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2004
  • Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nguyễn Cửu Việt, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2008

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Luật số 17/2008/QH ngày 03/6/2008)
  2. ^ Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 (Luật số: 31/2004/QH 11 ngày 03/12/2004).
  3. ^ Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
  4. ^ Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
  5. ^ “Tổng kết, đánh giá của Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2014.
  6. ^ Đánh giá của Bộ Tư pháp Việt Nam
  7. ^ Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh
  8. ^ Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh

Kể từ thời kỳ đổi mới năm 1986, có thể nói hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, sự chồng chéo về hệ thống pháp luật vẫn xuất hiện rất phổ biến.

Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến nội dung Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay để bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay.

Hệ thống pháp luật Việt Nam là gì?

Có thể hiểu hệ thống pháp luật Việt Nam chính là toàn bộ những văn bản quy phạm pháp luật, những quy tắc xử sự chung.

Hệ thống pháp luật Việt Nam được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện dưới dạng văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo hình thức, thủ tục theo quy định.

Trên thực tế, có nhiều quan điểm khác nhau về tên gọi của hệ thống pháp luật Việt Nam. Đa số các ý kiến đều cho rằng hệ thống pháp luật bao gồm hai bộ phận là bộ phận công pháp và bộ phận tư pháp.

Có ý kiến khác lại cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm: Hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Theo quan điểm này, hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác nữa của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực.

Đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm cấu trúc bên ngoài và cấu trong.

+ Cấu trúc bên trong hay còn gọi là Hệ thống ngành luật là những quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất. Phối hợp với nhau và được phân chia thành những chế định pháp luật và các ngành luật.

Quy phạm pháp pháp luật là những quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, do nhà nước ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Quy phạm pháp luật được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế nhà nước

Chế định pháp luật là nhóm những quy định pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có quan hệ mật thiết với nhau.

Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.

+ Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam

Cấu trúc bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam là những văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các văn bản Luật và các văn bản dưới luật được ban hành và sắp xếp theo một trật tự nhất định.

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay gắn liền với đời sống và lịch sử dấu tranh giành độc lập của dân tộc.

Theo sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ, hệ thống pháp luật nước ta có sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.

Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Việt Nam đã có Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc và các văn bản Pháp luật nhưng vẫn còn hạn chế, chưa hình thành đầy đủ các ngành luật.

Giai đoạn từ 1954 đến 1986: Nhà nước xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tính ưu việt của Pháp luật xã hội chủ nghĩa được phát huy. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế về cơ chế tập trung, bao cấp làm chậm sự phát triển kinh tế đất nước.

Giai đoạn từ 1986 đến nay: Quan điểm đổi mới đã khắc phục được những nhược điểm trước đó, hệ thống pháp luật có đầy đủ các ngành luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật ban hành kịp thời và phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Những điểm hạn chế của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

Trải qua nhiều thời kỳ xây dựng và phát triển, tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện nay vẫn còn những điểm hạn chế cần phải điều chỉnh, khắc phục

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay quá đa dạng về thể loại văn bản. Trước thời điểm ban hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, hệ thống pháp luật có 26 loại văn bản được xác định là VBQPPL. Số lượng các VBQPPL như vậy là nhiều và vẫn quá đa dạng.

+ Các văn bản Luật thường mang tính chung, chưa áp dụng được vào vụ việc cụ thể mà phải thông qua các công văn, nghị định hướng dẫn

+ Các văn bản luật sau khi ban hành thường hiệu lực không dài. Nguyên nhân khách quan là do việc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường dẫn tới việc các quan hệ xã hội thay đổi nhanh chóng.

Theo đó, các quy phạm pháp luật thường nhanh lạc hậu so với thực tiễn.

Về nguyên nhân chủ quan, do thiếu một cơ chế phối hợp toàn diện, nên khi xây dựng các VBQPPL, trong một số trường hợp, lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích địa phương… được đặt lên trên, hệ quả là các quy phạm pháp luật được ban hành trong những trường hợp như vậy không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Tính quy phạm của các văn bản Luật thường không cao. Bản chất của văn bản quy phạm pháp luật là để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, để xác định mô hình hành vi, xác định các quy tắc xử sự.  Nhưng trên thực tế, có những văn bản chứa đựng những quy định mang tính tuyên ngôn hơn là quy phạm pháp luật.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay để quý độc giả có thể hiểu được một cách đầy đủ và chi tiết nhất.