Tổng quan thị trường điện máy 2022

Còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2021, tín hiệu lạc quan từ chính sách mở cửa từng bước nền kinh tế của Nhà nước cũng là mở ra cơ hội cho hai chuỗi chủ lực của MWG là Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh đón khách trở lại, hướng tới mục tiêu doanh thu đã đề ra.

Thực tế, tín hiệu khả quan đã xuất hiện từ đầu tháng 9. Đến sau ngày 15.9, khi nhiều tỉnh thành cho phép mở cửa bán hàng hạn chế hoặc qua hình thức online, doanh thu của Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh đã tăng trở lại với dự báo khôi phục 80% trước đó. Đồng thời, doanh thu online trong tháng 9 cũng dự kiến đạt trên 1.500 tỉ đồng, tăng khoảng 300% so với tháng bình thường trước dịch. Sau ngày 1.10, nếu tình hình tiếp tục được kiểm soát tốt và chính sách mở cửa thông thoáng hơn, khả năng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh sẽ tăng tốc bù lại đợt dịch đóng cửa vừa rồi là hoàn toàn khả thi, “kỳ vọng mức tăng trưởng năm 2021 sẽ bằng hoặc tăng nhẹ so với năm 2020” - ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO của hai chuỗi bán lẻ lạc quan bình luận.

Cơ sở của dự báo trên, theo ông Hiểu Em, khi mở cửa trở lại, sức mua tại nhiều địa phương sẽ tăng từ 30 - 50%, nhiều nhóm hàng sẽ tăng nhiều lần, doanh thu bán hàng online cũng tăng khoảng 300-400%... Ngoài việc vẫn tiếp tục chuẩn bị tốt cho mặt hàng laptop “vẫn đang còn nóng”, năng lực bán hàng với sản lượng lớn của Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh cho phép doanh nghiệp có lợi thế để dự trữ nguồn hàng. Không chỉ laptop, một số ngành chiến lược như: smartphone, máy tính bảng, điện lạnh, điện gia dụng… cũng được lên kế hoạch chuẩn bị đầy đủ nhằm đón đầu lễ hội mua sắm cuối năm.

Một cú hích cho ngành hàng điện thoại chính là sự xuất hiện của iPhone 13 vào cuối tháng 10 năm nay. Với thiết kế có phần đặc sắc, tinh tế hơn cùng nhiều màu sắc mới, cấu hình được cải tiến vượt trội và tầm giá hợp lý, sản phẩm này cũng được dự báo sẽ là mặt hàng đem về doanh thu đáng kể cho chuỗi. Ngoài ra, những ngành hàng mới như đồng hồ, xe đạp (hiện đã có gần 40 cửa hàng, dự tính tăng lên 150 cửa hàng vào cuối năm) cũng cho thấy tiềm năng góp phần đáng kể vào doanh thu năm 2021 trên toàn hệ thống.

Nhà bán lẻ nhấn mạnh, bất cứ khi nào nhà nước cho phép mở cửa trở lại, Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh sẽ mở bán nhanh nhất có thể. Cụ thể là từ ngày 1.10 vừa qua, hệ thống đã mở cửa để đón khách trực tiếp đến mua sắm. Để các shop có đủ tiêu chuẩn mở cửa phục vụ khách hàng, nhà bán lẻ đã nỗ lực đáp ứng tốt nhất bộ tiêu chí mà TP.HCM ban hành như: nhân viên đảm bảo có thẻ xanh vaccine; thực hành nghiêm 5K; sắp xếp, trưng bày lại hàng hóa phù hợp, tạo riêng lối vào và lối ra cho khách…

Ngoài ra, với dải sản phẩm rộng, từ giá thấp cho đến cao, hai kênh bán lẻ Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh còn thiết kế chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đặc biệt ngay sau mở cửa để hỗ trợ khách hàng giảm gánh nặng chi tiêu. Những hoạt động kích cầu mua sắm kỳ vọng sẽ là động lực để nhà bán lẻ sẵn sàng bứt phá, về đích với mức tăng trưởng tốt nhất trong những tháng còn lại của năm.

Trong tháng 8, tuy chịu tác động của giãn cách xã hội theo nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó” tại nhiều tỉnh thành, MWG vẫn duy trì 6.500 tỉ đồng doanh thu và 222 tỉ đồng lợi nhuận. Đáng nói, cũng trong tháng này, doanh thu online tăng khủng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp 150% so với trước dịch và chiếm đến 30% tổng doanh thu của Thế Giới Di Động/Điện máy Xanh.

8 tháng đầu năm MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất là 78.495 tỉ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế (LNST) là 3.006 tỉ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Doanh thu online đóng góp hơn 7.540 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu và 63% kế hoạch LNST cả năm.

Tin liên quan

Năm 2020 đã là một quãng thời gian đầy biến động đối với thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, người tiêu dùng dần có xu hướng và hình thành thói quen mua sắm trực tuyến, không chỉ ở các mặt hàng quen thuộc như thời trang, mỹ phẩm, gia dụng mà còn mua sắm trực tuyến với các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng khiến nhiều người cắt giảm chi tiêu cho cả mua sắm truyền thống và trực tuyến. Vậy, thị trường thương mại điện tử đã diễn biến ra sao, xu hướng thị trường thương mại điện tử Việt Nam là gì? Hãy cùng Magenest tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020 và 2021

Doanh thu và tốc độ tăng trưởng thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn, đặc biệt kể từ năm 2015. So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có nền tảng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và nổi bật. Vì vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam có sự chững lại trong 2 năm gần đây, Việt Nam vẫn là một thị trường thương mại điện tử tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác và đầu tư.

Cụ thể, trong năm 2015, tỉ lệ tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đạt 37% với doanh thu hơn 4 tỉ đô la Mỹ. Qua các năm, thương mại điện tử tại Việt Nam luôn đạt tăng trưởng dương với tỉ lệ tăng trưởng trung bình khoảng 25%. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020 đạt mức tăng trưởng 18%, với doanh thu thị trường thương mại điện tử B2C đạt 11,8 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua do sự tác động của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này vẫn là một con số ấn tượng so với các nước trên thế giới, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Dù tốc độ tăng trưởng có sự sụt giảm, trong năm vừa qua, thị trường thương mại điện tử Việt Nam lại chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của thương mại điện tử di động (m-Commerce). Được biết, thương mại điện tử trên nền tảng di động chiếm gần 1/2 lượng doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam.

Trong năm 2021, doanh thu thương mại điện tử trên di động dự kiến đạt 7 tỷ USD và đến năm 2023 có thể sẽ chạm mức 10,2 tỷ USD.

Thị phần thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2021

Xét theo mô hình kinh doanh, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang chia theo hai hướng: sàn thương mại điện tử và nền tảng thương mại điện tử của chính doanh nghiệp. Mỗi mảng đều đóng chiếm phần không nhỏ trong thị trường thương mại điện tử. Bảng xếp hạng doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam của iPrice cho thấy lưu lượng truy cập trên từng kênh và xếp hạng phần mềm di động của từng nền tảng thương mại điện tử vào Quý 1 năm 2021.

Tổng quan thị trường điện máy 2022
Nguồn: iPrice

Theo đó, ta thấy được trong top 10 nền tảng thương mại điện tử có lượng truy cập trang web cao nhất, có sự góp mặt của 4 sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada và Sendo. Về phía nền tảng thương mại điện tử của doanh nghiệp, các cái tên tiêu biểu là Thế giới di động, Điện máy xanh, FPT Shop,… Các nền tảng này chủ yếu thuộc ngành hàng điện máy, tiêu dùng.

Theo xếp hạng về lượt tải ứng dụng trên di động, các nền tảng đứng đầu là Tiki và Lazada. Một số đơn vị như FPT Shop, CellphoneS hiện chưa cung cấp ứng dụng di động. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng, người mua hàng ngày càng mua sắm nhiều trên điện thoại. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và khai thác kênh này một cách hiệu quả.

Hành vi người tiêu dùng trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Vào tháng 1 năm 2021, báo cáo “Digital in Vietnam 2021” của We Are Social và HootSuite đã khảo sát người dùng Internet độ tuổi từ 16 đến 64 ở Việt Nam về thương mại điện tử. Trong đó, 85,5% người dùng đã từng tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ qua Internet. 77.3% người dùng đã truy cập một cửa hàng trực tuyến hoặc sàn thương mại điện tử.

78,7% người tiêu dùng đã từng mua ít nhất một sản phẩm hoặc dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn, con số này lại thay đổi theo từng nhóm tuổi. Cụ thể, 70,6% người tiêu dùng độ tuổi từ 16 đến 24 nói rằng họ đã mua sắm online trong vòng 1 tháng từ thời gian khảo sát. Con số này thấp hơn 10% so với tỉ lệ mua hàng của các độ tuổi từ 25 đến 54. Có thể thấy, với tác động của Covid-19, đối tượng khách hàng trẻ, còn phụ thuộc về tài chính hay chưa dư dả có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn.

Chi tiêu thương mại điện tử theo ngành hàng

Báo cáo “Digital in Vietnam 2021” ghi nhận chi tiêu thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2020 cho từng ngành hàng. Trong đó, người mua chi tiêu nhiều nhất cho ngành du lịch, vận tải và lữ hành với tổng chi tiêu lên đến 3,18 tỉ đô la Mỹ. Tiếp theo là ngành hàng điện tử với tổng doanh thu đạt 1,57 tỉ USD, bằng 1/2 so với ngành dẫn đầu. Các ngành đạt doanh thu thương mại điện tử tỉ đô khác là thời trang và làm đẹp, nội thất và hàng gia dụng, thực phẩm.

Tổng quan thị trường điện máy 2022
Nguồn: We are social, Hootsuite

Tuy nhiên, khi so sánh tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của các ngành hàng, ta có thể thấy sự đối lập với doanh thu. Dù du lịch, vận tải và lữ hành là ngành đạt doanh thu cao nhất, nhưng đây lại là nhóm ngành duy nhất đạt tăng trưởng âm (-40.5%) so với năm 2019. Lý do cho sự sụt giảm nghiêm trọng này là do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Có thể thấy, tình hình của nhóm ngành này trong năm 2021 cũng không khả quan hơn so với năm năm 2020 do dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ và kéo dài hơn. Trong khi đó, các nhóm ngành còn lại đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng từ 30%, đặc biệt là ngành hàng thiết yếu như thực phẩm và tiêu dùng đạt mức tăng tưởng thương mại điện tử tới 40,5% so với năm 2019.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Dịch bệnh

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với ngành thương mại điện tử là vô cùng lớn. Lần đầu tiên hàng chục ngàn doanh nghiệp chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến. Hàng triệu giao dịch thường diễn ra tại các cửa hàng nay đã chuyển sang hình thức giao dịch trực tuyến. Ngành thương mại điện tử đã đi từ vị trí “được quan tâm” tới vị trí “ưu tiên hàng đầu” đối với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ.

  • Một vài danh mục bán lẻ đã chuyển từ hình thức bán hàng trực tuyến từ 10-20% sang 100% bán trực tuyến.
  • Tất cả các ngành hàng bán lẻ của các quốc gia vẫn được vận hành hiệu quả nhờ vào “sức” mua hàng trực tuyến của khách hàng.
  • Một vài lĩnh vực thương mại điện tử đã gặp nhiều khó khăn – đặc biệt là trong các lĩnh vực như thời trang, du lịch hay tổ chức sự kiện.
  • Đối với nhiều nhà bán lẻ, các kênh thương mại điện tử đã giúp họ phát triển nhanh chóng hơn. Từ những cửa hàng thủ công, hay các hộ kinh doanh cho tới cả những ông trùm như Tesco – công ty đã đạt mức tăng hơn 90% doanh thu thương mại điện tử vào tháng 5/2020 so với cùng kỳ năm trước.

>> Xem thêm: Covid-19 và Cơ hội dành cho Thương mại điện tử

Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)

Đây không phải nhân tố mới đối với ngành công nghệ nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng. Tuy nhiên, trong thời kì hiện tại, các công nghệ này sẽ phải có sự thay đổi để có thể ứng dụng hiệu quả vào thương mại điện tử.

Càng nắm nhiều dữ liệu thì cơ hội bán được hàng càng cao

Dữ liệu lại ngày càng trở nên quan trọng để thích ứng với các thay đổi về:

  • Hành vi của khách hàng.
  • Các nhà cung cấp cũng.
  • Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ví dụ, bạn có thể đã dự trù một khoản ngân sách cho dịch vụ quảng cáo pay per click cụ thể vào đầu năm, và đã ước lượng số lượng khách hàng mới cũng như doanh thu dự kiến mỗi tháng dựa trên số liệu của doanh thu năm ngoái.

Tổng quan thị trường điện máy 2022

Nhưng sau con sốt mua hàng tích trữ, các cửa hàng bán lẻ trực tiếp lần lượt đóng cửa hàng tháng trời, sức mua giảm do các yếu tố kinh tế. Các đối thủ cạnh tranh hoặc là tìm cách tận dụng nhu cầu tăng cao hoặc tìm cách thúc đẩy hiệu suất công việc dù thiếu nguồn cung. Trong tình huống đó, rất có thể quảng cáo PPC (pay per click) của bạn sẽ có thay đổi lớn. Điều này sẽ tương tự áp dụng cho tất cả các kênh marketing.

Ngày càng có nhiều khách hàng trực tuyến hơn bao giờ hết. Nếu đối thủ của bạn đang sử dụng dữ liệu để phân tích hành vi khách hàng trong khi bạn không có hành động gì, có lẽ bạn đang mất đi nhiều khách hàng mới vào tay đối thủ.

Amazon, cùng JD.com, Alibaba và các doanh nghiệp khác đều được xây dựng trên nguyên tắc tập trung gợi ý sản phẩm, kết nối khách hàng với sản phẩm họ có khả năng mua nhất dựa trên dữ liệu. Nếu bạn có thể tận dụng dữ liệu một cách hiệu quả hơn trong khoảng thời gian ngắn theo cách tương tự, điều này sẽ giúp bạn giữ chân các khách hàng của mình và thúc đẩy thành công của doanh nghiệp.

Kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo đang tới

Trí tuệ nhân tạo là một trong những thuật ngữ đã được nhắc tới nhiều năm qua và xuất hiện mọi nơi xung quanh chúng ta trong khi ta không hề hay biết:

  • Hầu hết các quảng cáo xuất hiện trên các trang web đều được đăng lên một phần nhờ vào các thuật toán máy tính.
  • Công cụ quảng cáo Google – “nhiên liệu” đẩy mạnh doanh thu của các công ty – đang dần hướng tới việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo.
  • Twitter, Facebook, và tất cả những mạng xã hội phổ biến khác đều sử dụng hệ thống máy học để quyết định rằng bạn – với tư cách là người dùng – sẽ thấy và không thấy những gì.

Trong hầu hết các trường hợp, máy học chỉ được sử dụng cho những nhiệm vụ đơn giản như:

  • Cho khách hàng xem sản phẩm mà họ có khả năng sẽ mua nhất, thay vì những sản phẩm ngẫu nhiên từ kho hàng hơn 10000 sản phẩm của bạn.
  • Xếp hạng các trang danh mục của bạn để tối đa hóa lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp có thể nhận được.
  • Dự đoán xu hướng mua cho các chiến dịch quản lý quan hệ khách hàng của bạn.

Cá nhân hóa nội dung và nền tảng thương mại điện tử

Đối với một vài doanh nghiệp, cá nhân hóa không thực sự quan trọng, ví dụ như nếu bạn chỉ sở hữu vài kho hàng nhỏ và việc cá nhân hóa không đem lại tác động gì lớn, hoặc nếu như bạn đang bán hàng rộng rãi trên các kênh như Amazon, hay sử dụng quảng cáo mua sắm của Google thì bạn cũng không hề phải lo ngại về vấn đề cá nhân hóa vì các thuật toán sẽ giúp bạn làm điều này.

Nhưng, nếu như bạn sở hữu hàng trăm sản phẩm hoặc hơn thế, thì việc kết nối khách hàng với sản phẩm có khả năng mua cao nhất sẽ là phương pháp đơn giản nhằm tăng cơ hội mua sản phẩm của bạn khi truy cập trang web của bạn.

Nếu một trang bán 100.000 sản phẩm, và đặt 10 sản phẩm ngẫu nhiên trước khách hàng thì rất có khả năng bạn đang cho họ thấy những sản phẩm mà họ không thực sự hứng thú. Việc giới hạn xuống 10 sản phẩm có khả năng họ sẽ mua dựa trên lịch sử mua hàng sẽ giúp giảm thiểu khả năng bạn cho khách xem những sản phẩm “sai”, để tránh làm khách hàng thấy phiền đồng thời tăng cơ hội mua hàng.

Sự thay đổi hành vi khách hàng

Như đã được nhắc đến phía trên, một trong những thay đổi lớn nhất ở hiện tại là hành vi khách hàng. Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh, có thể được phản ánh qua các thay đổi ngắn hạn và dài hạn như:

Các thay đổi về danh mục hàng hóa

Có những sự thay đổi nhất định trong danh sách các loại hàng hóa thường được mua vào thời điểm này. Từ các dụng cụ tập thể thao tại nhà, khẩu trang vải, đồ bảo hộ y tế, thực phẩm thiết yếu… Và trên hết, khả năng dự đoán xu hướng cho tương lai có thể đem lại những kết quả tích cực.

Sự cởi mở đối với các thương hiệu mới

Khi các khách hàng đang dần mua những sản phẩm họ không hay mua hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và một vài trong số đó đang đổi sang phương thức mua hàng trực tuyến, có khả năng họ sẽ tìm đến thương hiệu của bạn. Từ đó, bạn sẽ tiếp cần và có được một tập khách hàng tiềm năng mới, có thể gắn bó với bạn nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn có chất lượng tốt.

Sự nhạy cảm đối với chính sách trả hàng

Nhiều khách hàng không muốn xếp hàng tại các bưu điện. Đối với nhiều mặt hàng cồng kềnh, việc trả hàng là không thể (một số đơn vị vận chuyển không chấp nhận điều này). Do đó, hiện rất nhiều khách hàng vô cùng nhạy cảm đối với chính sách và dịch vụ đổi trả hàng.

Trên đây là những sự thay đổi ngắn hạn. Về lâu dài, sẽ có những thay đổi lớn sau đây:

Sự nhạy cảm về giá cả

Với bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, nhiều thương hiệu đang dư thừa quá nhiều hàng hóa (đặc biệt đối với ngành hàng thời trang) và các nhà cung cấp thậm chí còn dự trữ nhiều hàng hóa hơn thế. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ tạo điều kiện thích hợp cho “cơn bão giảm giá”. Ví dụ như: Boohoo đang giảm giá 70% với khuyến mãi giảm sâu thêm 20%; John Lewis đang khuyến mãi xả hàng tới 70%.

Tổng quan thị trường điện máy 2022

Điều này khá dễ hiểu bởi với việc dịch chuyển sang thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí mặt bằng và vận hàng cửa hàng – một khoảng chi phí rất lớn. Nhờ đó họ có thể tạo các chương trình giảm giá như một cách thu hút thêm khách hàng và nâng cao lợi nhuận.

Ưu tiên lựa chọn thương mại điện tử

Khi đã hình thành thói quen mua sắm thương mại điện tử, một người sẽ chẳng đi những 20km chỉ để mua hàng mà thay vào đó, trong tương lai nhiều người sẽ lựa chọn truy cập các nền tảng thương mại điện tử. Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử không chỉ cung cấp hàng hóa đa dạng, rõ ràng mà còn có nhiều chính sách giảm giá, miễn phí vận chuyển hấp dẫn khiến người mua ngày càng ưu tiên lựa chọn kênh mua hàng này.

>> Xem thêm: 6 Tips tăng trải nghiệm khách hàng giúp Cải Thiện Doanh Số

Xu hướng thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2021

Sau khi đã nhìn nhận toàn cảnh thị trường và các yếu tố cần quan tâm, doanh nghiệp cần nắm bắt các xu hướng thị trường để có thể thích nghi, áp dụng và phát triển hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là 5 xu hướng thị trường nổi bật và đáng chú ý nhất.

Chuyển dịch sang nền tảng di động

Như đã đề cập, ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại để mua sắm trực tuyến. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể cân nhắc xây dựng một ứng dụng di động cho phép người dùng có thể mua sắm trực tuyến dễ dàng. Một ưu điểm lớn của ứng dụng di động là hệ thống thông báo đẩy (push notification). Một hệ thống thông báo đẩy được lên kế hoạch, triển khai nội dung phù hợp, sáng tạo sẽ giúp giữ chân khách hàng và khiến khách hàng biết đến các chương trình, chiến dịch của doanh nghiệp.

Tổng quan thị trường điện máy 2022

Ngoài ra, nếu không phát triển ứng dụng, doanh nghiệp có thể xây dựng Progressive Web App – dạng trang web cho phép người dùng truy cập và sử dụng với trải nghiệm tương tự với ứng dụng di động. Với hình thức này, người dùng sẽ không phải tải phần mềm mà có thể trực tiếp truy cập trang web trên trình duyệt như bình thường.

Thương mại điện tử qua mạng xã hội

Chúng ta đã quen với việc mua hàng qua Facebook hay Instagram bằng cách nhắn tin, xác nhận thông tin và chuyển khoản cho người bán. Phương pháp này vẫn rất phổ biến nhưng vẫn khá bất tiện. Nhiều người đã từ bỏ việc mua hàng qua mạng xã hội theo hình thức cũ và chuyển sang mua trên các cửa hàng trực tuyến qua các nền tảng thương mại điện tử.

Tuy nhiên, với xu hướng bán hàng đa kênh (Omnichannel) hiện nay, doanh nghiệp có thể khiến hiệu quả bán hàng qua mạng xã hội bùng nổ với các tính năng liên kết mạng xã hội với cửa hàng trực tuyến, cho phép người dùng biết giá sản phẩm chỉ với một cú chạm/click. Các nền tảng thương mại điện tử như Magento cho phép doanh nghiệp thực hiện điều này một cách dễ dàng cùng sự hỗ trợ từ các đối tác giải pháp và đối tác công nghệ trên khắp thế giới. Magenest là đối tác hàng đầu của Magento tại Việt Nam, chúng tôi cung cấp giải pháp thương mại điện tử và chuyển đổi số toàn vẹn, giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành và kết quả kinh doanh.

Affiliate Marketing với KOLs

Đây là một hình thức marketing hiệu quả với ngành bán lẻ, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lúc này, doanh nghiệp sẽ không phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho các chiến dịch marketing mà chỉ cần chi trả khi khách hàng được tiếp cận với sản phẩm hoặc mua sản phẩm. Khoản chi phí chi trả này cũng không quá lớn, chỉ bằng một phần nhỏ (vài %) trên doanh thu sản phẩm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn KOLs phù hợp với ngành hàng để đề nghị hợp tác quảng bá sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Thanh toán trực tuyến (qua thẻ, ví điện tử)

Việc thanh toán trực tuyến qua các cổng thanh toán và thẻ ngân hàng đã rất quen thuộc và ngày càng phổ biến. Xu hướng này trong năm 2021 không hề hạ nhiệt mà còn phát triển với hình thức thanh toán qua các ví điện tử. Hiện nay ở Việt Nam, các ví điện tử nổi bật có thể kể đến như Momo, ShopeePay, ZaloPay,…

Lí do cho xu hướng thanh toán trực tuyến này là sự tiện lợi và lợi ích nó đem lại. Các sàn thương mại điện tử đều có liên kết độc quyền hoặc liên kết với nhiều ví thanh toán, cổng thanh toán khác nhau. Nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán qua các kênh này, doanh nghiệp hoặc sàn sẽ đưa ra nhiều ưu đãi đặc biệt khi sử dụng ví hoặc sử dụng thẻ. Ví dụ, ShopeePay (trước đây là Airpay) là ví điện tử độc quyền trên Shopee. Người dùng Shopee sử dụng thanh toán qua ví này sẽ nhận được nhiều voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển, hoàn tiền hơn so với người mua thanh toán qua thẻ hoặc tiền mặt.

Ngoài ra, người dùng cũng dễ dàng liên kết thẻ với ví. Nhờ đó, khi thanh toán qua ví, người dùng có thể thanh toán trực tiếp mà không cần nạp tiền vào ví.

Tổng quan thị trường điện máy 2022

Không những vậy, các ví điện tử đều cung cấp tính năng quét mã QR (khách hàng quét mã QR của người bán để thanh toán hoặc người bán quét mã QR từ khách hàng). Tính năng thanh toán không tiếp xúc này rất hữu ích trong thời gian dịch bệnh như hiện nay.

Tuy nhiên, xu hướng này mới chỉ thịnh hành trong giới trẻ. Có lẽ, các doanh nghiệp cần nhiều thời gian hơn để phủ sóng hình thức thanh toán này đến mọi đối tượng.

Tối ưu vận hành và logistics

Giờ đây, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm về nền tảng bán hàng, sản phẩm mà còn cần quan tâm về chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng. Đây là những yếu tố rất quan trọng với trải nghiệm mua hàng trực tuyến của khách hàng.

Để tối ưu vận hành và logistics, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược lưu trữ, kho bãi và vận chuyển hợp lí. Nhờ đó, hàng hóa được chuẩn bị và vận chuyển trong thời gian ngắn nhất có thể. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm chi phí vận hành và lưu trữ hàng hóa.

Ví dụ, Tiki là một trong những nền tảng có thời gian giao hàng nhanh nhất nhờ hệ thống kho và bộ máy vận hành hiệu quả. Hàng hóa từ nhiều cửa hàng sẽ được lưu tại kho của Tiki. Khi khách hàng đặt đơn, Tiki sẽ là đơn vị trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ kho của mình trực tiếp đến khách hàng. Quá trình vận chuyển được rút ngắn đáng kể nhờ loại bỏ bước nhận hàng từ người bán.

Kết luận

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm vừa qua. Thời gian dịch bệnh vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức to lớn cho các doanh nghiệp trong thị trường này. Vì vậy, cách doanh nghiệp cần nhìn nhận một cách chính xác về thị trường và đưa ra những chiến lược, sử dụng công nghệ hiệu quả để bắt kịp xu hướng thị trường thương mại điện tử 2021.