Top 20 công ty dược lớn nhất thế giới năm 2024

Sát nhập và mua lại (Mergers & Acquisitions – M&A) (*) được các hãng dược phẩm có tiềm lực mạnh sử dụng nhằm rút ngắn con đường phát triển, mở rộng thị trường và mở rộng lĩnh vực hoạt động.

Chỉ trong vòng 2 thập kỷ (1995-2015) từ 60 công ty dược phẩm lớn nhỏ khác nhau đã hình thành nên 10 tập đoàn dược phẩm hùng mạnh chi phối và ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường dược phẩm toàn cầu.

Những thông tin sau sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan vế sự hình thành các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia này thông qua các thương vụ M&A.

1. PFIZER

  • Trụ sở chính: New York City, USA.
  • Tổng số nhân viên: 78,300 (2015)
  • Các công ty trực thuộc:Agouron Pharmaceuticals, G.D. Searle, Greenstone, Hospira, InnoPharma, Parke-Davis, Pfizer UK

Pfizer được xếp hạng số 1 về doanh thu trong năm 2015.

Năm 2000 Pfizer đã tiến hành mua lại Warner-Lambert chủ yếu là để giành quyền sở hữu quả bom tấn biệt dược Lipitor.

Năm 2002 Pfizer tiếp tục thâu tóm Pharmacia bằng cách sở hữu số cổ phiếu trị giá 60 tỷ USD, điều này giúp cho Pfizer được hưởng đầy đủ lợi nhuận từ việc kinh doanh biệt dược Celebrex (celecoxib). Trước đó Pharmacia được hình thành do hàng loại các thương vụ sát nhập: Upjohn + Searle + Monsanto.

Ngày 26/01/2009 Pfizer tiến hành thương vụ mua lại Wyeth với giá 68 tỷ USD.

Tháng 02/2015 Pfizer mua Hospira với giá 15,2 tỷ USD.

Ngày 23/11/2015 Pfizer và Allergan Plc (Ireland) đã thực hiện thương vụ MEGA-MERGER(*) khi

đạt được thỏa thuận sáp nhập khổng lồ trị giá 160 tỷ USD. Đây cũng là thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử ngành dược phẩm thế giới.

2. NOVARTIS

  • Trụ sở chính: Basel, Switzerland.
  • Tổng số nhân viên: 118,700 (2015)
  • Các công ty trực thuộc: Ciba Vision, Sandoz, Alcon, Chiron Corporation.

Novartis thành lập từ năm 1996 từ việc sáp nhập hai hãng dược phẩm là Ciba-Geigy và Sandoz Laboratories. Trước đó, năm 1970 Công ty Ciba-Geigy được thành lập do sự sát nhập của J. R. Geigy Ltd và Ciba.

Sandoz sau khi sát nhập với Novartis đã khá thành công trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển các dòng thuốc Generic, đặc biệt là các Generic của các thuốc bom tấn vừa hết hạn độc quyền.

Năm 2005 Novartis mua lại HEXAL và Eon Labs.

Năm 2006 Novartis giành quyền kiểm soát công ty Chiron Corp.

Năm 2010 Novartis đã trả 39.3 tỷ USD để có được quyền sở hữu Alcon (công ty lớn nhất thế giới về các sản phẩm dùng trong nhãn khoa)

2012 Novartis mua lại công ty dược phẩm Fougera với giá 15 tỷ USD tiền mặt.

3. SANOFI

  • Trụ sở chính: 82, Avenue Raspail, Gentilly, France.
  • Tổng số nhân viên: 112,128 (2015)
  • Các công ty trực thuộc: Sanofi Pasteur, Genzyme, Shantha Biotechnics, Chattem, Zentiva, Medley, Nichi-Iko, Merial

Sanofi được hình thành từ kết quả của hàng loạt các vụ sáp nhập trước đó của hai công ty Sanofi-Synthelabo và Aventis.

1999 Sanofi-Synthelabo được thành lập do sự sát nhập của Sanofi và Synthelabo.

Còn Aventis thì được thành lập vào năm 1999 do Rhône-Poulenc S.A. sáp nhập với Hoechst Marion Roussel (HMR).

HMR thì được hình thành từ năm 1995 do sáp nhập của các công ty Hoechst AG, Cassella, Roussel Uclaf và Marion Merrell Dow.

Công ty Sanofi-Aventis tiền thân của Sanofi ngày nay, được thành lập vào năm 2004 khi Sanofi-Synthelabo mua lại Aventis với giá 65 tỷ USD.

Năm 2010 Sanofi-Aventis mua lại Chattern Inc với giá khoảng 1,9 tỷ USD.

Năm 2011 sau khi tiến hành thương vụ mua lại công ty Genzyme với giá 20,1 tỷ USD Sanofi-Aventis đổi tên thành Sanofi.

4. ROCHE

  • Trụ sở chính: Basel, Switzerland.
  • Tổng số nhân viên: 88,509 (2014)
  • Các công ty trực thuộc: Genentech, Ventana

Roche bắt đầu các thương vụ M&A để triển khai kế hoạch giành thị phần tại thị trường Mỹ

1994 Roche tiến hành thương vụ sát nhập đầu tiên khi mua lại tập đoàn Syntex với giá 5,3 tỷ USD.

2002 Roche sáp nhập một công ty con của mình tại Nhật Bản là Nippon Roche với công ty Chugai để chiếm được một phần lớn các cổ phần của công ty Nhật Bản này.

Ngày 22 /01/2008 Roche mua lại Medical Systems Ventana với giá 3,4 tỷ USD.

Thương vụ đình đám nhất của Roche là đạt được thỏa thuận mua lại Genentech với giá 46,8 USD vào tháng 03/2009.

5. MERCK & Co.

  • Trụ sở chính: Kenilworth, New Jersey, USA.
  • Tổng số nhân viên: 70,000 (2015)
  • Các công ty trực thuộc:

Merck & Co., Inc. hay Merck Sharp & Dohme (MSD) ngày nay là một trong những công ty dược lớn nhất thế giới

Merck & Co được thành lập năm 1891 hoạt động tại Mỹ và trực thuộc công ty mẹ Merck của Đức, còn công ty Merck được thành lập từ năm 1668 bởi gia đình Merck, một gia tộc Đức nổi tiếng sở hữu nhiều ngành công nghiệp và ngân hàng.

Sau đó gia đình Merck mất quyền sở hữu Merck & Co do bị chính phủ Mỹ quốc hữu hóa công ty này sau thế chiến thứ I. Tuy nhiên công ty này vẫn được điều hành bởi một thành viên trong gia đình Merck là ông George W. Merck cho đến năm 1950.

Merck hoạt động cả hai lĩnh vực dược phẩm và hóa chất, trong đó mảng dược phẩm được giao cho công ty con là Merck Serono (ở Mỹ và Canada có tên gọi là EMD Serono)

Như vậy Merck Sharp & Dohme (MSD) – Mỹ và Merck Serono –Đức là 2 công ty hoàn toàn khác nhau.

Tháng 11/1993 MSD mua lại Medco Containment Services Inc với giá 6 tỷ USD.

Năm 2009 MSD đạt được thỏa thuận để sáp nhập với Schering-Plough.

Trước đó năm 2007 Schering-Plough đã mua lại Organon từ Akzo Nobel. Còn công ty Organon là kết quả của sự hợp nhất giữa Diosynth và Organon vào năm 2004.

Tháng 06/2014 MSD tiến hành mua Cubist Pharmaceuticals với giá 8,4 tỷ USD.

6. JOHNSON & JOHNSON

  • Trụ sở chính: One Johnson & Johnson Plaza, New Brunswick, New Jersey, USA.
  • Tổng số nhân viên: 127,100 (2015)
  • Các công ty trực thuộc: Sở hữu 250 công ty con thuộc các lĩnh vực Consumer Healthcare, thiết bị y tế và dược phẩm.

J&J có 03 mảng kinh doanh và sản suất bao gồm: Consumer Healthcare, thiết bị y tế và dược phẩm.

Mảng dược phẩm do công ty Janssen Cilag phụ trách.

Thương vụ lớn nhất của Janssen là việc mua lại mảng kinh doanh “consumer healthcare business” của Pfizer với giá khủng: 16,6 tỷ USD vào năm 2006.

Những thương vụ M&A khác của Janssen: mua lại Aragon Pharma (năm 2013) và mua lại Alios BioPharma Inc (năm 2014)

7. ASTRA ZENECA

  • Trụ sở chính: London, UK.
  • Tổng số nhân viên: 50,000 (2014)
  • Các công ty trực thuộc: MedImmune

Năm 1999 hai công ty Astra và Zeneca đã sáp nhập lại và hình thành nên công ty AstraZeneca (AZ) ngày nay.

Sau hành loạt các thương vụ M&A có giá trị nhỏ, thương vụ M&A trị giá tỷ USD đầu tiên của AZ là năm 2004 khi AZ mua lại công ty công nghệ Cambridge Antibody.

Năm 2007 AZ mua MedImmune giá 15,2 tỷ USD.

Năm 2012 AstraZeneca mua lại Ardea Biosciences với mức giá 1,3 tỷ USD.

2013 AZ mua lại Amylin từ công ty BMS giá 4,3 tỷ USD.

2015 mua lại ZS Pharma giá 2,7 tỷ USD.

2015 AstraZeneca tiếp tục mua 55% cổ phần của Acerta với chi phí 4 tỷ USD.

8. GLAXOSMITHKLINE (GSK)

  • Trụ sở chính: Brentford, London, UK.
  • Tổng số nhân viên: 96,575 (2015)
  • Các công ty trực thuộc: Stiefel Laboratories

GlaxoSmithKline (GSK) là kết quả của hàng loạt các vụ sáp nhập của Glaxo-Wellcome và SmithKline Beecham.

Năm 1995 hai công ty Glaxo và Burroughs Wellcome sáp nhập để thành lập ra công ty Glaxo Wellcome.

Còn SmithKline Beecham hình thành từ kết quả của vụ sáp nhập giữa SmithKline & French với Beckman Inc. vào năm 1982 và với Beecham năm 1989.

Tháng 01/2000 Glaxo Wellcome và SmithKline Beecham sát nhập thành GSK ngày nay (GlaxoSmithKline).

Năm 2001 GSK mua lại công ty Block Drug với giá 1,2 tỷ USD.

Năm 2009 GSK mua Stiefel Laboratories giá 3,6 tỷ USD.

Năm 2013 GSK mua Human Genome Sciences (HGS) giá 3 tỷ USD.

9. TEVA

  • Trụ sở chính: Petah Tikva, Israel.
  • Tổng số nhân viên: 43,000 (2014)
  • Các công ty trực thuộc:

Nhờ quá trình M&A đã góp phần vào sự hành công hiện tại của Teva.

Năm 1976 Teva là kết quả của sự hợp nhất giữa Assia Zori và Teva.

Năm 2006 Teva hoàn tất việc thương vụ mua lại quy mô lớn lại đầu tiên của mình với công ty IVAX với giá 7,4 tỷ USD.

Năm 2010 Teva mua lại công ty Barr Pharmaceuticals giá 7,5 tỷ USD và công ty RATIOPHARM giá 5 tỷ USD.

Năm 2011 Teva mua Cephalon giá 6,8 tỷ USD.

Năm 2015, mua lại Auspex Pharma giá 3,5 tỷ USD

Ngày 27/7/2015 – Teva thực hiện thương vụ khủng khi mua lại mảng kinh doanh thuốc Generic của công ty Allergan, giao dịch trị giá 40,5 tỷ USD.

10. GILEAD

  • Trụ sở chính: Foster City, California, U.S.A.
  • Tổng số nhân viên: 7,900 (2015)
  • Các công ty trực thuộc:

Công ty Gilead Sciences đã tiến hành 15 thương vụ mua lại các công ty khác từ năm 1999.

Các thương vụ tỷ USD: mua lại công ty CV Therapeutics giá 1,4 tỷ USD năm 2009 và Pharmasset giá 10,4 tỷ USD năm 2011.

GHI CHÚ: (*)

M&A LÀ GÌ?

M&A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers (sát nhập) và Acquisitions (mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Mục đích của thương vụ M&A

Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.

Lợi ích đạt được sau khi M&A

Về mặt giá trị: sau khi tiến hành M&A tổng giá trị hiện tại của công ty sẽ tăng lên không như khi còn đứng riêng rẽ, giá cổ phiếu của công ty được mua cũng sẽ tăng.

Về năng lực cạnh tranh: Những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cũng hơn.

MEGA-MERGER

Là việc tham gia của hai tập đoàn lớn có giá trị hàng tỷ USD. Các megamerger tạo ra một công ty có thể duy trì quyền kiểm soát phần lớn thị phần trong ngành công nghiệp (dược phẩm).