Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tội phạm công nghệ cao

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 924/KH-ĐHKT-CTCT TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2018

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác “Phòng ngừa tội phạm và phòng,

chống vi phạm pháp luật trong sinh viên đại học chính quy đến năm 2020”

tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Căn cứ Quyết định 1235/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”; Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) ban hành Kế hoạch thực hiện công tác “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong sinh viên đến năm 2020”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của sinh viên trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật.

– Phòng ngừa hiệu quả, làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong sinh viên, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

2. Yêu cầu

– Thực hiện tốt viêc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sinh viên về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, bạo lực học đường trong sinh viên;

– Tổ chức thường xuyên, định kỳ và hiệu quả công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống và văn hóa ứng xử cho sinh viên.

– Giảm số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật trong sinh viên.

II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

1.1. Nội dung

– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường, gia đình sinh viên và cộng đồng trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tố giác tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật.

– Hậu quả, ảnh hưởng, biện pháp phòng ngừa hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật thường xảy ra trong sinh viên.

– Các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm; các quy chế, quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội khác trong sinh viên.

– Biện pháp phòng, chống những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và sự tác động, lôi kéo đối với sinh viên.

1.2. Hình thức

– Lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật; gắn kết nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm với các nội dung tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông, phòng, chống bạo lực học đường, phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trong Tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, đầu khóa học, cuối khóa học hàng năm của sinh viên.

– Xây dựng tin, bài tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong sinh viên đăng tải trên Bản tin UEH, website của Phòng Công tác chính trị và Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên UEH.

2. Tổ chức các hoạt động giáo dục

– Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động văn nghệ, giao lưu; các cuộc thi tìm hiểu dưới dạng trắc nghiệm trực tuyến về đề tài phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong sinh viên.

– Tổ chức cho sinh viên tham gia sinh hoạt về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực học đường, giáo dục an toàn giao thông,… thông qua các hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm sinh viên trực thuộc Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên UEH.

3. Phổ biến và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực về văn hóa ứng xử của sinh viên

– Phổ biến quy định về Quy tắc ứng xử của người học tại UEH đến sinh viên thông qua việc lồng ghép trong nội dung học tập Tuần Sinh hoạt công dân đầu năm, đầu khóa học.

– Thực hiện việc hướng dẫn sinh viên thực hành văn hóa ứng xử bằng các buổi đào tạo kỹ năng sống, các hoạt động giảng dạy và sinh hoạt ngoại khóa do UEH tổ chức.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý sinh viên, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật

– Duy trì việc cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý thông tin sinh viên phục vụ công tác thống kê, báo cáo về tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến sinh viên.

– Xây dựng tài liệu, tuyên truyền trên hệ thống truyền thông của UEH về các loại hình tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao để các thành viên trong trường, gia đình sinh viên khai thác, phòng ngừa.

5. Thực hiện biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa số vụ, số người phạm tội, vi phạm pháp luật trong sinh viên

– Tiếp tục duy trì có hiệu quả mô hình liên kết giữa UEH với lực lượng công an chuyên trách và lực lượng công an tại địa bàn trú đóng theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA- BGDĐT ngày 28/8/2015 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục.

– Tiếp tục đảm bảo sự phối hợp tốt giữa nhà trường và chính quyền sở tại, cơ quan công an trong trường hợp đột xuất có vụ việc nghiêm trọng, phức tạp xảy ra.

– Thường xuyên kiểm tra, rà soát, nắm bắt thông tin về các đối tượng sinh viên có biểu hiện bất thường để phối họp với gia đình, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng của địa phương có giải pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

– Phòng Công tác chính trị chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Phòng Truyền thông và Quan hệ công chúng, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên thực hiện công tác tuyên truyền; tổ chức các hoạt động giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong sinh viên; phổ biến và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực về văn hóa ứng xử của sinh viên. Phòng Công tác chính trị đại diện UEH làm việc với cơ quan chức năng trong trường hợp cần thiết.

– Phòng Quản lý đào tạo – Công tác sinh viên chịu trách nhiệm duy trì việc cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý thông tin sinh viên phục vụ công tác thống kê, báo cáo về tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến sinh viên; theo dõi, nắm bắt tình hình sinh viên ngoại trú.

– Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình sinh viên nội trú.

2. Tiến độ thực hiện

Tháng 5/2018: Xây dựng kế hoạch và triển khai đến các đơn vị liên quan.

Tháng 6/2018 – Tháng 12/2020: Thực hiện các nội dung.

Tháng 9/2019: Đánh giá sơ kết việc thực hiện kế hoạch.

Tháng 12/2020: Đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– Vụ GDCT&CTHSSV – Bộ GD&ĐT (để b/c);– Các Phó Hiệu trưởng;

– Các đơn vị có liên quan;

– Website P.CTCT;

– Lưu: VT, CTCT.

(đã ký)
GS. TS. Nguyễn Đông Phong

Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tội phạm công nghệ cao

Để phòng chống các tệ nạn xã hội có thể xuất hiện trong  cuộc sống sinh viên thì trước tiên cần phải hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa tệ nạn xã hội. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm thông tin về trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Trên thực tế hiện nay đang có một bộ phận giới trẻ cho rằng việc ăn chơi theo bạn bè là sành điệu nhưng họ chưa nhận thức được rằng đó chính là tệ nạn xã hội vì rất có thể chính cuộc chơi đó sẽ đưa bạn vào các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật.

Vai trò của sinh viên trong phòng chống tệ nạn xã hội vô cùng quan trọng vì sẽ giúp giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước. Nếu sinh viên đang được học tập, rèn luyện trong nhà trường phải nhận thức được sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc là trách nhiệm của tất cả công dân Việt Nam. Học sinh, sinh viên cần chủ động cảnh giác, tỉnh táo trước sự dụ dỗ của bạn bè và cần chủ động nhận thức việc nên hay không nên để tham gia vào cuộc chơi nào đó.

Trong việc phòng chống học đường trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng chống tệ nạn xã hội không được sử dụng ma túy dưới bất cứ hình thức nào, không vận chuyển hay tàng trữ mua bán ma túy. Phát hiện ra các học sinh có biểu hiện sử dụng ma túy hoặc có nghi vấn buôn bán ma túy cần ngay lập tức thông báo cho thầy, cô giáo để ngăn chặn, nâng cao cảnh giác và tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo.

Hậu quả của tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội. Một số hậu quả có thể xảy ra như:

Bản thân sinh viên khi mắc vào các tệ nạn xã hội sẽ dần bị tha hóa về bản chất, tinh thần suy giảm, đầu óc không tỉnh táo, nhận thức kém, không làm chủ được hành vi. Thể xác kiệt quệ, ốm đau, quen dần với lối sống buông thả dễ dính vào con đường phạm tội.

Gia đình gặp phải các khủng hoảng về tài chính, nợ nần chồng chất, tinh thần ngoài càng giảm sút, dễ mắc các vấn đề về tâm thần, trầm cảm. Ít nhiều bị ảnh hưởng bởi lối sống, tinh thần khi thường xuyên sống trong môi trường cùng với người mắc các tệ nạn xã hội.

Các hành vi vi phạm tệ nạn xã hội trong sinh viên sẽ để lại hậu quả cho xã hội kéo theo nhiều người cùng tham gia tạo thành một tổ chức tội phạm. Hình thành nên các nhóm tội phạm có tính tổ chức gây ra khó khăn cho cơ quan điều tra, công an thực hiện nhiệm vụ.

Xem thêm:

Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tội phạm công nghệ cao

Những việc học sinh có thể làm để phòng chống tệ nạn xã hội

Để phòng chống các tệ nạn xã hội có thể xảy ra sinh viên cần hiểu rõ trách nhiệm của mình trong những hành động thiết thực, các sinh viên ngay từ khi còn đang học tập tại các giảng đường, học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều là những đối tượng đang học tập và giáo dục bởi nhà trường.

Các tệ nạn xã hội không phân biệt độ tuổi, giai cấp nên ngay từ khi còn đang là học sinh, sinh viên nên thực hiện những việc làm dưới đây để phòng chống các tệ nạn xã hội có thể xảy ra, cụ thể như:

– Trang bị đầy đủ và tiếp thu các thông tin về những tác hại của tệ nạn xã hội thông qua các bài giảng từ sách vở hay những phương tiện thông  tin trên tivi, báo đài, internet…

– Tham gia vào việc tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội đến những người thân trong gia đình, những người xung quanh, bạn bè nắm rõ các thông tin về tệ nạn xã hội và biết cách tránh xa.

– Tuyệt đối không nên bắt chước những  thói hư tật xấu, có cách để bản thân không xa ngã vào các tệ nạn, nhận thấy các hành vi vi phạm pháp luật hay tệ nạn xã hội cần báo ngay cho nhà trường hoặc công an để có biện pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

– Động viên, khuyên nhủ bạn bè xung quanh nếu nhận thấy có hành vi cư xử đúng mực hoặc có dấu hiệu của các tệ nạn xã hội từ đó nhận thức đúng hành vi của bản thân. Đồng thời báo cho gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng để giúp đỡ giải quyết.

Trên đây, hy vọng các thông tin chia sẻ ở trên đã cung cấp cho độc giả trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại chuyên mục này của bài viết để có thêm nhiều thông tin hữu ích.