Trẻ ăn nhiều củ dền có tốt không

Trong bài viết, MarryBaby sẽ chia sẻ với mẹ những thắc mắc khi nấu cháo củ dền cho bé như: bé mấy tháng ăn được củ dền đỏ; trẻ ăn củ dền có tốt không; tác dụng của củ dền đỏ với trẻ em là gì? Đồng thời, mẹ cũng sẽ biết một số công thức làm cháo củ dền cho bé nữa đó!

Bé mấy tháng ăn được củ dền đỏ?

Trẻ ăn nhiều củ dền có tốt không
Bé 6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm, nhưng mẹ hãy kiên nhẫn chờ đến khi con được 8-10 tháng hãy giới thiệu món cháo củ dền cho bé.

Rất nhiều mẹ thắc mắc bé mấy tháng ăn được củ dền đỏ? Bé 6 tháng có ăn củ dền được không? Việc ăn dặm khi bé 6 tháng tuổi giúp mang lại những dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu ngày càng cao của bé.

Từ tháng thứ 6, sữa mẹ sẽ giảm dần tỉ trọng trong lượng dinh dưỡng hàng ngày của trẻ cho đến khi bé được cai sữa hoàn toàn. Ngoài ra, mẹ cũng chú ý quan sát thêm dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm để biết thời điểm thích hợp cho con nhé.

Những loại rau củ an toàn để giới thiệu cho bé ở tuổi này bao gồm cà chua, cà rốt, khoai lang, khoai tây… Tuy nhiên, đối với củ dền thì khác. Mẹ có thể cần phải chờ thêm 1-2 tháng trước khi nấu cháo củ dền cho bé.

Thời điểm thích hợp nhất để giới thiệu cháo củ dền cho bé là khi cục cưng đã được 8 tháng đến 10 tháng tuổi. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé đã đủ khỏe để “xử lý” hầu hết các loại rau củ. Hơn nữa, vì vị của củ dền khá đậm; mẹ không nên cho bé ăn quá sớm vì bé sẽ khó tiếp nhận hương vị này.

Khi mới tập làm quen với bất kỳ loại rau củ nào, mẹ cũng chỉ nên bắt đầu với một lượng nhỏ. Trong khẩu phần ăn của bé 8-10 tháng; mẹ có thể thêm 2 muỗng củ dền nghiền nhuyễn.

>> Mẹ xem thêm Cách tập ăn dặm cho bé

Tác dụng của củ dền đỏ với trẻ em

Trẻ ăn nhiều củ dền có tốt không
Tác dụng của củ dền đỏ với trẻ em là nhiều vô kể! Từ bổ sung khoáng chất đến tăng cường sức khỏe cho bé.

Trước khi điểm qua những công thức hấp dẫn để nấu cháo củ dền cho bé, mẹ đọc thêm thông tin về lợi ích của loại củ này đối với sức khỏe của bé nhé!

Củ dền có chứa nhiều chất dinh dưỡng và đây là lựa chọn khá lý tưởng cho trẻ trong lứa tuổi ăn dặm và các bé tập ăn cơm. Sau đây là tác dụng của củ dền đỏ với trẻ em cho mẹ tham khảo:

  • Bổ sung dưỡng chất thiết yếu: Củ dền chứa các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sắt, canxi, ma-giê, kali đồng thời cung cấp vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, E, K. Một chế độ ăn thiếu vitamin có thể dẫn đến các chứng bệnh như thấp còi, quáng gà, thiếu máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ.
  • Phòng ngừa thiếu máu: Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt rất dễ xảy ra ở trẻ trên 6 tháng; vì lúc này lượng sắt dự trữ từ khi còn trong bụng mẹ đã bắt đầu mất dần. Trong củ dền có một lượng chất sắt tương đối dồi dào, giúp bé phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Củ dền mang đến cho các bé một lượng chất xơ phong phú, giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
  • Hữu ích cho não bộ: Củ dền giúp cải thiện tuần hoàn máu trong não, có lợi cho sự phát triển của trẻ.
  • Bảo vệ gan: Hai thìa nước ép củ dền có thể giúp ích cho các bé bị vàng da; giúp bảo vệ vùng gan của trẻ.
  • Thúc đẩy tiêu hóa: Củ dền đỏ rất giàu chất xơ và có thể làm dịu hệ tiêu hóa, cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Tăng cường miễn dịch: Do củ dền có các chất chống oxy hóa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh vì hệ thống miễn dịch của bé vẫn đang phát triển.
  • Làm sạch cơ thể: Kết hợp với nước ép dưa chuột và cà rốt, nước ép củ dền được biết là có tác dụng làm sạch cơ thể; đặc biệt là túi mật và thận.

Vậy mẹ đã biết lợi ích khi cho bé nhà mình ăn dặm với củ dền đỏ rồi nhé! Tiếp sau đây MarryBaby gợi ý mẹ công thức nấu cháo củ dền cho bé.

Có 2 con nhỏ đều trong giai đoạn phát triển, mỗi tuần, bà Trang (41 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) đều đặn nấu món canh củ dền hầm xương trong bữa ăn. Với màu đỏ đặc trưng, kết hợp cà rốt, khoai tây, tô canh hầm này trở thành món khoái khẩu của cả gia đình.

“Bất kỳ thực phẩm nào cũng không nên ăn quá nhiều hay liên tục, do đó, tôi luôn lựa chọn đa dạng các loại rau, củ, quả trong bữa cơm cho gia đình”, bà Trang nói với Zing.

Bác sĩ chuyên khoa II Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM, đồng ý với quan điểm này.

Chuyên gia cho biết do màu đỏ đặc trưng mà củ dền thường được các bà nội trợ tin tưởng để nấu bồi bổ cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tác dụng ngược khi ăn nhiều loại củ lại ít ai chú ý.

Màu đỏ đặc trưng khiến củ dền “bị hiểu lầm”

Theo bác sĩ Dương Thị Kim Loan, củ dền là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ, vitamin C, kali, sắt, B9 và mangan, ngoài ra còn có hàm lượng nitrat vô cơ nhiều so với các loại rau củ quả khác.

“Chính vì có hàm lượng dinh dưỡng cộng với màu đỏ đặc trưng khiến củ dền bị hiểu lầm là có tác dụng đối với hồng cầu, bổ máu, phục hồi sức khỏe nhất là trẻ nhỏ, tốt cho người bị vết thương chảy máu,… thực chất điều này không đúng, bởi chưa có nghiên cứu nào cho thấy màu đỏ của củ dền có liên quan đến việc tái tạo hồng cầu trong cơ thể”, bác sĩ Loan nói.

Không những thế, chuyên gia này cũng cảnh báo việc ăn nhiều củ dền trong thời gian cũng có thể gây tác dụng ngược.

Trẻ ăn nhiều củ dền có tốt không

Màu đỏ tía đặc trưng của củ dền khiến nhiều người lầm tưởng thực phẩm này có tác dụng bổ máu. Ảnh: Pixabay.

Nguyên nhân xuất phát từ hàm lượng nitrate cao khiến chất này tích tụ trong cơ thể, các vi khuẩn trong đường ruột sẽ chuyển hóa nitrat thành nitrite, gây hiện tượng tăng Methemoglobin máu.

Chuyên gia lý giải tăng Methemoglobin máu là tình trạng đặc trưng bởi gia tăng số lượng Hemoglobin bất thường (MetHb) do Fe trong thành phần Heme của Hemoglobin bị oxy hoá.

MetHb chuyên chở oxy đến mô tế bào nhưng nó không thể giải phóng oxy cho tế bào sử dụng gây hiện tượng thiếu oxy mô xanh tím, khó thở, co giật…

Hiện tượng MetHb có thể là bẩm sinh do thiếu men tạo hồng cầu hoặc mắc phải do tiếp xúc nguồn nước bẩn, thuốc, thực phẩm có nhiều Nitrate (củ dền đỏ, rau dền,… nước bẩn).

Trẻ ăn nhiều củ dền có tốt không

Xi lanh mẫu máu màu xanh lam đậm của bệnh nhân thiếu oxy. Ảnh: The New England Journal of Medicine.

Tháng 9/2020, một bé trai 2 tháng tuổi (ngụ tỉnh Long An) được chẩn đoán suy hô hấp nặng, phải thở máy thông số cao. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), thói quen ăn củ dền trong thai kỳ của mẹ bé có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cảnh này.

Trước đó, bé trai 8 tuổi (ngụ tại Cần Thơ) cũng được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng các đầu chi tím tái.

Bác sĩ đã xét nghiệm nhanh Co-oximetry xác định chẩn đoán ngộ độc Methemoglobin. Rất may là Bệnh viện Nhi Đồng 1 còn một ống thuốc giải độc Methylene Blue.

Biểu hiện của hội chứng MetHb

Theo bác sĩ Loan, các triệu chứng suy hô hấp, tím tái, máu chuyển màu… liên quan rau, củ nói chung hay củ dền nói riêng chính tăng số lượng Hemoglobin bất thường (MetHb) do nồng độ nitrate cao trong các loại thực phẩm này.

Đối tượng nguy cơ cao nhất gặp hội chứng này chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là khi hấp thu nhiều củ dền, lượng nitrat, nitrit tương đương cũng được tích tụ lớn.

Trẻ nhỏ có một số đặc điểm sinh lý khác với trẻ lớn hơn và người lớn, nhất là sự chuyển hóa các chất chưa hoàn chỉnh.

Trẻ ăn nhiều củ dền có tốt không

Chuyên gia khuyến cáo không nên dùng nước ép củ dền để pha sữa cho trẻ nhỏ hay cho trẻ ăn số lượng quá nhiều. Ảnh: Freepik.

“Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ tăng số lượng Hemoglobin bất thường (MetHb) do lượng axit trong dạ dày thấp, đồng thời khi ăn thực phẩm giàu Nitrate sẽ được vì khuẩn trong ruột chuyển thành Nitrite là chất oxy hóa mạnh, sẽ chuyển Hemoglobin thành MetHb”, bác sĩ Loan lý giải.

Đối với trẻ lớn, người lớn, khi ăn các loại rau, củ, quả chứa nitrat, sự chuyển hóa các chất trong cơ thể hoạt động tốt hơn, do đó, vấn đề ngộ độc khó xảy ra.

Triệu chứng thường gặp của tăng MetHb là môi xanh tím, tím các đầu ngón tay chân, trường hợp nặng sẽ có dấu hiệu tím tái toàn thân, máu có màu chocolate, suy hô hấp.

“Pha sữa cho trẻ nhỏ bằng nước củ dền, rau dền là một chống chỉ định vì gây hiện tượng ngộ độc methemoglobin, giảm khả năng trao đổi oxy của cơ thể và đưa đến hiện tượng giảm oxy”, bác sĩ Loan thông tin.

Chuyên gia khuyến cáo khi pha sữa cho trẻ nhỏ, cha mẹ không nên dùng các loại nước rau, nước trái cây,... nhất là củ dền. Ngoài ra, các loại rau, cháo, thức ăn cho trẻ cũng không nên lưu trữ qua đêm vì nguy cơ nhiễm độc cao.

Hai trường hợp dễ gặp nguy hiểm khi mắc sốt xuất huyết

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trẻ nhỏ (nhũ nhi) và người bị thừa cân, béo phì là hai trường hợp phải cẩn trọng khi mắc sốt xuất huyết.