Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn

Trĩ là bệnh phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống người mắc. Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ sớm là điều quan trọng giúp chẩn đoán và điều trị dễ dàng. Nếu cần tư vấn thêm về điều trị bệnh, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bệnh trĩ là căn bệnh hình thành do những tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, trực tràng bị căng phồng và dãn nở.

Khi những tĩnh mạch này bị giãn nở cùng với sự ma sát của phân, sẽ gây ra tổn thương và hình thành viêm nhiễm. Khu vực bị viêm nhiễm này sẽ khiến máu tụ lại và hình thành nên búi trĩ.

Nếu búi trĩ được hình thành ở phía trên đường lược, phía cuối ống trực tràng, sâu trong cửa sau thì được gọi là trĩ nội. Còn nếu búi trĩ được hình thành ở ngay rìa bên ngoài cửa sau, phía trên bề mặt của các biểu mô lát tầng thì được gọi là trĩ ngoại.

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn

Một số nguyên nhân điển hình dẫn đến việc mắc bệnh trĩ đó là:

+ Bệnh nhân thường xuyên ngồi làm việc quá lâu một chỗ và ít vận động

+ Bạn bị táo bón mãn tính lâu năm nhưng không được điều trị

+ Phụ nữ mang thai và sau sinh, người bị béo phì do áp lực lên thành hậu môn

+ Do việc ăn uống thiếu chất xơ, thiếu rau xanh, uống ít nước

+ Chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn

+ Ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh (đọc sách báo …)

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn

TRĨ NGOẠI VỚI TRĨ NỘI LOẠI NÀO NGUY HIỂM HƠN?

Với nhiều luồng ý kiến trái chiều về mức độ nguy hiểm của trĩ nội và trĩ ngoại thì các chuyên gia hậu môn nhận định rằng: Trĩ nội hay trĩ ngoại đều có mức độ nguy hiểm như nhau, những biến chứng mà chúng có thể xuất hiện đối với người bệnh không được điều trị kịp thời đó là: nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn, bội nhiễm hay ung thư búi trĩ, ung thư hậu môn,…

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn

Tuy nhiên nếu dựa trên thực tế, nhiều trường hợp đi khám thì có vẻ bệnh trĩ nội sẽ nguy hiểm và nặng hơn trĩ ngoại. Bởi những bệnh nhân khi mắc trĩ nội hầu hết sẽ rất khó biết được ở giai đoạn nhẹ do là búi trĩ nội mới hình thành sẽ nằm bên trong ống hậu môn, người bệnh không thể nào cảm nhận hay sờ được bằng tay. Chỉ đến khi ở giai đoạn 3 4 thì búi trĩ mới lòi ra bên ngoài, lúc này bệnh đã nặng và điều trị muộn.

Còn đối với trị ngoại thì búi trĩ của nó sẽ xuất hiện bên ngoài hậu môn, do đó người bệnh cũng sẽ dễ dàng nhận biết được cho dù là bệnh chỉ mới hình thành. Chính vì thế mà việc chữa trị cũng sẽ diễn ra sớm hơn.

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRĨ NỘI VÀ TRĨ NGOẠI

Bệnh trĩ ngoại và trĩ nội đều có chung đặc điểm đó là gây tổn thương ở vùng hậu môn trực tràng, khiến người bệnh khó khăn hơn trong việc đi đại tiện, sinh hoạt hoặc vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên thì 2 loại trĩ này cũng có những đặc điểm khác để bệnh nhân có thể phân biệt đó là:

Về vị trí hình thành:

+ Trĩ nội: Các búi trĩ nhanh chóng hình thành và phát triển ở phần trên của đường lược. Búi trĩ nằm sâu bên trong ống hậu môn, phía cuối trực tràng nên khó nhận biết.

+ Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành và phát triển ở bên ngoài của những biểu mô lát tầng, đặc biệt là phần rìa phía bên ngoài của vùng hậu môn. Do đó, bệnh nhân dễ phát hiện bằng mắt thường hoặc trong khi đi đại tiện, búi trĩ sẽ sa ra bên ngoài.

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn

Về đặc điểm:

+ Trĩ nội: Mỗi lần đại tiện bệnh nhân thường bị đau rát và ngứa ngáy, khó chịu ở các búi trĩ. Bên cạnh đó là hiện tượng chảy máu hậu môn dữ dội.

+ Trĩ ngoại: Bệnh nhân sẽ đau rát nhiều hơn khi đi đại tiện, tuy nhiên lượng máu sẽ chảy ít, kèm theo đó là quan sát được các búi trĩ.

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn

TRĨ NGOẠI VÀ TRĨ NỘI ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Thường thì nếu bệnh trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị. Có thể là những loại thuốc như: thuốc uống, thuốc bôi hay thuốc đặt hậu môn phù hợp.

Công dụng của thuốc thường là giúp kháng viêm, giảm đau, giảm táo bón, giúp việc đi vệ sinh đại tiện dễ dàng hơn,… tuy nhiên bệnh nhân lưu ý là chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. (ngoài ra, nếu muốn điều trị tại nhà cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn).

Còn nếu bệnh trĩ ngoại và trĩ nội ở giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ buộc phải làm thủ thuật để cắt búi trĩ để tránh biến chứng. 2 kỹ thuật tiên tiến được áp dụng đó là:

► Phương pháp PPH: Đây là phương pháp dùng để cắt trĩ nội, được áp dụng bằng cách dùng kẹp PPH tiếp cận vào bên trong hậu môn, dưới sự quan sát của màn hình máy tính, tiến hành làm rụng trĩ mà không cần dùng dao kéo.

► Phương pháp HCPT: Được áp dụng để chữa trị ngoại, là tiểu phẫu nhẹ nhàng sử dụng sóng cao tần làm động và thắt nút các mạch máu. Rồi sau đó dùng dao điện loại bỏ các búi trĩ một cách nhẹ nhàng, không đau. Hạn chế xâm lấn tới các bộ phận lân cận.

Ưu điểm mà hai kỹ thuật chữa trị PPH và HCPT mang lại đã được kiểm chứng như sau:

- Không gây đau đớn trong quá trình điều trị bệnh trĩ, bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác khó chịu.

- Loại bỏ hoàn toàn búi trĩ mà không để lại sẹo, bảo vệ niêm mạc và chức năng vùng hậu môn thẩm mỹ.

- Ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm, sau khi thực hiện bệnh nhân có thể sinh hoạt đi đại tiện bình thường.

Trĩ nội là gì có nguy hiểm không?

Trĩ nội: Đây là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn, búi trĩ nằm khuất và không thể quan sát bằng mắt thường được. Ngoài ra, trĩ nội ở cấp độ nhẹ thường không gây đau do vị trí ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên, sau một thời gian có thể phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.

Trĩ nội trĩ ngoại khác nhau thế nào?

– Trĩ nội: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn, khi bệnh trở nặng sẽ tự trồi ra bên ngoài. – Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ngoài rìa hậu môn, khi bệnh trở nặng thì búi trĩ sẽ tăng kích thước và lan rộng ra xung quanh gây viêm nhiễm. – Trĩ hỗn hợp: Trường hợp mắc đồng thời cùng lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Làm sao để biết mình có bị trĩ không?

Dấu hiệu bệnh trĩ.

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu, khi trĩ nặng có thể xuất hiện ngoài hậu môn thường xuyên..

Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị sa nghẹt gây sưng đau..

Đại tiện bị chảy máu nhưng không đau. ... .

Thường xuyên bị kích thích hoặc ngứa hậu môn. ... .

Khó chịu, đau rát hậu môn tăng dần theo sự tiến triển của búi trĩ..

Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?

Bệnh trĩ: Nói đến triệu chứng ngứa hậu môn, người ta sẽ nghĩ ngay đến bệnh trĩ. Tình trạng búi trĩ thòi ra ngoài hậu môn khiến hậu môn bị ẩm ướt dễ khiến vi khuẩn tấn công và khiến hậu môn bị kích ứng, dẫn đến hiện tượng ngứa, khó chịu. Bệnh càng được phát hiện và điều trị sớm thì kết quả điều trị càng cao.