Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
 - Việc ngưng tụ của hơi nước thành mây cho thấy dấu hiệu quan trọng trong nghiên cứu chu trình biến đổi hơi nước cũng như khí tượng của khí quyển Sao Hỏa.

Show

Các kiểu Nhật thực trên thế giới
Khám phá vòng ngoài Hệ mặt trời
Vùng bức xạ và vùng đối lưu trong Hệ mặt trời là gì?

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:

Mây trên Sao Hỏa được hình thành do hơi nước và khí các-bo-níc thường xuyên ngưng đọng thành các hạt đá nhỏ li ti, trôi lơ lửng. Chúng tạo nên các dải mây trắng, thỉnh thoảng có ánh vàng do lẫn bụi vào.

Theo Wikipedia, tầng khí quyển Sao Hỏa có cấu trúc thẳng đứng gần tương tự Trái Đất, gồm thay đổi của áp suất và nhiệt độ theo độ cao, được quyết định bởi sự cân bằng của các dòng đối lưu và các dòng di chuyển của năng lượng nhiệt (như việc hấp thụ năng lượng Mặt Trời bởi khí quyển và sự thất thoát ra ngoài không gian do bức xạ).

Tầng đối lưu

Tầng đối lưu cao đến 40km với nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Tại ranh giới giữa tầng đối lưu và bình lưu, nhiệt độ tương đối ổn định. Chính một lượng bụi lớn nằm trong khí quyển Sao Hỏa đã đẩy cao tầng đối lưu lên như vậy (so với khí quyển Trái Đất chỉ khoảng 10 đến 18km).

Ở tầng đối lưu, hai thành phần chính quyết định cấu trúc khí quyển là CO2 và bụi khí quyển. CO2 đã bức xạ nhanh nhiệt ra không khí, tại điều kiện nhiệt độ của Sao Hỏa, làm nguội nhanh khí quyển vào ban đêm. Các hạt bụi hấp thụ tốt năng lượng Mặt Trời và phân phối đều nhiệt lượng trong tầng đối lưu. Trong những đợt bão bụi trên Sao Hỏa, ảnh hưởng của bụi càng rõ, làm thay đổi nhiệt độ ngày đêm đáng kể.

Sự thay đổi nhiệt độ ở tầng đối lưu, trên phạm vi toàn Sao Hỏa, tuân theo dao động ngày đêm đều đặn, đồng bộ với vị trí Mặt Trời, đôi khi gọi là "thủy triều nhiệt".

Tầng bình lưu

Tầng bình lưu trên Sao Hỏa thường nằm trong khoảng độ cao từ 70km đến 140km.

Trong tầng bình lưu, nhiệt độ dao động trong khoảng từ -153°C đến -143 °C). Lên trên ranh giới bình lưu, nhiệt độ lại tăng theo độ cao.

Tầng này và các tầng cao hơn của Sao Hoả sẽ không tồn tại mây nước đá và bụi, tuy nhiên đôi khi có quan sát thấy mây thán khí đá. Các mây thán khí đá có thể đạt tới độ cao 100km.

Tầng trên cùng

Là tầng nằm trên 100km, cấu trúc khí quyển ở tầng này được định đoạt bởi các quá trình phân ly các phân tử, dưới hấp thụ bức xạ Mặt Trời. Tia tử ngoại của Mặt Trời làm ion hóa các phân tử khí dẫn đến hàng loạt các phản ứng hóa học phức tạp. Các phân tử bị phân tách, trở nên nhẹ hơn, có xu hướng bay lên trên cao, thậm chí thoát khỏi sức hút Sao Hỏa. Các phân tử nặng tổng hợp trong các phản ứng hóa học rơi xuống dưới thấp.

Có thể nói việc phân chia tầng khí quyển của Sao Hỏa cho thấy nhiều điểm tương đồng với Trái Đất.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:

Các nhà khoa học dự kiến đã từng phát đi thông điệp cho người ngoài hành tinh về sự tồn tại của Trái Đất?

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:

Các nhà thiên văn học đồng thời cũng tìm kiếm người ngoài hành tinh trên các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:

Các dạng sống ngoài hành tinh (như vi khuẩn, hay là khái niệm “người ngoài hành tinh”) được cho rằng có tồn tại ở Hệ Mặt Trời và ở các nơi khác trong vũ trụ.

Nhật Linh (tổng hợp)

  • Chính sách Môi trường
  • Hỏi đáp chính sách

Thứ hai, 04/10/2021 11:11 (GMT+7)

Khí quyển trên Trái Đất được hình thành ra sao?

Miền BắcMiền Nam

Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Đất với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển, thạch quyển và ranh giới trên là khoảng không giữa các hành tinh. Khí quyển Trái Đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển.

Theo các nghiên cứu khoa học, trong thời kỳ đầu, khí quyển chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại khí trơ và hydro. Dưới tác dụng phân huỷ của tia sáng mặt trời hơi nước bị phân hủy thành oxy và hydro. Oxy tạo ra tác động với amoniac và metan tạo ra khí nitơ và cacbonic. Quá trình tiếp diễn, một lượng hydro nhẹ mất vào khoảng không vũ trụ, khí quyển còn lại chủ yếu là hơi nước, nitơ, cacbonic, một ít oxy.

Ngoài ra, thực vật xuất hiện trên Trái Đất cùng với quá trình quang hợp đã tạo nên một lượng lớn oxy và làm giảm đáng kể nồng độ CO2 trong khí quyển. Sự phát triển mạnh mẽ của động thực vật trên Trái Đất cùng với sự gia tăng bài tiết, phân huỷ xác chết động thực vật, phân huỷ yếm khí của vi sinh vật đã làm cho nồng độ khí N2 trong khí quyển tăng lên nhanh chóng, để đạt tới thành phần khí quyển hiện nay.

Khí quyển Trái Đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như sau: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung quyển, tầng nhiệt quyển và tầng ngoại quyển.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Đất, được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển lên trên.

Cụ thể, tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, ở đó luôn có chuyển động đối lưu của khối không khí bị nung từ mặt đất, thành phần khí khá đồng nhất. Ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7 - 8 km ở hai cực và 16 - 18 km ở vùng xích đạo. Đặc biệt, tầng đối lưu là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão…

Trong khi đó, tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Không khí tầng bình lưu loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozone (O3) thường được gọi là tầng Ozone. Tầng Ozone như một lá chắn của khí quyển, bảo vệ Trái Đất khỏi những ảnh hưởng độc hại của tia tử ngoại từ mặt trời chiếu xuống.

Bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 km được gọi là tầng trung quyển. Nhiệt độ tầng này giảm dần theo độ cao, từ -2 độ C ở phía dưới giảm xuống -92 độ C ở lớp trên.

Còn từ độ cao 80 km đến 500 km gọi là tầng nhiệt quyển. Nhiệt độ không khí tăng dần theo độ cao, từ -92 độ C đến +1.200 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ cũng thay đổi theo thời gian trong ngày, ban ngày nhiệt độ thường rất cao, nhưng ban đêm xuống thấp.

Từ độ cao 500 km trở lên được gọi là tầng ngoại quyển. Do tác động của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân huỷ thành các ion nhẹ như He+, H+, O++. Tầng ngoại quyển là nơi xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến. Giới hạn bên ngoài của khí quyển rất khó xác định, thông thường người ta ước định vào khoảng từ 1.000 - 2.000 km.

Ngoài ra, cấu trúc tầng của khí quyển được hình thành do kết quả của lực hấp dẫn và nguồn phát sinh khí từ bề mặt Trái Đất, có tác động to lớn trong việc bảo vệ và duy trì sự sống Trái Đất.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Khí quyển trên Trái Đất được hình thành ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • khí quyển
  • hơi nước
  • sự sống Trái Đất
  • tầng ozone
  • bảo vệ khí quyển

Bảo vệ sự sống, cân bằng khả năng hấp thụ nhiệt trên mọi bề mặt Trái Đất là một trong những vai trò quan trọng của các tầng khí quyển đối với con người. Vậy khí quyển là gì? Tình trạng ô nhiễm bầu khí quyển diễn ra hiện nay như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đáp án chính xác nhất dành cho bạn!

Khí quyển là gì? Áp suất khí quyển là gì?

Khí quyển còn được gọi là bầu khí quyển hay tầng khí quyển, là lớp không khí bao quanh Trái Đất và luôn chịu những tác động của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. Tầng khí quyển là một hỗn hợp các chất khí như nitơ chiếm 78,1% về thể tích, oxi khoảng 20,9%, agon 0,9%, cacbon đioxit dao động khoảng 0,035%, hơi nước và một số khí khác. Bầu khí quyển Trái Đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Nó bảo vệ sự sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các tia bức xạ cực tím độc hại từ Mặt Trời và cân bằng sự thay đổi nhiệt độ ngày và đêm ở khắp bề mặt Trái Đất.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Khí quyển là gì? Tình trạng ô nhiễm bầu khí quyển hiện nay như thế nào?

Áp suất khí quyển hay áp suất không khí là trọng lượng của lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh bề mặt Trái Đất tác dụng lên vật đặt trong nó. Đơn vị đo áp suất là át-mốt-phe (atm), áp suất khí quyển Trái Đất phổ biến là 760mmHg.

Các tầng khí quyển

Các tầng khí quyển của Trái Đất đóng vai trò quan trọng với đời sống của chúng ta trong việc tạo ra bầu không khí tự nhiên để duy trì sự sống. Trong đó, khí quyển được cấu tạo thành 5 tầng gồm tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng nhiệt và tầng ngoài. Mỗi tầng lại có những đặc điểm và vai trò đặc trưng khác nhau theo những biến đổi về độ cao. 

Tầng đối lưu

Đây là tầng thấp nhất của khí quyển Trái Đất, gắn liền với mọi hoạt động sống của con người và chiếm khoảng 80% tổng khối lượng toàn bộ khí quyển. Bề dày trung bình của tầng đối lưu ở vĩ độ khoảng 16-18km, vùng 2 cực giảm dần là 7-10km. Đặc điểm của tầng này là nhiệt độ giảm dần theo độ cao, tức là càng lên cao thì nhiệt độ càng xuống thấp. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo phương thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi ở cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt các thay đổi của quá trình vật lý. Mọi hiện tượng thời tiết tác động trực tiếp tới chúng ta như gió, mưa, bão, tuyết, sương mù,…đều xảy ra trong tầng đối lưu.

Tầng bình lưu

Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu, độ cao từ giới hạn trên tầng đối lưu đến 50km. Đây là tầng chứa lớp ozon bảo vệ Trái Đất từ các bức xạ tia cực tím từ Mặt Trời. Trái ngược với tầng đối lưu do việc ozon hấp thụ các tia cực tím mà ở tầng bình lưu thì càng lên cao thì nhiệt độ càng tăng. Các loại máy bay chuyên dụng thường bay ở độ cao là ranh giới giữa tầng đối lưu và bình lưu để giảm thiểu các nguy cơ tai nạn do diễn biến bất thường của khí quyển.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Vị trí và đặc điểm riêng biệt của 5 lớp tầng khí quyển

Tầng trung lưu

Từ giới hạn trên của tầng bình lưu đến độ cao 85km sẽ là tầng trung lưu. Tầng này không chứa ozon và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng làm lạnh CO₂, nên nhiệt độ giảm dần theo độ cao và cũng là tầng lạnh nhất trong 5 tầng khí quyển của Trái Đất. Đặc biệt, tầng trung lưu còn chứa các dạng mây dạ quang và có sét dị hình Sprites tạo ra hiện tượng sao băng.

Tầng nhiệt

Cách Trái Đất khoảng 1000km là tầng nhiệt. Tại đây do bức xạ môi trường và các phản ứng hóa học khác gây ra sự ion hóa các khí nitơ, oxy, hơi nước,…Nhiều hạt ion hóa phát xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa, dẫn đến hiện tượng cực quang rất mạnh. Đây cũng là tầng khí quyển nóng nhất, nhiệt độ có thể lên đến 2000⁰C hoặc hơn tùy theo độ cao.

Tầng ngoài

Đây là lớp ngoài cùng của bầu khí quyển Trái Đất. Nó nằm trong khoảng từ 1000-10.000km, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 2500⁰C. Không khí trong tầng này rất loãng, nhiệt độ cao nên mật độ các chất khí ở đây giảm dần và đều trong trạng thái ion hóa.

=> Xem thêm:

Vai trò của khí quyển là gì?

Với cấu trúc bao gồm 5 tầng khí quyển, mang những đặc điểm và vai trò riêng biệt. Bầu khí quyển có vai trò quan trọng trong duy trì sự sống con người trên Trái Đất. Bạn liệu có tưởng tượng nếu một ngày nào đó Trái Đất không còn khí quyển sẽ ra sao không? Hãy tìm hiểu về vai trò của nó ngay dưới đây nhé!

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Khí quyển duy trì sự sống trên Trái Đất

Cung cấp oxy cần thiết cho quá trình hô hấp 

Đây là một vai trò quan trọng hàng đầu của khí quyển đối với sự sống của chúng ta. Như các bạn cũng đã biết, tầng khí quyển được cấu tạo từ rất nhiều loại khí và các khí này cần thiết cho duy trì sự sống của Trái Đất. 

Việc mất đi các khí cần thiết để người, động vật và thực vật thực hiện được quá trình hô hấp sẽ khiến cho hành tinh mất đi sự sống. Đồng nghĩa với các tầng khí quyển duy trì sự sống của loài người và các sinh vật khác sinh sống trên trái đất.

 Đại dương sẽ biến mất do nhiệt độ tăng cao

Các tầng khí quyển như một lớp vỏ bảo vệ Trái Đất trước những ảnh hưởng từ bên ngoài Vũ Trụ, cụ thể là Mặt Trời. Hai lớp khí quyển giữ vai trò quan trọng khi chịu các tác động trực tiếp đó là tầng đối lưu và tầng nhiệt. Nếu như không có lớp bảo vệ của các tầng khí quyển, Trái Đất sẽ bị tấn công bởi sức nóng của Mặt Trời hay những vật thể lạ ngoài vũ trụ dẫn đến sự biến mất hoàn toàn của đại dương. Tình trạng khô hạn, thiếu nước do nhiệt độ tăng cao đột ngột hoặc duy trì trong một thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống con người. Chính vì vậy, sự có mặt của những tầng khí quyển giống như một lớp sáp bảo vệ giúp đốt cháy và ngăn cản các nguy cơ có thể diễn ra với cuộc sống chúng ta.

Tránh những tàn phá nặng nề của thiên thạch

Thiên thạch là một tác nhân mang đến sức tàn phá khủng khiếp cho toàn bộ trái đất. Hiện nay, chưa có một kết luận nghiên cứu chính thức nào về sức công phá của thiên thạch. Tuy nhiên, đã có những mô phỏng dự đoán về những va chạm giữa chúng với bề mặt trái đất gây ra sức tàn phá nặng nề tương đương với một quả bom nguyên tử của Mỹ với hai thành phố Hiroshima và Narasaki. Do đó, sự có mặt của các tầng khí quyển sẽ giúp đẩy lùi tối đa những va chạm và những thiệt hại nghiêm trọng ở phạm vi cục bộ hay tổng quát.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Hình ảnh mô phỏng sự va chạm khủng khiếp của thiên thạch và Trái Đất

Duy trì nhiệt độ ban đêm cho bề mặt Trái Đất

Nếu không có khí quyển, Trái Đất sẽ chịu tác động trực tiếp của các yếu tố bên ngoài vũ trụ. Dẫn đến nhiệt độ ban đêm sẽ rất lạnh và khó có thể cân bằng được nhiệt độ của sự sống. Theo đó thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất là 15⁰C được cân bằng và cố định nhờ vai trò của các tầng khí quyển. Với khả năng bao bọc và giữ nhiệt tốt, nếu không có các lớp trong bầu khí quyển để giữ ấm thì vào ban đêm nhiệt độ dự đoán sẽ là khoảng – 150 độ C hoặc hơn thế nữa.

Cân bằng nhiệt độ trái đất 

Cũng tương tự với nhiệt độ giảm mạnh về ban đêm, thì nhiệt độ Trái Đất cũng có thể sẽ đột ngột tăng cao gây ra hiện tượng “nóng lên toàn cầu”. Như chúng ta cũng đã biết, nhiệt độ Trái Đất được tạo nên bởi sự cân bằng năng lượng giữa Mặt Trời và Trái Đất. Trong đó thì năng lượng Mặt Trời được hấp thụ chủ yếu từ các bước sóng ngắn có thể dễ dàng đi qua các tầng khí quyển để xuống bề mặt Trái Đất. Ngược lại, khí quyển lại có bước sóng dài và năng lượng thấp, nhiều chất khí lại bị giữ lại. Do đó, năng lượng Mặt Trời sẽ lấn át hoàn toàn năng lượng của Trái Đất. Các tầng khí quyển sẽ là lớp áo bảo vệ an toàn và hỗ trợ tuyệt đối trong việc làm giảm đi năng lượng từ các tia nắng gắt và sự khắc nghiệt của nhiệt độ.

Tạo ra tầng Ozon dồi dào, chống sự nguy hại của các tia cực tím xuống Trái Đất

Trong cấu tạo của tầng khí quyển thì tầng bình lưu là nơi sở hữu tầng ozon. Tầng ozon đóng vai trò quan trọng khi duy trì sự sống của Trái Đất, chúng hấp thụ những tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời và ngăn chặn chúng chiếu trực tiếp xuống Trái  Đất. Hãy thử tưởng tượng, nếu tầng ozon bị phá hủy thì đồng nghĩa với việc Trái Đất sẽ bị tia UV chiếu trực tiếp gây ra các loại bệnh tật nguy hiểm cho con người. Có thể khẳng định, tầng ozon trong các lớp khí quyển là một tấm áo giáp bảo vệ sự an toàn của Trái Đất.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Tầng ozon hấp thụ các tia cực tím giúp tránh các tia đó chiếu thẳng xuống Trái Đất

Mang những ảnh hưởng đến dòng hải lưu

Những nguyên nhân hình thành lên các dòng hải lưu là do sự tác động của khí quyển, bức xạ Mặt trời, áp suất khí quyển để tạo ra thủy triều,…Các dòng này có tác dụng trong việc làm tăng sự trao đổi nước, phân bố lại nhiệt độ, độ muối, gia tăng tính đồng nhất về các thành phần hóa học của nước biển. Đồng thời, có ảnh hưởng trực tiếp đến những vòng hoàn lưu khí quyển và khí hậu các khu vực trên Trái Đất. Bên cạnh đó là khả năng dịch chuyển mang theo điện năng về hướng cực ấm hơn.

Tăng cường quá trình quang hợp

Một vai trò điển hình của các tầng khí quyển là mang đến sức sống dồi dào cho các loài sinh vật như động vật, thực vật và của con người. Bầu khí quyển mang đến một hệ thống quang hợp, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của các loài thực vật. Cây cối quang hợp bằng cách hấp thụ trực tiếp khí cacbon dioxit và thải ra môi trường khí oxy, giúp con người hô hấp và duy trì sự sống.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Khí quyển duy trì sự sống các loài sinh vật thông qua quá trình quang hợp

Tình trạng ô nhiễm tầng khí quyển

Hiện nay, tầng khí quyển đang phải đối mặt với những nguy cơ phá hủy từ nhiều nguyên nhân, cũng như các tác nhân khác nhau. Một câu hỏi lại được đặt ra: Tại sao bầu khí quyển ấy lại bị ô nhiễm và có nguy cơ phá hủy, mặc dù giới hạn trên của chúng lên tới 10.000km? Dưới đây là câu trả lời rõ ràng nhất được chúng tôi tổng hợp như sau:

Hiệu ứng nhà kính và nguyên nhân gây nóng toàn cầu

Bầu khí quyển của Trái Đất chứa hỗn hợp các khí, trong đó chiếm nhiều nhất là cacbon đioxit và hơi nước. Hai chất này có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt, làm nhiệt độ tăng cao trên bề mặt Trái Đất. Theo các nhà khoa học, thì nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là khí cacbon dioxit (CO₂). Bởi, hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc các bức xạ Mặt Trời xuyên qua các tầng khí quyển chiếu xuống Trái Đất. Sau khi hấp thụ bức xạ đó thì toàn bộ bề mặt đất sẽ nóng lên và CO₂ lại tiếp tục quá trình hấp thụ đó, khiến cho nhiệt độ không ngừng tăng lên.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Hiệu ứng nhà kính là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm khí quyển

Biến đổi khí hậu

Hiện nay, không chỉ chúng ta mà cả Trái Đất cũng đang chịu những ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Những biến đổi này trực tiếp ảnh hưởng đến các tầng sinh quyển và thủy quyển, dẫn đến phá hủy lớp vỏ bảo vệ Trái Đất và tầng khí quyển. Từ đó, sự sống của con người sẽ bị đe dọa và tạo ra nguy cơ tuyệt chủng với các loài sinh vật.

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Biến đổi khí hậu toàn đang tàn phá Trái Đất

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tầng khí quyển

Theo các nhà nghiên cứu môi trường học, ô nhiễm không khí chủ yếu là do khói, bụi đường, các luồng khí được thải ra từ hoạt động hàng ngày của con người như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hằng ngày,…Đây là nguyên nhân tác động gây ảnh hưởng trực tiếp đến bầu khí quyển, gây hại cho sức khỏe con người với các loại bệnh về hô hấp, ung thư,…Chính vì vậy, hiện nay các giải pháp đưa ra để chống ô nhiễm nguồn không khí được ban hành bằng nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước, các Bộ ban ngành nhằm tạo ra nguồn không khí chất lượng đảm bảo sức khỏe người dân, cũng như góp phần bảo vệ tầng khí quyển trên Trái Đất.

Chất CFC làm thủng tầng ozon trong bầu khí quyển

Tầng ozon là một lớp nằm trong tầng bình lưu trong các tầng khí quyển. Với vai trò bảo vệ, chống những tia cực tím chiếu xuống Trái Đất thì đây là lớp bảo vệ không thể thiếu trong việc duy trì sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, gần đây sư xuất hiện của CFC đang là một tác nhân chính gây ra tình trạng thủng tầng ozon. Các chất khí CFC đến từ việc xả thải chất khí trong các hoạt động công nghiệp, chủ yếu là từ Trung Quốc. Các hoạt động sản xuất này ngoài việc thải ra môi trường khí CFC, còn làm giải phóng khí clo và gây phá hủy tầng ozon, cũng như gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và làm hiệu ứng nhà kính nóng lên. 

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là:
Chất CFC là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủng tầng ozon và ô nhiễm khí quyển hiện nay

Như vậy, tầng khí quyển đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người như tạo và duy trì sự sống, cân bằng nhiệt độ trên toàn trái đất. Đồng thời, tầng khí quyển còn là lớp vỏ bảo vệ trước những tác nhân như thiên thạch, các bức xạ,…cực kỳ nguy hiểm cho sự sống trên bề mặt Trái Đất. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí và hiện tượng tầng ozon bị thủng đòi hỏi con người cần nâng cao ý thức và những việc làm dù nhỏ nhưng cũng góp phần tuyên truyền nhận thức loài người. Sự sống thuộc về chúng ta, cách duy trì sự sống ấy nằm trong lòng bàn tay của chính chúng ta! Hãy chung tay bảo vệ Trái Đất – vì một hành tinh xanh sạch đẹp.

Sau khi bạn đọc xong bài viết này mong rằng bạn đã hiểu khí quyển là gì? Vai trò cũng như là hậu quả khi bị ô nhiễm tầng khí quyển. Bạn hãy theo dõi thêm nhiều bài viết khác của mayhutbuidanang.net để bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!

Trong cấu trúc khí quyển, tầng quyết định khí hậu trái đất là: