Từ ngày 23 tháng 3 năm 2022 đến nay là bao nhiêu ngày

Sáng 23/7: Ca COVID-19 mới, ca nặng đều tăng, nguy cơ bùng phát dịch trở lại?

Theo các chuyên gia các biến thể phụ mới BA.4, BA.5 có khả năng thoát miễn dịch, do đó cần đặc biệt chú trọng việc tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 trong giai đoạn hiện tại để đối phó với làn sóng lây nhiễm của BA.4 và BA.5...

Ca COVID-19 nặng tăng cao nhất trong khoảng 1 tuần qua

Bộ Y tế cho biết ngày 22/7 có 1.142 ca mắc COVID-19 mới. Đây cũng là ngày thứ 4 liên tiếp số ca mắc COVID-19 mới trong ngày ở nước ta ở con số trên 1.000 ca/ ngày. Hôm qua sau nhiều ngày không có F0 tử vong đã ghi nhận 1 F0 ở Tây Ninh tử vong. Số bệnh nhân khỏi ngày 22/7 gấp 4 lần số mắc mới.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.766.128 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.609 ca nhiễm).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 9.842.176 ca. Trong số bệnh nhân đang theo dõi, giám sát có 51 trường hợp thở ô xy, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 35 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 8 ca ; Thở máy xâm lấn: 8 ca. Số bệnh nhân nặng gia tăng so với mấy ngày trước đó. Đây là con số cao nhất trong khoảng 1 tuần qua.

Cần tập trung nguồn lực để tiêm vaccine COVID-19 cho những đối tượng có nguy cơ

Theo Bộ Y tế, các biến chủng mới của virus có khả năng tiếp tục xuất hiện hoặc tiến hóa sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian dẫn đến có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại. Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước tại TP HCM, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Cao Bằng, Cần Thơ; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời

TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết biến thể phụ BA.4, BA.5 lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, có nước chiếm đến 60-70% ca mắc. Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện ca mắc hai biến thể phụ này. Điều này đặt chúng ta phải kiểm soát ca tăng nặng, thở máy, thở ECMO để có đáp ứng kịp thời vì số mắc có thể tăng nhẹ.

"Hiện thế giới cũng chưa có đánh giá đầy đủ về việc sau tiêm đủ 2 mũi cơ bản mà tiêm mũi 3-4 thì đáp ứng miễn dịch kéo dài bao lâu. Vì virus luôn biến đổi, xuất hiện thêm các biến thể mới nên rất khó dự báo diễn biến dịch trong thời gian tới"- TS Tâm nhấn mạnh.

Trong cuộc họp tại Bộ Y tế mới đây, chuyên gia WHO tại Việt Nam cho rằng: Về vaccine, chúng ta có quyền tự hào Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng không phải không có khó khăn, đặc biệt với sự xuất hiện biến chủng của Omicron, các biến thể phụ mới BA.4, BA.5 có khả năng thoát miễn dịch.

Tuy nhiên chuyên gia của WHO cũng nhấn mạnh một trong những can thiệp cực kỳ quan trọng liên quan đến vaccine là triển khai nhanh những liều tiêm nhắc. Cần đặc biệt chú trọng việc tiêm nhắc trong giai đoạn hiện tại để đối phó với làn sóng lây nhiễm của BA.4 và BA.5.

Khi báo cáo về tỷ lệ tiêm hằng ngày, các địa phương nên phân tích đầy đủ số liệu tiêm 3 và 4 tập trung vào nhóm nguy cơ  Nếu chưa đạt được tỷ lệ mong muốn ở nhóm này thì các đơn vị cần tập trung nguồn lực để tiêm. Lý do đây là đối tượng đe dọa nhập viện và tử vong lớn nhất khi mắc COVID-19.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 572,9 triệu ca, trên 6,39 triệu ca tử vong.

Trong ngày 21/7, Nhật Bản tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao kỷ lục, với 186.246 ca, tỷ lệ nhiễm dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron lên tới 96%. Thủ đô Tokyo là địa phương dịch diễn biến phức tạp nhất khi ghi nhận 31.878 ca mắc mới trong ngày 21/7, tăng 164% so với trước đó 1 tuần.

Với tỷ lệ sử dụng giường bệnh là 43,5%, cơ quan chức năng đã quyết định nâng cấp độ cảnh báo đối với hệ thống y tế lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp, đồng thời nâng cảnh báo tình trạng lây nhiễm COVID-19 lên mức cao nhất. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 17/3, thủ đô Tokyo duy trì cả hai cấp độ cảnh báo ở mức cao nhất.

Ngày 22/7, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản (MHLW) đã đề xuất triển khai chương trình tiêm mũi thứ 5 vaccine phòng COVID-19 cho những đối tượng có nguy biến chứng cao như người cao tuổi.

Đồng thời đưa ra đề xuất mở rộng đối tượng tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 đối với nhân viên y tế và nhân viên điều dưỡng, đồng thời, xem xét chấp nhận tiêm chủng đồng thời vaccine COVID-19 và vaccine phòng ngừa cúm mùa.

Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đang triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 mũi thứ 4 và chỉ giới hạn đối tượng là những người cao tuổi, người có bệnh nền, hoặc những người được bác sỹ chuẩn đoán có nguy cơ biến chứng cao. Hai loại vaccine được sử dụng là vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và hãng Moderna.

Báo Sức khỏe và đời sống

Hà Nội: Số ca mắc tay chân miệng tăng nhưng ít nguy cơ gây dịch lớn

6 tháng đầu năm 2022, Hà Nội ghi nhận 1.028 trường hợp mắc tay chân miệng, không ghi nhận tử vong. Số mắc tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (191 mắc/0 tử vong). Trong thời gian tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp bệnh nhưng ít nguy cơ gây dịch lớn...

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm do Sở Y tế Hà Nội tổ chức ngày 22/7.

Theo Sở Y tế Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị trong ngành đã thực hiện các kỹ thuật mới trong KCB cho Nhân dân như triển khai kỹ thuật ECMO tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đức Giang. Tiếp tục triển khai các kỹ thuật mới trong chuyên ngành: Gây mê hồi sức như gây tê vùng dưới kích thích của máy dò thần kinh; Chẩn đoán hình ảnh như điều trị u dạng xương, diệt hạch dây V, thân tạng.; Mắt có phẫu thuật Laser không chạm - Smart Surf; Răng hàm mặt có phẫu thuật nội soi trong sỏi ống tuyến, cấy Implant một thì; Ngoại khoa làm chủ kỹ thuật ghép thận, hướng tới kỹ thuật ghép gan.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng số lượt khám chữa bệnh (KCB) trên địa bàn Thủ đô là 3.298.920 lượt tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng lượt điều trị nội trú là 522.419 lượt, tăng 19,3%; tổng lượt điều trị ngoại trú là 933.981 lượt, tăng 7,2%.

Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã làm tốt vai trò trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, thiết lập, duy trì hệ thống cơ sở điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế, giảm thiểu tỷ lệ người bệnh tử vong. Triển khai hiệu quả việc quản lý, giám sát người bệnh Covid-19 điều trị tại nhà; đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, từng cấp độ dịch.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định giao giường bệnh điều trị người bệnh Covid-19 tại 35/41 bệnh viện công lập trên địa bàn TP với tổng số 7.330 giường bệnh trong đó 1.240 giường bệnh điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch. Lũy tích từ đầu vụ dịch đến 30/6, Hà Nội đã điều trị cho 1.607.208 trường hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2022, điều trị 32.197 trường hợp người bệnh Covid-19 các mức độ trung bình, nặng, nguy kịch tại bệnh viện, tử vong 1.395 trường hợp (tỷ lệ 0,08%) thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (0,4%). Từ ngày 19/4/2022 đến nay không ghi nhận tử vong do Covid-19.

Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội hiện đang được kiểm soát tốt, toàn TP đã bước sang trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, trong những tuần gần đây ghi nhận sự gia tăng trở lại số mắc bệnh và sự lưu hành của biến chủng Omicron BA.5 (có khả năng lây lan mạnh hơn so với chủng cũ). Do đó, trong thời gian tiếp theo có thể ghi nhận sự gia tăng số ca mắc bệnh, cần giám sát chặt chẽ.

Toàn TP Hà Nội đã tiêm được 19.093.608 mũi vaccine phòng Covid-19, trong đó tỉ lệ tiêm mũi cơ bản đạt 97,8%, tỉ lệ tiêm mũi nhắc lại lần 1 đạt 96,6%, tiếp tục đang triển khai tiêm mũi nhắc lại lần 2 cho người dân, hiện đã tiêm được 20,3%.

Đối với sốt xuất huyết Dengue, Hà Nội ghi nhận 254 trường hợp mắc, không ghi nhận tử vong. Số mắc giảm so với cùng kỳ 2021 (295 trường hợp mắc, không ghi nhận tử vong). Hiện, đã bước vào mùa dịch hằng năm, Việt Nam ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ số mắc, số tử vong trên địa bàn cả nước (số mắc tăng 156%, số tử vong tăng gấp 4 lần). Nên trong thời gian tiếp theo dịch sẽ có diễn biến phức tạp, cần giám sát chặt, chuẩn bị sẵn cơ số thuốc, hoá chất, vật tư, nhân lực phục vụ phòng, chống, điều trị, kiểm soát dịch từ các ca bệnh, ổ dịch nhỏ, hạn chế tối đa tỉ lệ tử vong.

Ngoài ra, TP Hà Nội ghi nhận 1.028 trường hợp mắc tay chân miệng, không ghi nhận tử vong. Số mắc tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (191 mắc/0 tử vong). Trong thời gian tới có thể ghi nhận thêm các trường hợp bệnh nhưng ít nguy cơ gây dịch lớn...

Báo Kinh tế và đô thị

Nóng: Hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và mũi 4 của Bộ Y tế

Tại hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 ba tháng, tiêm mũi 4 ngay sau tiêm mũi 3 bốn tháng; Người từ 12- dưới 18 tuổi tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 năm tháng...

Trong văn bản về tăng cường triển khai tiêm vaccine COVID-19 gửi 9 bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.4, BA.5…

Việc tiêm vaccine COVID-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế đã có đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn về tiêm các mũi vaccine COVID-19, tuy nhiên thời gian vừa qua có những thông tin chưa chính xác về cách gọi tên các mũi tiêm.

Để thống nhất và tăng cường hơn nữa công tác triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19, tăng nhanh tỷ lệ bao phủ các mũi vaccine cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và những người có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn, thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến dịch mới có thể xảy ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế điều chỉnh, làm rõ về cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm.

Tiêm ngay cho các đối tượng ngay sau khi đủ thời gian, cụ thể:

Tiêm mũi 3:

Người trên 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 ba tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh.

Người từ 12 - dưới 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 năm tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.

Tiêm mũi 4 ngay sau mũi 3 bốn tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng;

Tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: trẻ đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine; tập trung truyền thông và tiêm chủng cho các đối tượng, đặc biệt cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, lưu ý các trẻ có nguy cơ cao, trẻ sống ở khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp; tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm vaccine đến từng địa bàn dân cư.

Công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn (địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ) và thông tin đến người dân để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.

Cũng tại văn bản này Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng tốc độ tiêm chủng vaccine cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên đặc biệt ưu tiên trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và trẻ có nguy cơ cao; nhanh chóng hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong ngành theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

Tăng cường truyền thông, tư vấn cho học sinh, sinh viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em, học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận, vận động các em và phụ huynh, người giám hộ hợp pháp của trẻ đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời.

Bộ Y tế đề nghị các Bộ chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, quân nhân, chiến sỹ trong toàn ngành đảm bảo hoàn thành tiêm hết các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo thông tin của Bộ Y tế, đến hết ngày 21/7, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 241.480.787 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 210.612.349 liều: Mũi 1 là 71.298.413 liều; Mũi 2 là 68.814.862 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.515.146 liều; Mũi bổ sung là 14.048.754 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 47.347.351 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 7.587.823 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi là 19.949.234 liều: Mũi 1 là 9.030.318 liều; Mũi 2 là 8.695.112 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 2.223.804 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 10.919.204 liều: Mũi 1 là 7.388.541 liều; Mũi 2 là 3.530.663 liều.

Theo đánh giá của Bộ Y tế thời gian qua, tiến độ tiêm mũi 3 và mũi 4 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế còn chậm; tiến độ tiêm mũi 1 và 2 của trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi rất chậm, đến nay nhiều địa phương tiêm mũi 2 chỉ đạt dưới 17%.

Báo Sức khỏe và đời sống

Nguyễn Thị Mai Trang

Video liên quan

Chủ đề