Uống thuốc lao bao lâu thì hết sốt

Bệnh lao là một bệnh rất phổ biến. Tại Việt Nam, người bị bệnh lao được điều trị miễn phí theo chương trình chống lao quốc gia, đa số được điều trị tại nhà. Nhiều người bị bệnh lo sợ rằng: liệu họ có phải cách ly với người thân trong gia đình hay không, uống thuốc kháng lao kéo dài như vậy liệu có ảnh hưởng tới sức khoẻ không, uống thuốc như thế nào cho đúng cách….?  Rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những vấn đề mà người bị bệnh lao cần phải lưu ý nhé.

Nội dung bài viết

  • 1. Có cần phải cách ly khi bị bệnh lao không?
  • 2. Tôi bị bệnh lao phổi, vậy người nhà của tôi có phải uống thuốc phòng bệnh lao không? Có phải đi khám về bệnh lao không?
  • 3. Uống thuốc như thế nào cho đúng cách?
  • 4. Uống thuốc chống lao lâu như vậy, liệu có tác dụng phụ gì nguy hiểm không?
  • 5. Khi bị bệnh lao cần có chế độ ăn, uống và sinh hoạt như thế nào? Có thể tiếp tục làm việc khi đang điều trị bệnh lao không?

1. Có cần phải cách ly khi bị bệnh lao không?

Uống thuốc lao bao lâu thì hết sốt

  • Bệnh lao là 1 bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh lao có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ.
  • Bệnh lao gồm nhiều loại bệnh khác nhau bao gồm: lao phổi (thường gặp nhất), lao hạch, lao các màng (màng phổi, màng bụng, màng não..), lao xương khớp, lao da…. Nhưng chỉ có người bị bệnh lao phổi thì mới có khả năng lây nhiễm cho người khác. Việc lây nhiễm bệnh lao chủ yếu qua đường hô hấp: do người bệnh nói, ho khạc đờm, hoặc đờm khạc ra khô thành bụi và bay lơ lửng trong không khí
  • Vì vậy, nếu bị lao phổi, bạn nên :
    • Hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch kém.
    • Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho.
    • Không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên.
    • Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở: thông khí tự nhiên (thường xuyên mở cửa ra vào, cửa sổ, đảm bảo thông thoáng, có ánh nắng ), thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn.

>> Xem thêm: Lao kháng thuốc: Vấn đề sức khỏe cần đáng được quan tâm

2. Tôi bị bệnh lao phổi, vậy người nhà của tôi có phải uống thuốc phòng bệnh lao không? Có phải đi khám về bệnh lao không?

  • Người bị bệnh lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm là nguồn lây bệnh cho những người xung quanh. Vì vậy người lớn cùng nhà với người bệnh cần chú ý phòng tránh để không lây nhưng không cần phải uống thuốc phòng lao.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi sống cùng người bệnh nên cần uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Người lớn và trẻ em lớn trong gia đình người bị bệnh lao cần phải đến cơ sở chống lao để khám xem hiện tại có mắc bệnh lao không và sẽ được hướng dẫn về những dấu hiệu, hay triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lao để có thể giúp phát hiện sớm bệnh lao.

>> Xem thêm: Bệnh lao phổi: 6 điều cơ bản cần biết

3. Uống thuốc như thế nào cho đúng cách?

Người bị bệnh lao được điều trị theo phác đồ chuẩn, thống nhất trong toàn quốc. Nếu bạn bị bệnh lao, bạn cần tuân thủ đúng phác đồ đã được đưa ra, và nên lưu ý:

  • Uống thuốc phải đúng liều lượng

Vì liều thuốc lao được tính theo cân nặng của bạn, vì vậy nếu bạn tăng cân hoặc giảm cân thì nên báo với nhân viên y tế theo dõi điều trị của bạn để được chỉnh liều phù hợp với cân nặng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc. Vì nếu dùng liều thấp quá sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi
khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao quá dễ gây tai biến.

  • Uống thuốc phải đều đặn, đúng giờ

Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa ( thông thường uống trước bữa ăn trưa 2 giờ).

  • Phải uống thuốc đủ thời gian để tránh tái phát  

Thời gian uống thuốc chống lao thường kéo dài, ít nhất là 6 tháng tuỳ theo từng phác đồ. Tuyệt đối không được bỏ dở quá trình điều trị. Vì nếu bỏ dở điều trị thì bệnh không khỏi hoàn toàn, nhanh tái phát trở lại và đặc biệt nguy hiểm là vi khuẩn lao trở nên kháng lại các thuốc chống lao và việc điều trị về sau này sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

>> Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi

4. Uống thuốc chống lao lâu như vậy, liệu có tác dụng phụ gì nguy hiểm không?

Uống thuốc lao bao lâu thì hết sốt

Các thuốc chống lao đã được kiểm định là đảm bảo tính an toàn đối với người bệnh mặc dù thời gian uống thuốc kéo dài. Đa số những người điều trị bệnh lao đều không gặp các tác dụng phụ của thuốc hoặc chỉ gặp những biểu hiện nhẹ, thoáng qua (buồn nôn, ngứa nhẹ, chóng mặt.. ). Nhưng có 1 số trường hợp có thể gặp các tác dụng phụ nặng nề. Nếu có các biểu hiện sau đây, bạn nên ngừng thuốc và thông báo ngay với nhân viên y tế:

  • Ù tai, điếc.
  • Buồn nôn, nôn nhiều, đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt.
  • Mẩn ngứa nhiều, phát ban ở da.
  • Đau thắt lưng đột ngột, sốt, tiểu tiện ít hoặc không có nước tiểu.
  • Sưng đau các khớp: chân, vai, đầu gối…
  • Giảm thị lực, mù màu, tầm nhìn bị hẹp lại

5. Khi bị bệnh lao cần có chế độ ăn, uống và sinh hoạt như thế nào? Có thể tiếp tục làm việc khi đang điều trị bệnh lao không?

Uống thuốc lao bao lâu thì hết sốt

Thức ăn trong một bữa ăn cần bao gồm đầy đủ nhóm: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Sinh hoạt điều độ, uống đủ nước. Bỏ thói quen có hại cho sức khỏe như: hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.

Bạn vẫn có thể tiếp tục làm việc khi đang điều trị bệnh lao, nhưng nên nghỉ ngơi trong 1 đến 2 tháng đầu điều trị cho đến khi thấy khỏe hơn.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

YouMed - Tin Y Tế duy nhất tại Việt Nam đạt chứng chỉ HONcode - 100% biên soạn bởi Bác sĩ, Dược sĩ

Health on the Net (HON) là một tổ chức y khoa quốc tế được thành lập vào năm 1995 tại Geneva, Thụy Sĩ. Từ đó đến nay, HON đã thực hiện chứng nhận cho các trang web y tế uy tín hàng đầu thế giới như WebMD, Mayo Clinic… Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (US National Library of Medicine - NLM) gợi ý chứng nhận “HONcode” là một trong những cơ sở để xác định sự tin cậy của một trang tin chuyên về y tế.

YouMed đã phải tuân thủ nghiêm ngặt 8 tiêu chí để có thể được HON chứng nhận. 2 tiêu chí nổi bật nhất là tất cả bài viết đều được dẫn nguồn chính thống và được viết bởi 100% Bác sĩ, Dược sĩ. Chính điều này tạo nên điểm khác biệt giữa YouMed và các trang web khác.