Vai trò của quan hệ cạnh tranh là gì

Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là?

A. Giun sán sống trong cơ thể lợn.

B. Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng.

C. Vi khuẩn lam sống cùng với nấm.

D. Thỏ và chó sói sống trong rừng.

Đáp án đúng B.

Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng, nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Lúa và cỏ dại tranh giành nhau về ánh sáng, phân bón,… đây là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.

– Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

– Quá trình hình thành quần thể

+ Đầu tiên những cá thể cùng loài đến môi trường sống mới; những cá thể nào không thích nghi với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu diệt hay di cư đến nơi khác.

+ Những cá thể còn lại sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

Xem thêm: Cạnh tranh là gì?

Quan hệ giữa các các thể trong quần thể bao gồm:

– Quan hệ hỗ trợ

+ Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản …đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

+ Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể.

Ví dụ: Các cây sống thành nhóm gần nhau có thể chịu đựng được gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước; các cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ để chia sẻ chất dinh dưỡng với nhau làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên

– Quan hệ cạnh tranh

+ Xuất hiện khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác, con đực tranh giành con cái,…

+ Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Ví dụ: Khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau; cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

2. Quá trình hình thành quần thể

- Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới.

- Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.

- Giữa các cá thể cùng loài hình thành những mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

1. Quan hệ hỗ trợ

- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản…

- Ví dụ: Các cây thông nhựa liền rễ nhau → Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn; Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn → Bắt mồi và tự vệ tốt hơn.

- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

2. Quan hệ cạnh tranh

- Nguyên nhân: Cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

- Các hình thức cạnh tranh:

+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, thức ăn… giữa các cá thể cùng một quần thể.

+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc ngược lại.

- Ý nghĩa: Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Thứ nhất, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Cạnh tranh là sự chạy đua kinh tế, mà muốn thắng trong bất kì cuộc chạy đua nào cũng đòi hỏi phải có sức mạnh và kĩ năng. Cạnh tranh luôn có mục tiêu lâu dài là thu hút về mình ngày càng nhiều khách hàng nên nó buộc các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao với giá thành ngày càng hạ. Cạnh tranh luôn mang đến hệ quả là doanh nghiệp nào có tiềm lực, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả sẽ tiếp tục vươn lên tồn tại, doanh nghiệp nào không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Bởi vậy, cạnh tranh là liều thuốc thần kì tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ hai, cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học, kĩ thuật mới, cải tiến công nghệ nhằm kinh doanh có hiệu quả. Điều đó dẫn đến kết quả là sẽ có nhiều sản phẩm tốt hơn sẵn có trên thị trường. Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường với giá phải chăng thì nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và thu lợi nhuận cao. Điều này khiến các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng loại phải quan tâm đến cải tiến về hình thức và chất lượng sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật. Vì vậy, cạnh tranh cũng là cơ hội bắt buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu tiếp cận với công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật vì chỉ có khoa học, công nghệ mới có thể trợ giúp hữu hiệu cho sản xuất, kinh doanh giảm giá thành sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm. Như vậy, cạnh tranh còn là nguồn gốc, động lực để phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ cao.

Thứ ba, cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn cho người tiêu dùng và làm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Thông qua quy luật cung càu, cạnh tranh có khả năng nhanh nhạy trong việc phát hiện và đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Sự lựa chọn và sức tiêu thụ hàng hoá của họ là thước đo chính xác cho yêu cầu về chất lượng và độ phù hợp của một sản phẩm. Cạnh tranh gây tác động hên tục đến giá cả sản phẩm trên thị trường, buộc các doanh nghiệp phải phản ứng tự phát để chọn phương án kinh doanh sao cho chi phí nhỏ hiệu quả cao, chất lượng tổt để phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Bởi vậy, trong điều kiện có cạnh tranh, người tiêu dùng là thượng đế, là trung tâm thị trường quyết định sự sống còn của sản phẩm, buộc các nhà kinh doanh phải thoả mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm mà họ muốn mua.

Thứ tư, cạnh ưanh buộc các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải sử dụng các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên một cách tối ưu nhẩt.Khi tham gia thị trường có tính cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng các nguồn lực vào kinh doanh. Họ phải tính toán để sử dụng các nguồn lực này sao cho hợp lí và có hiệu quả nhất. Do đó, các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên phải được vận động, chu chuyển hợp lí để phát huy hết khả năng vốn có đưa lại năng suất, chất lượng cao.

Môi trường cạnh tranh là môi trường mà ở đó, các doanh nghiệp luôn phải vận động, đổi mới, cải tiến không chỉ công nghệ mà cả chủng loại, kiểu dáng, phương thức kinh doanh. Theo cách đó, cạnh tranh tạo ra sự đổi mới liên tục và động lực phát triển liên tục. Vì những lẽ trên đây mà một nhà nước văn minh trong cơ chế thị trường hiện đại phải là nhà nước có nhiệm vụ và chức năng phát hiện, thừa nhận bảo vệ và khuyến khích những khả năng và thuộc tính tốt đẹp của cạnh tranh. Bên cạnh đó, để khắc phục những khuyết tật của thị trường do cạnh tranh đem lại, mỗi quốc gia đều phải có chính sách cạnh tranh và trên cơ sở đó, điều tiết hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

 

2. Nhu cầu điều tiết cạnh tranh của nhà nước

Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và có nhiều vai trò tích cực khác đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Đối với bản thân các doanh nghiệp, cạnh tranh làm giảm lợi nhuận nên các doanh nghiệp có xu hướng né tránh cạnh tranh. Cách tốt nhất để không phải cạnh tranh là có được sức mạnh thị trường để từ đó có khả năng chi phối, kiểm soát giá cả trên thị trường. Sức mạnh thị trường được tạo nên bởi các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền hoặc các doanh nghiệp thoả thuận để hạn chế cạnh tranh trên thị trường hoặc tập trung sức mạnh kinh tế với nhau. Khi đã có sức mạnh thị trường, doanh nghiệp sẽ tìm cách tiêu diệt đối thủ cạnh tranh, ngăn cản sự gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng, đầu cơ lũng đoạn thị trường, tàng giá, giảm giá, phá giá tuỳ tiện gây tác hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

Do đó, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhà nước cần điều tiết cạnh tranh, điều chỉnh các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo đảm chúng không thao túng thị trường. Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh được thừa nhận ở tất cả các quốc gia phát triển theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước luôn phải tôn trọng các quy luật chung vốn có của thị trường đồng thời không làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Để điều tiết cạnh tranh, nhà nước sử dụng chính sách cạnh tranh (competition policy).

 

3. Chính sách cạnh tranh

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách cạnh tranh. Có quan điểm cho rằng, chính sách cạnh tranh chỉ bao gồm các quy tắc và quy định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế.(1) Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế và các luật gia cho rằng cần hiểu chính sách cạnh tranh theo nghĩa rộng hơn. Theo đó, chính sách cạnh tranh là tổng thể các biện pháp, công cụ vĩ mô của nhà nước nhằm đảm bảo tự do cạnh tranh và điều tiết cạnh tranh trong nền kinh tế, duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng phù hợp với lợi ích chung của xã hội.

Theo nghĩa này, chính sách cạnh tranh là một phần của chính sách kinh tế sẽ bao gồm hàng loạt các cải cách và chính sách mà chính phủ đưa ra ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của doanh nghiệp và cấu trúc ngành trong quá trình cạnh tranh. Chính sách cạnh tranh được ban hành với mục tiêu chủ yếu là để duy trì và phát huy cạnh tranh như phương thức để phân bổ nguồn lực hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường đồng thời tạo điều kiện để người tiêu dùng được cung ứng đầy đủ hàng hoá với chất lượng tốt nhất và giá cả rẻ nhất. Chính sách cạnh tranh bao gồm các bộ phận sau:

 

3.1 Chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cạnh tranh trong nền kinh tế. Lượng hàng hoá có trên thị trường nội địa phụ thuộc vào độ mở của nền kinh tế với nước ngoài. Thắt chặt chính sách thương mại với nước ngoài có thể dẫn đến các doanh nghiệp trong nước thao túng thị trường. Mặt khác, tự do hoá thương mại tạo dòng chảy hàng hoá vào nền kinh tể quốc tế nên có ảnh hưởng lớn đến tính chất và cạnh tranh trên thị trường quốc tế đồng thời thúc đẩy cạnh tranh trong nước.

 

3.2 Chính sách công nghiệp

Mức độ cạnh tranh ttong nền kinh tế phụ thuộc vào quan điểm của quốc gia đó đối với việc gia nhập và phát triển của các doanh nghiệp. Các quy định điều chỉnh việc gia nhập và thành lập doanh nghiệp ở một quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường cạnh tranh. Nếu một quốc gia thực hiện chính sách hạn chế sự gia nhập và tăng trưởng của các công ti gắn với điều kiện cấp phép và các điều kiện nghiêm ngặt cho việc ra đời của doanh nghiệp thì sẽ ít công ti tham gia vào thị trường và do đó mức độ cạnh tranh sẽ thấp. Một chính sách cạnh tranh có hiệu quả là ủng hộ việc gỡ bỏ các rào cản và tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng đầu tư thông qua các quy định pháp luật thể hiện việc tự do hoá đầu tư cũng như tạo ra các thủ tục hành chính đơn giản cho hoạt động đầu tư, thành lập doanh nghiệp.

 

3.3 Chính sách tư nhân hoá (cổ phần hoá)

Sự tham gia trực tiếp của chính phủ trong quá trình sản xuất và phân phối của nền kinh tế sẽ cản trở sự tham gia của tư nhân và đẫn đến hạn chế cạnh tranh. Điều đó là kết quả của sự thiếu bình đẳng trong cạnh tranh khi chính phủ không hỗ trợ các công ti tư nhân bằng công ti nhà nước. Để đảm bảo môi trường cạnh tranh chính phủ các nước áp dụng giải pháp tư nhân hoá, cổ phần hoá để nâng cao hiệu quả phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

 

3.4 Chính sách lao động

Các quy tắc lao động ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và tiện ích sản xuất, do đó nếu quy định cúa luật lao động nghiêm ngặt có thể được coi là rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị trường làm cho việc gia nhập và cạnh tranh ít hơn. Ví dụ, mức lương tối thiểu cao hay yêu cầu quá cao về bảo hộ lao động có thể là rào cản gia nhập thị trường; các quy định bảo hộ quá mức để công nhân không bị sa thải có thể coi là rào cản thoát khỏi thị trường.

 

3.5 Cải cách điều tiết kinh tế ngành

Sự mở cửa các lĩnh vực như điện, nước, viễn thông cho tư nhân tham gia kinh doanh cho thấy nhu cầu cấp thiết phải cổ quy định pháp luật điều tiết hoạt động kinh tế trong những lĩnh vực này. Với vai trò điều tiết của mình, các hoạt động và đề xuất của các cơ quan điều tiết ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh bởi các cơ quan này quyết định điều kiện gia nhập (thông qua việc cấp phép) và khả năng tồn tại (thông qua quy định thuế quan). Do đó, quan điểm của một quốc gia đối với chính sách cải cách điều tiết kinh tế ngành sẽ quyết định tính chất cạnh tranh phù hợp trong nền kinh tế đó.

 

3.6 Chính sách về quyền sở hữu trí tuệ

Chính sách cạnh tranh có liên quan đến chính sách về quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ, cho phép người nắm quyền sở hữu trí tuệ được độc quyền pháp lí đối với một sản phẩm, dịch vụ sáng tạo ra mà có thể dễ bị lạm dụng. Mặt khác chính sách cạnh tranh ủng hộ việc các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực tồn tại độc quyền. Bởi vậy, một cách lí tưởng nhất là luật sở hữu trí tuệ vừa tạo ra các cơ chế linh hoạt cho phép bảo hộ người sáng tạo đồng thời tạo khoảng trống để chính phủ có thể hành động trong trường hợp có sự lạm dụng những quyền này. Do đó, chính sách quyền sở hữu trí tuệ của một quốc gia cho phép thực hiện những biện pháp chống lại hành vi phản cạnh tranh đóng vai trò quan trọng hình thành mức độ cạnh tranh trên thị trường.

 

3.7 Luật cạnh tranh

Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, ban hành pháp luật luôn được xem là công cụ hữu hiệu nhất của nhà nước để can thiệp, điều tiết cạnh tranh một cách có hiệu quả. Luật cạnh tranh được coi là công cụ quan trọng nhất của chính sách cạnh tranh và là trung tâm trong cơ chế điều tiết cạnh tranh của một quốc gia. Hiện nay, trên thế giới tại tất cả các châu lục, có khoảng 130 quốc gia đã ban hành luật cạnh tranh, bên cạnh đó một số quốc gia đang trong quá trình soạn thảo luật cạnh tranh. ở nhiều nước trên thế giới, luật cạnh tranh được hiểu bao gồm đạo luật cạnh tranh, các phán quyết của toà án và các quy định dưới luật để hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh nhằm hình thành cơ chế ngăn chặn hành vi phản cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhìn chung luật cạnh tranh chủ yếu điều chỉnh nhằm kiểm soát 4 loại hành vi gây hạn chế cạnh tranh: sáp nhập, mua lại doanh nghiệp gây hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền; thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Ở một sổ nước, luật cạnh tranh còn bao gồm các quy định chống lại hành vi cạnh tranh đi ngược lại với đạo đức kinh doanh, trái với thông lệ trung thực, thiện chí (hành vi cạnh tranh không lành mạnh).

Từ lập luận nêu trên, điều quan trọng cần lưu ý là Luật cạnh tranh giữ vai trò quan trọng nhất trong chính sách cạnh tranh nhưng không đồng nghĩa với chính sách cạnh tranh. Luật cạnh tranh chỉ là một bộ phận của chính sách cạnh tranh và chỉ là một bước hướng tới việc hình thành chính sách cạnh tranh. Đặt ra ngoài tổng thể của chính sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh sẽ không có hiệu quả đối với việc điều tiết cạnh tranh. Bởi vậy, ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada đã có hơn một thế kỉ thực thi luật cạnh tranh, hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chính sách cạnh tranh.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật cạnh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.