Văn hóa đại chúng Hàn Quốc là gì

Văn hóa đại chúng Hàn Quốc là gì

Học giả người Mỹ Joseph Nye – người đã đưa ra thuật ngữ “quyền lực mềm” – định nghĩa: Đây là khả năng đoạt lấy thứ mình muốn thông qua sự hấp dẫn thay vì ép buộc, xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách của một quốc gia.

Tác giả cuốn sách The Birth of Korean Cool (Giải mã Hàn Quốc sành điệu) – Euny Hong lý giải khá rõ cách thức Hàn Quốc đã chinh phục thế giới thông qua ngành giải trí của mình.

Sau hàng thập niên nỗ lực thoát nghèo, năm 1997, Hàn Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á. Tình hình nợ khẩn cấp đã chặn đứng nhiều ngành xuất khẩu, buộc ngành công nghiệp Hàn Quốc, bao gồm cả ngành giải trí, phải vắt óc tìm ra hướng đi mới để bù đắp doanh thu. Và Pop culture (văn hóa nhạc pop) chính là một lĩnh vực tiêu biểu được lựa chọn, vì nhiều lý do, trong đó lý do chính là nó không đòi hỏi nhiều cơ sở hạ tầng. Văn hóa Hàn được chú trọng để mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thay đổi triệt để để có thể trở thành một thứ hàng hóa xuất khẩu được và mang lại kinh tế hiệu quả.

Làn sóng Hàn làm thay đổi rất mạnh những cái nhìn về xuất khẩu của Hàn Quốc trước đây khi Samsung hay Hyundai trở thành những đế chế xuất khẩu hàng đầu Hàn Quốc nhưng bên trong không có những thông điệp văn hóa. Kể từ lúc này, những sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc đều ít nhiều dính dáng đến văn hóa. Để hỗ trợ cho Hallyu, chính phủ thay đổi chính sách kiểm duyệt văn hóa, khoảng năm 1996. Những gì là cấm kỵ trước đó như mặc áo quần khêu gợi, chuyện giới tính, sex… được nới lỏng, đồng thời, chính phủ cũng đòi hỏi cấp thiết là trong sự thay đổi đó phải có ý nghĩa tích cực, ưu tiên cho những giá trị của văn hóa Hàn Quốc.

Làn sóng Hàn Quốc bắt đầu thổi tung châu Á là vào năm 2005 khi doanh thu xuất khẩu sản phẩm văn hóa lên tới 22 tỷ USD. Một thành công ngoài sức tưởng tượng của người Hàn – vũ điệu đã trở thành hiện tượng Gangnam Style – dù có chút đi ngược lại yếu tố xuất khẩu của văn hóa Hàn Quốc, nhưng vẫn cho thấy đó là lứa quả ngọt mà người Hàn Quốc sau nhiều năm vun trồng bắt đầu thu lợi một cách ấn tượng.

Truyền thông phương Tây cho rằng Gangnam Style làm cho thương hiệu Hàn Quốc hấp dẫn hơn bao giờ hết, chứng minh sự quan tâm rất lớn của chính quyền Hàn Quốc dành cho văn hóa và đã đẩy vị thế Hàn Quốc lên một tầm cao mới trong mắt quốc tế.

Người Hàn tin rằng, khi người nước ngoài chú ý nhiều hơn đến những ca sĩ, điện ảnh Hàn Quốc thì từ từ họ sẽ phát triển một niềm yêu thích với những sản phẩm Hàn Quốc và sẽ mua chúng. Thực tế chứng minh người Hàn đã đúng!

K-Pop và K-Drama là 2 trục chính của Hallyu. Do Hàn Quốc xuất phát muộn trong ngành này và phải bắt đầu từ con số 0, nên họ không có thời gian chờ đợi những thiên tài xuất hiện rồi chờ đợi các tác phẩm để đời. Họ cần phải chạy đua với thời gian với yêu cầu về tỷ lệ thành công phải ở mức cao. Các hãng thu âm Hàn Quốc chiêu mộ các ngôi sao trẻ tiềm năng từ rất sớm và trói buộc họ vào những bản hợp đồng có thời hạn dài đến hơn 10 năm.

Hãng SM Entertainment, một trong 3 hãng “ông trùm” của ngành giải trí Hàn Quốc, được Lee Soo Man sáng lập, một trong những du học sinh thời kỳ đầu của Hàn Quốc, trở về năm 1989 để lập nên đế chế giải trí của riêng mình với những sáng tạo mới và mô hình giải trí mới mà trước đó chưa bao giờ xuất hiện một cách chuyên nghiệp tại Hàn Quốc. SM Entertainment là một trong những công ty cho ra lò nhiều gương mặt để xuất khẩu giá trị văn hóa Hàn sang nhiều nước trong khu vực, với nhiều ngôi sao đang rất được yêu mến.

Các TV Series của Hàn thể hiện quyền lực mềm trong thực tế một cách rõ ràng nhất, chúng công khai và tinh tế quảng bá cho các giá trị, hình ảnh đặc trưng của xứ sở kim chi. Dưới tầm phủ sóng của phim Hàn, ngành công nghiệp mỹ phẩm, thời trang, hàng tiêu dùng, ô tô, điện thoại… có xuất xứ từ Hàn Quốc đã trở nên quen thuộc và dần được ưa thích tại khắp các thị trường.

Ngay đến một thị trường hùng mạnh và có bề dày văn hóa ngay sát cạnh Hàn Quốc là Nhật Bản cũng đã có lúc không thể thoát khỏi sức công phá mạnh mẽ của làn sóng Hàn.

  • Chăm sóc thú cưng - Ngành công nghiệp tỉ USD tại Hàn Quốc

  • Cuộc sống ở rìa biên giới Hàn - Triều

.

Để có thể giải quyết những vướng mắc trong quảng bá văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài, cũng như hướng đến việc phát triển làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallyu), Bộ VH-TTDL Hàn Quốc vừa thông báo sẽ thành lập Phòng hợp tác hỗ trợ các hoạt động Hallyu.

Văn hóa đại chúng Hàn Quốc là gì
Hàn Quốc mở tour du lịch khám phá các điểm quay phim của đạo diễn phim Parasite (Ký sinh trùng). Trong ảnh: Làng Ahyeon, một trong những địa điểm quay phim Parasite. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Bên cạnh đó, Bộ VH-TTDL Hàn Quốc cũng đã thành lập Nhóm phân tích chính sách thực hiện nhiệm vụ thu thập và phân tích dữ liệu văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch, làm nền tảng cho xây dựng chính sách và đánh giá thực hiện chính sách trong những lĩnh vực này.

Thuật ngữ “Hallyu” bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào cuối những năm 1990. “Hallyu” đã trở thành thuật ngữ phản ánh tất cả những gì thuộc về văn hóa đại chúng Hàn Quốc. Bước vào những năm 2000, sự xuất hiện của các bộ phim truyền hình nổi tiếng như Nàng Dae Jang-geum và Bản tình ca mùa đông càng khiến làn sóng Hallyu lan rộng hơn.

Mặc dù, khi thuật ngữ “Hallyu” mới xuất hiện, ngay cả người Hàn Quốc cũng nghĩ rằng nó chỉ là xu thế nhất thời và sẽ biến mất sau một hoặc hai năm. Nhưng ngày càng có nhiều phim truyền hình và bài hát K-pop được giới thiệu đến khán giả quốc tế, khiến cho sự quan tâm của thị trường nước ngoài dành cho văn hóa Hàn Quốc cũng tăng lên. Làn sóng văn hóa đại chúng Hàn Quốc khởi đầu đầy thuận lợi như vậy đã không chỉ dừng lại ở Trung Quốc mà còn vươn ra các thị trường khác, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

TTXVN