Vệ tinh quỹ đạo trung bình ứng dụng gì năm 2024

Năm 1993, chương trình Bắc Đẩu chính thức được khởi động với kế hoạch thực hiện theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1, 2000 - 2003; giai đoạn 2 đến năm 2012; giai đoạn 3 đến năm 2020. Tổng kinh phí cho toàn bộ dự án lên đến 10 tỷ USD.

Bắc Đẩu-1 là hệ thống định vị khu vực thử nghiệm gồm 4 vệ tinh (3 vệ tinh làm việc và 1 vệ tinh dự phòng). Các vệ tinh được thiết kế dựa trên công nghệ vệ tinh viễn thông địa tĩnh DFH-3 của Trung Quốc, trọng lượng tại thời điểm phóng là 1.000 kg/vệ tinh.

Vệ tinh quỹ đạo trung bình ứng dụng gì năm 2024
Ảnh minh họa: China Daily

Không giống như các vệ tinh sử dụng quỹ đạo trung bình Trái Đất (MEO) của GPS, GLONASS của Nga và GALILEO của châu Âu, Bắc Đẩu-1 sử dụng các vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh (GEO). Điều này có nghĩa Bắc Đẩu-1 không cần trang bị nhiều vệ tinh nhưng có hạn chế về phạm vi phủ sóng đến các khu vực trên Trái Đất. Theo đó, khu vực quan sát được nằm trong phạm vi 70°- 40° kinh độ Đông và 5°- 55° vĩ độ Bắc.

Bắc Đẩu-2 (hoặc Compass) không phải là phần mở rộng của Bắc Đẩu-1 mà là hệ thống định vị mới gồm 35 vệ tinh, trong đó có 5 vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh để tương thích với Bắc Đẩu-1 và 30 vệ tinh quỹ đạo phi tĩnh GSO (27 vệ tinh nằm trên quỹ đạo trung bình Trái Đất và 3 vệ tinh ở quỹ đạo phi tĩnh nghiêng (IGSO), có khả năng phủ sóng toàn cầu.

Hệ thống Bắc Đẩu-2 sử dụng tín hiệu mã hóa dựa trên công nghệ tiên tiến, có cấu trúc phức hợp tương tự như hệ thống GALILEO và GPS mới; cung cấp dịch vụ miễn phí cho dân thường và dịch vụ trả tiền dùng cho chính phủ và quân sự; trọng lượng 2.200kg, trọng lượng không nhiên liệu 1.100kg.

Ngày 23/6/2020, tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương (tỉnh Tứ Xuyên), Trung Quốc phóng thành công vệ tinh Bắc Đẩu-3GEO3, là vệ tinh cuối cùng trong hệ thống định vị Bắc Đẩu. Như vậy, hệ thống định vị Bắc Ðẩu gồm 35 vệ tinh đã giúp Trung Quốc củng cố vị thế số 1 về số vệ tinh định vị so với GPS (hiện có 31 vệ tinh trên quỹ đạo), GALILEO (22 vệ tinh) hay GLONASS (24 vệ tinh).

Từ khi hệ thống định vị Bắc Đẩu hoàn thành và chính thức đưa vào hoạt động, Trung Quốc bắt đầu thu được những lợi ích về nhiều mặt.

Một là về chiến lược quốc phòng. Đây là mục đích chính của Trung Quốc khi thiết lập hệ thống Bắc Đẩu. Hiện quân đội Trung Quốc đang sở hữu một lượng lớn các loại tên lửa đất đối không, đất đối đất, đất đối hạm, tên lửa hành trình tầm ngắn, tên lửa hành trình vượt đại châu… Những loại tên lửa này đa phần đều được trang bị thiết bị dẫn đường bằng vệ tinh.

Hai là, ứng phó với các vấn đề an ninh mới. Đây có thể chính là một trong các động lực khiến Trung Quốc thúc đẩy thiết lập hệ thống định vị Bắc Đẩu. Thông qua hệ thống này, Trung Quốc có thể giám sát, theo dõi việc sử dụng điện thoại di động, thiết bị dẫn đường, vô tuyến… của các đối tượng tội phạm, khủng bố nhằm kịp thời ứng phó với tình hình nếu có thể xảy ra.

Ba là, lợi ích về kinh tế và thương mại. Thông qua việc bán bản quyền, cho thuê đường truyền vệ tinh.. Trung Quốc sẽ tham gia cuộc cạnh tranh và phá thế độc quyền của Mỹ trong lĩnh vực truyền thông và di động trên thế giới, giúp giải quyết khó khăn trong liên lạc cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo thông tin liên lạc tại các đảo chiếm đóng ngoài khơi, đồng thời giúp kinh tế biển hoạt động diễn ra nhộn nhịp và an toàn.

Theo truyền thông Trung Quốc, đến nay, hơn 70% điện thoại di động, hàng triệu taxi, xe buýt, xe tải Trung Quốc đã sử dụng hệ thống định vị Bắc Ðẩu. Các dịch vụ sử dụng hệ thống Bắc Ðẩu cũng được cung cấp tại hơn 120 quốc gia. Giá trị lĩnh vực định vị vệ tinh của Trung Quốc có thể đạt 60 tỉ USD trong năm 2022.

Với việc hệ thống định vị dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc hoàn thành, bao phủ toàn bộ địa cầu, nước Mỹ đã cảm thấy “bất an” đối với tính năng kỹ thuật của hệ thống này. Vì vậy, Mỹ đã và đang đầu tư lớn vào lĩnh vực vệ tinh quân sự, nhằm chiếm ưu thế trong không gian vũ trụ để áp đảo, răn đe các nước muốn cạnh tranh với Mỹ về ưu thế quân sự trong tương lai, nhất là với Nga và Trung Quốc.

Việc châu Âu, Trung Quốc và một số nước khác đang tích cực xây dựng hệ thống định vị toàn cầu riêng, hoặc mở rộng ứng dụng cho toàn thế giới là nhằm mục đích không phụ thuộc vào GPS của Mỹ. Vì thế, giới quân sự cảnh báo rằng, trong tương lai gần sẽ có thêm các hệ thống dẫn đường vệ tinh khác đi vào hoạt động và có thể tạo ra nguy cơ về một “cuộc chiến tranh giữa các vì sao” giữa các cường quốc vũ trụ hàng đầu thế giới.

Tham dự Hội thảo có các nhà quản lý, chuyên gia và các nhà khoa học đến từ Cục Viễn thám Quốc gia, Cục Tần số vô tuyến điện, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học đo đạc bản đồ, Học viện Bưu chính viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, Cục Bản đồ, Binh chủng thông tin liên lạc, Học viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục 5 (Bộ Công an), các chuyên gia tập đoàn Airbus Defense and Space (ADS) - nhà thầu thiết kế, chế tạo và phóng vệ tinh VNREDSat-1 và lãnh đạo các đơn vị, Viện nghiên cứu trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hội thảo bao gồm các báo cáo khoa học tập trung làm nổi bật hiệu quả vận hành, khai thác và ứng dụng của hệ thống VNREDSat-1, các đóng góp của VNREDSat-1 trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ.

Tại Hội thảo, các báo cáo khoa học cũng cho thấy việc ứng dụng vệ tinh quan sát Trái đất của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng thời gian qua nhờ có vệ tinh VNREDSat-1.

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến hữu ích cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ, đặc biệt là nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục triển khai các hệ thống vệ tinh quan sát Trái đất với độ phân giải cao, khả năng phủ trùm và tần suất chụp lại hiệu quả nhằm bảo đảm tính liên tục và kế thừa của vệ tinh VNREDSat-1.

Vệ tinh quỹ đạo trung bình ứng dụng gì năm 2024

Vệ tinh VNREDSat-1 là kết quả hợp tác hiệu quả của các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài nguyên Môi trường và các công ty sản xuất vệ tinh của Cộng hòa Pháp, đã hoạt động gấp đôi thời gian theo thiết kế trên quỹ đạo là 5 năm, hiện vẫn đang tiếp tục hoạt động, cung cấp những bức ảnh chất lượng cao và ổn định. Vệ tinh đã thực hiện trên 53.000 vòng quanh Trái đất, tương đương 2,4 tỷ km quãng đường.

Đặc biệt, các tham số quỹ đạo vẫn được duy trì ổn định, cụ thể là độ cao (680km), góc nghiêng mặt phẳng quỹ đạo (98,1 độ) và giờ địa phương tại điểm xuống (10:32).

Vệ tinh VNREDSat-1 đã thực hiện tổng cộng 56 lần hiệu chỉnh quỹ đạo, trong đó có 2 lần hiệu chỉnh lớn, 15 lần hiệu chỉnh tránh va chạm và còn lại là các hiệu chỉnh kỹ thuật.

Lượng nhiên liệu còn lại trên vệ tinh là 2kg (so với 4,3kg khi đi vào quỹ đạo sau khi phóng), đủ để đảm bảo hoạt động điều chỉnh quỹ đạo trong vài năm tới, đồng thời thể hiện sự hiệu quả trong công tác điều khiển quỹ đạo vệ tinh.

Với tính ưu việt là sự chủ động và độ ổn định, hệ thống VNREDSat-1 đã và đang tiếp tục được khai thác một cách hiệu quả và cung cấp gần 160 nghìn cảnh ảnh trên các vùng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và trên toàn thế giới. Nó góp phần giám sát tích cực và chủ động phục vụ quản lý tài nguyên môi trường, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ các nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội cũng như bảo đảm quốc phòng-an ninh.

Vệ tinh quỹ đạo trung bình ứng dụng gì năm 2024

Triển lãm các bức ảnh do vệ tinh VNREDSat-1 chụp.

Hệ thống VNREDSat-1 tại Viện Công nghệ vũ trụ đã được kết nối trực tiếp với trạm thu và xử lý ảnh, dữ liệu đã được tính hợp đồng bộ vào hệ thống cơ sở dữ liệu viễn thám Quốc gia, do Cục Viễn thám Quốc gia quản lý để hình thành hệ thống khép kín.

Ngoài ra, Viện Công nghệ vũ trụ cũng đã xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu viễn thám của Viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với khả năng chụp ảnh toàn cầu, dữ liệu của vệ tinh VNREDSat-1 cũng đóng góp hiệu quả vào các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng các cấp (bao gồm chương trình cấp Nhà nước, cấp Bộ và hợp tác với các địa phương).

Đồng thời, VNREDSat-1 cũng tích cực đóng góp cho các nỗ lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong khu vực ASEAN và trên thế giới như việc tham gia tích cực vào các hoạt động của Sentinel Asia, UNESCAP, APRSAF,…

Sự thành công của Dự án VNREDSat-1 góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020, đã được Chính phủ phê duyệt năm 2006.

Việc tiếp tục vận hành an toàn hiệu quả vệ tinh VNREDSat-1 trong thời gian tới cũng như những kinh nghiệm đã thu được sẽ đóng góp không nhỏ vào quá trình thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030, bước đầu hình thành nền công nghiệp vũ trụ của Việt Nam, đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu về công nghệ vệ tinh quan sát trái đất trong khu vực.