Vì sao bão thường suy yếu dần vào đất liền

Vì sao bão thường suy yếu dần vào đất liền

Vị trí và hướng di chuyển bão số 9 - Ảnh: NCHMF

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay 20-12, bão số 9 tiếp tục suy yếu cường độ và đi ra khu vực phía bắc quần đảo Hoàng Sa.

Lúc 10h sáng nay, bão cách đảo Hoàng Sa khoảng 120km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/h), giật cấp 12.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc sau đổi hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới khi cách Hong Kong (Trung Quốc) khoảng 200km về phía Nam.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Đông Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Bắc Biển Đông.

Do ảnh hưởng của bão nên hôm nay ở vùng biển phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông, khu vực quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12, sóng biển cao 5-7m. 

Vùng biển ngoài khơi Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9, sóng biển cao 2-4m.

Giải thích về việc bão số 9 không đi thẳng vào đất liền mà đổi hướng đi vòng ngược lại ra biển, ông Vũ Anh Tuấn, trưởng phòng cảnh báo rủi ro thiên tai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết hoạt động của mỗi cơn bão phụ thuộc vào dòng dẫn đường, gọi là hệ thống cao cận nhiệt đới.

"Điểm đặc biệt của cơn bão Rai là được hình thành trên vùng biển tây bắc Thái Bình Dương có hệ thống cao cận nhiệt đới rất mạnh. Nhưng khi vào Biển Đông, hệ thống cao cận nhiệt đới của cơn bão không ổn định và khi đi sâu vào Biển Đông thì tiếp tục suy yếu. Đây là yếu tố khiến bão số 9 đi men theo phần phía tây của khối cao cận nhiệt đới và đổi hướng lên phía bắc nên không ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta", ông Tuấn giải thích thêm.

Sáng nay, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tiếp tục có công văn gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc đảm bảo an toàn ứng phó với bão số 9 và sớm phục hồi sản xuất.

Ban chỉ đạo yêu cầu các tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của bão, hướng dẫn các tàu thuyền đang hoạt động khu vực Bắc Biển Đông di chuyển trú tránh đảm bảo an toàn, đặc biệt là 13 tàu của Quảng Ngãi đang hoạt động trong khu vực nguy hiểm.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá cụ thể các điều kiện đảm bảo an toàn (về gió, sóng lớn trên biển, sóng khu vực ven bờ), bám sát thực tế để điều chỉnh kịp thời kế hoạch ra khơi đánh bắt vụ cá Bắc và các hoạt động khác trên biển, đảo, ven biển, cửa sông.

Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bão số 9 đã làm 1 người ở Bình Thuận chết và 1 người ở Quảng Ngãi mất tích. 7 tàu cá ở Bình Thuận bị chìm, trôi dạt.

Tại các đảo cũng bị thiệt hại nhiều tài sản như tấm pin năng lượng mặt trời, mái che... Riêng đảo Song Tử Tây bị gãy, đổ 90% cây xanh các loại, đất bị nhiễm mặn toàn bộ, tốc mái 530m2 nhà...

CHÍ TUỆ

Vì sao bão thường suy yếu dần vào đất liền
Ảnh minh họa
Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, hai nhà nghiên cứu Li và Chakraborty cho biết tốc độ phân ra sau khi đổ bộ của các xoáy thuận nhiệt đới từ Bắc Đại Tây Dương đã thay đổi đáng kể từ những năm 1960 - đó là cường độ của chúng giảm theo thời gian. Sự thay đổi chủ yếu là do nhiệt độ bề mặt biển ấm lên. Công trình nghiên cứu này làm tăng thêm những lo ngại rằng các xoáy thuận nhiệt đới có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn trong tương lai.

Li và Chakraborty đã phân tích dữ liệu cường độ của các cơn bão đổ bộ vào Bắc Mỹ từ năm 1967 đến năm 2018. Họ nghiên cứu sự suy giảm cường độ của bão trong vòng 24 giờ sau khi đổ bộ để xác định khoảng thời gian chúng phân rã. Sau đó, họ kiểm tra các xu hướng trong khoảng thời gian này.

Các tác giả nhận thấy các cơn bão phân rã chậm hơn do duy trì cường độ cao hơn trên đất liền trong thời gian dài hơn. Xu hướng này thay đổi trong dài hạn và phù hợp với sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt biển trong khu vực Vịnh Mexico và phía Tây Carribean, những nơi tiếp giáp với đất liền và cung cấp độ ẩm cho các cơn bão trước khi đổ bộ. Các khoảng thời gian thay đổi của sự phân rã các cơn bão cũng tương quan với sự thay đổi nhiệt độ trung bình bề mặt biển hằng năm.

Tiếp theo, Li và Chakraborty tự hỏi liệu có yếu tố khác ảnh hưởng đến sự thay đổi của chu kỳ phân rã bão hay không. Họ phát hiện ra rằng một phần nguyên nhân có thể là do vị trí đổ bộ của các cơn bão đang dịch chuyển dần về phía Đông. Các yếu tố khác, bao gồm tốc độ di chuyển khi bão đổ bộ và cường độ tại thời điểm đổ bộ, lại không hề quan trọng.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đi tìm lý do tại sao nhiệt độ tăng lại ảnh hưởng đến sự phân rã chậm của bão. Thông thường, nguồn năng lượng chính của xoáy thuận nhiệt đới là hơi nước bốc lên từ dải mây bao quanh mắt bão - thứ thường biến mất nhanh chóng khi vào đất liền. Tuy nhiên, độ ẩm còn sót lại trong cơn bão cũng có thể cung cấp một nguồn năng lượng tạm thời cho bão. Các mức độ của độ ẩm còn sót lại này sẽ tăng theo nhiệt độ trên cơ sở các định luật nhiệt động lực học.

Hai nhà nghiên cứu cho rằng. việc phân tích dữ liệu lịch sử dọc theo các vùng ven biển ở các khu vực khác trên thế giới cùng với các mô phỏng trên phạm vi nhiệt độ và khí hậu rộng hơn có thể giúp kiểm tra thêm mức độ chắc chắn của các phát hiện này nhằm dự đoán những thay đổi trong tương lai về tốc độ phân rã của bão. Ảnh hưởng của độ ẩm còn sót lại trong bão cũng cần được nghiên cứu thêm để làm rõ tác động này của nó đến quá trình phân rã sau khi bão đổ bộ như thế nào.

Vũ Phong (theo Nature)


Theo tin từ TT KTTV TƯ cho biết, hôm nay (25.6) bão đi vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Bão đi vào đất liền và suy yếu thành áp thấp

Hồi 23 giờ ngày 24.6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là khoảng từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 10 giờ ngày 25.6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 106,1 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, đêm và sáng sớm nay (25.6) ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) còn có gió giật mạnh cấp 6-8. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động mạnh.

Ở phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi Bắc Bộ (bao gồm cả Nam Tây Bắc). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Theo Lao động

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ