Vì sao cần có kỹ năng công nghệ

Mới đây, Bộ Khoa học - Công nghệ đưa ra dự thảo về các công nghệ chủ chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối, thiết bị nano, tế bào nhiên liệu, năng lượng hydrogen, xe tự lái, thiết bị tự bay, công nghệ ánh sáng và quang tử, công nghệ thần kinh, tin sinh học, nông nghiệp chính xác, y học cá thể hóa, y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô...

PGS-TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, nhìn nhận đây đều là những công nghệ xu thế và được ưu tiên phát triển ở các quốc gia lớn trên thế giới. “Tuy nhiên, ở Việt Nam đa số vẫn là những lĩnh vực mới mẻ. Các trường ĐH mới chỉ đang tiếp cận một số công nghệ vì để đưa vào đào tạo như một ngành học hay một môn học thì không đơn giản. Phải xây dựng được đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình, đầu tư cơ sở vật chất”, ông Thuận nói.

Một khi công nghệ mới xuất hiện thì kéo theo các kỹ năng mới để người lao động có thể làm chủ được công nghệ đó. Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới tổ chức năm 2019 cũng đã đưa vào 24 nghề về “kỹ năng tương lai”, là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và doanh nghiệp trên thế giới liên quan đến các công nghệ mới, tư duy mới đang được ưu tiên phát triển ở nhiều quốc gia.

Cần thay đổi để thích ứng

Theo ông Nguyễn Chí Trường, để đáp ứng xu hướng phát triển của thế giới, giáo dục phải thay đổi tư duy, lấy kỹ năng làm mục tiêu và động lực để có những chương trình đào tạo phù hợp và đổi mới theo hướng tiếp cận linh hoạt.

“Điều này đòi hỏi phải có quá trình và thay đổi rất nhiều thứ. Các cơ quan hoạch định chính sách cũng nên lấy kỹ năng lao động làm mục tiêu, thước đo để có những chính sách phát triển phù hợp trong tương lai. Trước mắt phải đầu tư vào các kỹ năng nền tảng cơ bản nhưng cũng phải đảm bảo tính đa dạng, tính liên ngành liên nghề để sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi”, ông Trường chia sẻ thêm.

Theo ông Trường, do trường ĐH ở Việt Nam chưa đào tạo các kỹ năng, công nghệ mới, nhân lực rất hạn chế nên một số doanh nghiệp lớn phải bỏ ra rất nhiều tiền để nhập công nghệ nước ngoài về và thuê đội ngũ có kỹ năng từ nước ngoài để vận hành công nghệ. Ông Trường cho rằng hệ thống các trường ĐH, trường nghề cần nhanh chóng xây dựng các kế hoạch đào tạo theo xu thế này, nếu không sẽ thua thiệt.

Ông Trương Ngọc Hoàng, Giám đốc Công ty Festo Việt Nam, cũng cho rằng: “Công việc thay đổi, cơ sở đào tạo cũng phải thay đổi và người học cũng phải thay đổi. Các trường ĐH, CĐ, trung cấp phải nhanh chóng nghiên cứu và xây dựng chương trình đáp ứng các yêu cầu mới về kỹ năng, công nghệ. Các công ty nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, nếu chúng ta không đào tạo đáp ứng được nguồn nhân lực cả chất và lượng thì tất yếu lao động nước khác sẽ vào thay thế”.

Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, cũng cho rằng kỹ năng mà công dân thế kỷ 21 cần có là khả năng thích ứng với những thay đổi đang diễn ra hằng ngày, điều mà tại trường ĐH, CĐ, trung cấp chưa thực sự chú trọng đưa vào dạy.

Tin liên quan

Tại sao phải đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên? là câu hỏi mà nhiều nhà quản lý đặt ra. Để có được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, bạn hãy tham khảo thêm các kiến thức mà Acabiz đã tổng hợp dưới đây.

Lý do nên đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên

Phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc

>> Top các cách quản lý nhân viên hiệu quả nên “nằm lòng” ngay

>> Đánh giá năng lực nhân viên dựa theo những tiêu chí nào? 

Đối với một quy trình làm việc, để đạt hiệu quả tốt nhất thì không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần đến các kỹ năng cần thiết khác, trong đó có kỹ năng mềm. Do đó, doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên để đáp ứng được nhu cầu công việc một cách tối đa.

Vì sao cần có kỹ năng công nghệ

Kỹ năng mềm sẽ giúp nhân viên phát triển bản thân và hoàn thành công việc hiệu quả

Ví dụ, nhân viên mới vào làm việc kinh nghiệm chuyên môn rất tốt nhưng kỹ năng mềm không có thì cũng không thể đảm nhiệm được công việc. Như trong một buổi gặp mặt khách hàng, mặc dù mọi ý tưởng mà nhân viên đó đưa ra rất thuyết phục và thú vị, nhưng nhân viên đó không có kỹ năng thuyết trình thì cũng ý tưởng đó chỉ mãi nằm trên giấy.

Giúp nhân viên thành thạo các kỹ năng mềm thiết yếu

Không thể phủ nhận rằng, kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng đối với một nhân viên. Do đó, trong quá trình nhân viên làm việc, nhà quản lý cần quan sát thật kỹ khả năng cũng như các kỹ năng của nhân viên. Nếu cảm thấy nhân viên mình còn thiếu sót kỹ năng mềm nào đó như: giao tiếp, ứng xử, trò chuyện với khách hàng, trả lời điện thoại… thì cần có chính sách đào tạo sao cho phù hợp.

Tăng hiệu quả công việc đạt được

Lý do tiếp theo mà doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên đó chính là giúp tăng giá trị công việc đạt được. Hãy thử tưởng tượng, nếu kiến thức chuyên môn là một hòn ngọc thô có khả năng mang lại giá trị cao, thì kỹ năng mềm chính là thước dũa giúp cho hòn ngọc thô trở nên sáng và bóng hơn.

Có thể, nếu chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn thì vẫn có thể hoàn thành công việc đề ra. Tuy nhiên, chính những kỹ năng mềm sẽ giúp nhà lãnh đạo hoàn thành công việc được xuất sắc hơn, thậm chí là vượt kế hoạch đề ra gấp nhiều lần.

Vì sao cần có kỹ năng công nghệ

Kỹ năng mềm là “đòn bẩy” giúp nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc được giao

Nên đào tạo những kỹ năng mềm gì cho nhân viên?

Bên cạnh tìm hiểu lý do tại sao phải đào tạo các kỹ năng mềm cho nhân viên thì nhiều nhà quản lý cũng đặt ra câu hỏi rằng, nên đào tạo những kỹ năng mềm gì cho nhân viên. Khi nhắc đến vấn đề này, nhà lãnh đạo có thể quan tâm đến một số kỹ năng mềm cần đào tạo như sau:

- Kỹ năng giao tiếp: Trong môi trường công sở, kỹ năng giao tiếp chính là kỹ năng đầu tiên mà nhà quản lý cần quan tâm khi đề cập đến việc đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên. Đây chính là thước đo giúp nhân viên có thể hòa nhập để làm việc hay không, bởi trong thời đại 4.0, yếu tố chia sẻ đóng vai trò rất quan trọng.

- Tin học: Sẽ thật thiếu sót nếu như nhân viên công sở mà lại không có kỹ năng về tin học văn phòng. Cụ thể, nhân viên cần có kỹ năng cần thiết về việc sử dụng các phần mềm như: Word, Excel, PowerPoint…

- Tiếng Anh: Đây là ngôn ngữ quan trọng và được xem là kỹ năng mềm quan trọng trong thế giới phẳng. Việc thành thạo tiếng Anh sẽ tạo nền tảng quan trọng trong việc tiếp cận những cơ hội mới cho công việc cũng như bản thân.

Vì sao cần có kỹ năng công nghệ

Có nhiều hạng mục kỹ năng mềm mà doanh nghiệp cần đào tạo cho nhân viên

Qua bài viết Acabiz chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được lý do cũng như các hạng mục kỹ năng mềm mà nhà quản lý cần chú ý thực hiện đào tạo cho nhân viên. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các nhà quản lý/lãnh đạo của doanh nghiệp/công ty.

Với sự phát triển và bùng nổ của lĩnh vực công nghệ, ngành Công nghệ thông tin vẫn luôn thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Vì vậy, việc xác định rõ bản thân có đủ năng lực để học ngành Công nghệ thông tin bằng việc giải đáp câu hỏi học ngành Công nghệ thông tin yêu cầu những gì? để học ngành này cần những tố chất nào? sẽ là cơ sở vững chắc cho các bạn trẻ định hướng đúng con đường tương lai khi chọn ngành nghề cho bản thân. Qua đó, người học sẽ gặt hái được thành công trong lĩnh vực giàu trí tuệ này.

I. Để học tốt ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có những tố chất cơ bản sau:

1.Đam mê công nghệ: Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm yêu thích sẵn có, bạn sẽ có động lực để vượt qua áp lực căng thẳng của công việc. Bạn sẽ không cảm thấy chán nản khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, và càng không ngại ngần khi đầu tư hàng tháng trời để hoàn thành công trình nghiên cứu công nghệ.

2. Tính chính xác trong công việc: Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc của mọi khoa học, cả khoa học về công nghệ máy tính. Trong quá trình xây dựng một ứng dụng, một phần mềm, nếu xảy ra một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.

3. Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Thế giới số luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Do vậy, bạn phải liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.

4. Trình độ ngoại ngữ: Đây là ngành nghề mang tính toàn cầu vì các sản phẩm công nghệ và internet có mặt trên khắp thế giới. Để trở thành một IT giỏi, bạn phải khá thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu các vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ. Nếu là người thành thạo tiếng Anh, đáp ứng tốt nhu cầu giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn thì bạn đang có trong tay một lợi thế lớn.

Những tố chất cần thiết để học tốt ngành Công nghệ thông tin không chỉ giới hạn ở những tố chất trên. Một IT giỏi, bạn còn phải là người có tư duy phân tích tốt, có kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng thuyết trình, kiên trì, nhẫn nại, có khả năng làm việc dưới áp lực cao… Tại khoa CNTT Trường ĐH KTCN Long An, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để luôn dẫn đầu trong lĩnh vực nghề nghiệp không ngừng phát triển này.

Sinh viên trong giờ thực hành

II. Những kỹ năng nên có đối với người học Công nghệ thông tin?

Theo truyền thống những chứng chỉ quốc tế về mạng và lập trình là lợi thế cho người học CNTT khi đi tìm việc. Tuy nhiên, hiện nay, theo phân tích của các chuyên gia, các doanh nghiệp, các công ty hay các nhà tuyển dụng đã không còn đặt nặng vấn đề trên mà quan tâm nhiều hơn đến kỹ năng mềm của người học. Vì vậy bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau khi ra trường bạn sẽ vững vàng trên con đường sự nghiệp của mình.

Sau đây là kỹ năng mềm cần thiết mà sinh viên CNTT nên trang bị cho mình sau khi ra trường:

1. Kỹ năng làm việc nhóm.

- Đây là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với sinh viên CNTT nói riêng và sinh viên nói chung. Hiện này ở Việt Nam, công việc chủ yếu của lập trình viên là gia công phần mềm, lập trình viên chỉ làm một khâu nhỏ trong cả một dự án lớn, có khi làm việc nhóm với nhiều lập trình viên khác nhau trên thế giới, để phối hợp làm việc ăn ý với các thành viên khác đặc biệt là những người khác nền văn hóa, khác ngôn ngữ là rất quan trọng.

- Trang bị kỹ năng này tốt sinh viên CNTT có thể tạo ra những sản phẩm tốt cho doanh nghiệp.

2. Khả năng làm việc dưới áp lực cao.

- Môi trường làm việc của dân CNTT có thể gặp nhiều áp lực. Phải thức khuya hàng tuần hoặc ngủ 3 giờ 4 giờ hàng ngày là điều không khó gặp phải. Điều này không tránh khỏi đem lại những mệt mỏi, stress trong công việc, dẫn đến hiệu suất kém.

- Người làm CNTT phải biết cách giúp bản thân mình thư giãn, thời gian rảnh tránh ôm máy tính liên tục. Thư giãn với khí trời sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.

3. Kỹ năng giao tiếp.

- Người làm bên CNTT giỏi về tư duy logic, làm việc bài bản và độc lập, tuy nhiên họ lại rất kém trong giao tiếp, kỹ năng trình bày và sự thuyết phục. Công việc của họ thiên về “kỹ thuật” nên họ thường nhìn nhận mọi thứ qua “lăng kính kỹ thuật”.

- Cũng bởi kém trong kỹ năng giao tiếp nên họ rất khó tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Trang bị tốt kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện giúp người làm CNTT có thể xây dựng cầu nối với các đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ nhu cầu của cá nhân.

4. Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình.

- Bản thân những người học CNTT họ rất tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của mình. Họ là người bảo thủ và khó chấp nhận ý kiến phê bình của người khác.

- Làm việc với một cái đầu “lạnh” sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và biến những điều phê bình thành những kinh nghiệm trong cuộc sống.

Ngoài ra, còn rất nhiều các kỹ năng khác mà sinh viên CNTT có thể trang bị thêm cho bản thân mình trước ngày ra trường như: kỹ năng viết đơn xin việc, kỹ năng phỏng vấn…

Đối với tất cả sinh viên ngành nghề gì cũng đều cần trang bị cho bản thân mình những “kỹ năng mềm” thật tốt để khi ra trường nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nó không chỉ phục vụ cho công việc của bạn mà còn rất hữu ích cho cuộc sống nhiều áp lực của bạn sau này.”

III. Đánh giá nhu cầu nhân lực và cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên Công nghệ thông tin hiện nay?

Theo quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn đến 2020 thì Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và hướng ra khu vực, thế giới. Vì vậy, nhân sự ngành công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nhân lực then chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai.

Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, nhân lực trong lĩnh vực IT mỗi năm tăng 13%. Theo đó, lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam cần đến 1 triệu lao động hoạt động. Song song đó, một sự ưu ái khác của thị trường lao động đối với ngành này là thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã minh chứng, nhân lực thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu sự tác động nhất.

Công nghệ thông tin (IT) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi IT ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn :

- Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;

- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;

- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;

- Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;

- Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại:

- Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;

- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;

- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;

- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;

- Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí...

- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.

Ngoài kiến thức chuyên môn về IT được đào tạo, sinh viên cũng cần trang bị thêm yếu tố ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết. Đáp ứng nhu cầu đó, khoa CNTT Trường Đại học KTCN Long An luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV tham gia vào các dự án do Khoa và nhà trường thực hiện nhằm giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp mình có dự định theo đuổi, trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế để tự tin chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp.

Ban Truyền thông