Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Thực hiện quyết tâm trên, ta chọn Tây Nguyên làm hướng mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Giải phóng toàn bộ Tây Nguyên đã tạo bước ngoặt và điều kiện tiến công giành thắng lợi ở Huế-Đà Nẵng, đẩy quân địch vào thế tan vỡ chiến lược, tạo ra tiền đề vô cùng quan trọng cho trận quyết chiến cuối cùng-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Vậy vì sao ta lại chọn Tây Nguyên làm hướng mở đầu?

Thứ nhất, Tây Nguyên là nơi yếu nhất của địch. Trong thế bố trí đội hình của địch trước và sau Hiệp định Pari (1973), “mạnh hai đầu”: Đầu mạnh thứ nhất là quân khu 1 để sẵn sàng đối phó với quân ta tiến công từ phía Bắc vào; đầu mạnh thứ hai là quân khu 3, nhằm bảo vệ trung tâm chính trị, cơ quan đầu não của chế độ Sài Gòn. Còn Tây Nguyên (thuộc địa bàn của quân khu 2 địch),lànơi có số lượng quân ít hơn, phòng thủ có nhiều sơ hở. Ngoài ra, địch phán đoán ta sẽ tiến công Bắc Tây Nguyên nên chúng sử dụng phần lớn Sư đoàn 23 và các liên đoàn biệt động quân lên phòng giữ Pleiku và Kon Tum, để lộ thế trận phòng thủ ở phía Nam tương đối mỏng.

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng điểm yếu cốt tử là nhiều núi cao hiểm trở, hệ thống giao thông kém phát triển, địch cơ động lực lượng chủ yếu dựa vào một số trục đường chính (14, 19, 21, 7...). Khi các trục đường này bị cắt và “khóa chặt” thì Tây Nguyên bị cô lập, tách rời khỏi vùng đồng bằng Nam Trung Bộ và cả chiến trường miền Nam, duy nhất còn lại đường không để địch chi viện, ứng cứu. Ngược lại, ta hoàn toàn có đủ khả năng và điều kiện phát huy sở trường triển khai thế trận vận động tiến công tiêu diệt từng bộ phận lực lượng quân địch.

Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Bộ đội ta tấn công địch tại Buôn Ma Thuột trong Chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu

Thứ hai,địa bàn Tây Nguyên (quân khu 2) rất hiểm yếu, giữ vị trí chiến lược rất quan trọng, nằm giữa quân khu 1 và quân khu 3 địch. Phía bắc thuộc tỉnh Kon Tum có nhiều núi cao, rừng rậm; Nam Tây Nguyên địa hình tương đối bằng, các dãy núi thấp dần tới cao nguyên Lâm Viên và Lâm Đồng; phía đông nối với các tỉnh đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ; phía tây tiếp giáp với Đông Bắc Campuchia; phía tây bắc tiếp giáp vớivùng Hạ Lào. Vì vậy, nếu ta làm chủ được Tây Nguyên sẽ chia cắt thế chiến lược của địch, khống chế toàn bộ chiến trường miền Nam Đông Dương. Thực tế, Mỹ, ngụy tổ chức phòng ngự chiến lược ở Tây Nguyên nhằm án ngữ ngăn chặn ta ở phía Tây và Tây Bắc; làm lá chắn bảo đảm an toàn cho các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam Bộ. Nếu mất Tây Nguyên và toàn bộ quân khu 2, thế chiến lược của địch sẽ bị chia cắt, quân khu 1 của địch bị cô lập, quân khu 3 trực tiếp bị uy hiếp.

Về ta, nếu làm chủ được Tây Nguyên sẽ khống chế được một vùng rộng lớn, bao gồm đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ,Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia, tạo được thế đứng chân vững chắc để phát triển thế tiến công xuống Sài Gòn-Gia Định; phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Thứ ba, lựa chọn hướng mở đầu vào Tây Nguyên rất thuận lợi cho ta triển khai thế tiến công chiến lược. Để chọn Tây Nguyên, ta cũng đã đưa ra rất nhiều hướng để phân tích, luận giải:Hướng Nam Bộ (quân khu 4) là “sân sau”, địch có nhiều sơ hở, tổ chức phòng ngự không vững chắc, thuận lợi cho ta phát triển chiến lược tiến công vào Sài Gòn, nhưng không thuận lợi để ta đưa binh khí kỹ thuật và lực lượng lớn vào tác chiến, khả năng chi viện của Trung ương khó khăn. Trên hướng quân khu 1 của chúng, địch tổ chức phòng ngự mạnh nhất, hệ thống hỏa lực, không quân, pháo binh dày đặc, đường cơ động tốt, khả năng ứng cứu, giải tỏa giữa các sư đoàn ngụy dễ dàng.

Hướng Tây Nguyên chủ yếu là rừng già kín đáo, thuận lợi cho đánh tiêu diệt lớn sinh lực địch, ta dễ triển khai binh khí kỹ thuật cho tác chiến hiệp đồng binh chủng hợp thành. Đây cũng là chiến trường ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các lần đối đầu với địch cả ở cấp chiến dịch, chiến thuật và rất phù hợp với sở trường tác chiến của ta. Hướng này, ta chuẩn bị lực lượng, thiết bị chiến trường khá chu đáo, vững chắc. Đầu năm 1974, ở Tây Nguyên, khối chủ lực của ta chỉ có 2 sư đoàn bộ binh, cùng một số đơn vị chiến đấu, bảo đảm chiến đấu, nhưng đến cuối năm 1974, đầu năm 1975đã tăng 5 sư đoàn bộ binh, 4 trung đoàn độc lập, cùng các trung đoàn binh chủng chiến đấu, bảo đảm chiến đấu.

Từ phân tích thế bố trí lực lượng địch, địa hình và thế trận ta tạo lập cho thấy, Tây Nguyên là hướng có đủ điều kiện thuận lợi nhất để triển khai thế trận tiến công chiến lược, thực tế chứng minh, khi Chiến dịch Tây Nguyên mở màn, ta đã tạo thế áp đảo ngay từ đầu, giáng cho địch đòn bất ngờ, choáng váng, tạo bàn đạp vững chắc cho các bước phát triển xuống các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đông và Nam Bộ, nhanh chóng phá vỡ hệ thống phòng ngự của địch ở Vùng 2 chiến thuật, làm rung chuyển toàn bộ thế trận của địch trên toàn chiến trường, gây đột biến chiến tranh có lợi cho ta.

Nghệ thuật chọn hướng mở đầu tiến công chiến lược mùa xuân năm 1975 là nét nghệ thuật độc đáo, tài tình, đầy sáng tạo, là bước phát triển cao của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

ĐÀO VĂN ĐỆ

Ngày này cách đây 47 năm, ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Đây là chiến dịch quyết chiến chiến lược lớn nhất của quân và dân ta đánh vào trung tâm đầu não và lực lượng quan trọng nhất của chính quyền, quân đội Nguỵ ở Sài Gòn - Gia Định và các vùng phụ cận, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh mãi mãi đi vào lịch sử, khẳng định tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

  • Đóng góp của Bộ Tổng Tham mưu trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

  • Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975: Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và khát vọng hòa bình, độc lập, tự do

  • Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

  • Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975: Nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam

Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

TTXVN/Báo Tin tức

Vì sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Đòn chiến lược then chốt mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Chiến dịch Tây Nguyên là đòn chiến lược then chốt mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đánh vào nơi hiểm yếu nhất của địch trên chiến trường miền Nam. Thắng lợi của chiến dịch mở ra thời cơ trực tiếp để ta tiến lên thực hiện quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Tổng tiến công,
  • mùa Xuân 1975,
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh,