Vì sao ngân hàng thuỵ điển

05:30' - 12/02/2022

BNEWS Phí ngân hàng cao đã trở thành vấn đề gây tranh cãi lớn đối với cộng đồng người Thụy Sỹ, nhất là các cư dân sống ở nước ngoài.

Các ngân hàng trực tuyến (Neobank) mới đang xuất hiện có thể cung cấp một giải pháp thay thế đã được chờ đợi từ lâu.Công dân Thụy Sỹ cư trú ở một quốc gia khác đã từ lâu cảm thấy bị các tổ chức ngân hàng truyền thống “ngược đãi” và buộc phải đóng tài khoản do phí quản lý tăng vọt trong nhiều năm. Một số người dùng chia sẻ: “Tôi đã đóng tài khoản của mình với Credit Suisse vì khoản phí hàng năm lên tới 500 CHF (540 USD)” hay “Tôi đã phải trả 40 CHF/tháng chỉ vì tôi sống ở nước ngoài". Người dùng Internet không cảm thấy e ngại khi bình luận về chủ đề phí ngân hàng vì coi đó là lý do chính đáng.

Tái tạo thị trường ngân hàng Thụy Sỹ


Giờ đây, Neobank đã xuất hiện với quyết tâm tái tạo lại một thị trường ngân hàng Thụy Sỹ. Neobank là một loại ngân hàng kỹ thuật số hoàn toàn trực tuyến, không có phòng giao dịch, không có chi nhánh ngân hàng.

Đây là thế hệ ngân hàng kỹ thuật số mới thường sử dụng 100% trên điện thoại di động và có thể truy cập được từ một ứng dụng điện thoại thông minh dành riêng cho từng ngân hàng. Mặc dù Neobank hoàn toàn không phải là “thuốc chữa bách bệnh”, nhưng có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài chính của các công dân Thụy Sỹ sống ở nước ngoài.
Tuy nhiên, bất kể mô hình kinh doanh của họ là gì, dù thuần túy là kỹ thuật số hay truyền thống, tất cả các ngân hàng ở Thụy Sỹ phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý do Cơ quan Giám sát Thị trường Tài chính Thụy Sỹ (FINMA) đưa ra.

Do đó, các Neobank cũng phải “có đủ vốn và thanh khoản, được tổ chức theo cách có thể quản lý rủi ro và cung cấp sự đảm bảo về khả năng quản lý không thể thay đổi được”, theo người phát ngôn Vinzenz Mathys của FINMA. Họ cũng phải đảm bảo khoản tiền gửi của khách hàng chỉ được lên tới 100.000 CHF/người.
Hiện vẫn tồn tại thuật ngữ phân biệt giữa ngân hàng trực tuyến và ngân hàng mới. Các ngân hàng trước đây thường được gắn với các ngân hàng truyền thống hiện cũng cung cấp các dịch vụ trực tuyến tương đương.

Trong khi đó, Neobank là những cơ sở hỗ trợ thanh toán đã nhận được giấy phép ngân hàng hoặc fintech (việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ hoặc kích hoạt các dịch vụ ngân hàng và tài chính) từ FINMA và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản.Điều này giải thích tại sao phí của Neobank lại thấp hơn rất nhiều. Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ xác nhận: “Nhiều ngân hàng kỹ thuật số được phân biệt bởi mô hình minh bạch, các mức phí thấp hơn hoặc ở mức trung bình. Tuy nhiên, họ chủ yếu chỉ cung cấp một số dịch vụ đơn giản, chẳng hạn như thanh toán hoặc quản lý cơ bản về tài khoản.” Nhiều Neobank không cung cấp các tùy chọn tín dụng hoặc thế chấp. Họ không có chi nhánh thực sự và đôi khi không có cố vấn thực sự mà chỉ là một chatbot - một cửa sổ trò chuyện được điều khiển bởi các thuật toán.

Ưu và nhược điểm của Neobank

Các Neobank vốn dĩ là “ảo”. Tất cả các giao dịch được thực hiện thông qua ứng dụng điện thoại thông minh, điều này gây trở ngại cho những người không thoải mái với công nghệ mới. Và bởi vì cấu trúc kỹ thuật số hoàn toàn của chúng nên cũng có nguy cơ xảy ra việc bị tin tặc tấn công hoặc lỗi có thể làm cho ứng dụng không khả dụng.

Hơn nữa, cũng như các ngân hàng truyền thống, một số quốc gia không được phép sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến vì lý do pháp lý và luật định. Để hoạt động ở các quốc gia khác, các ngân hàng phải được cấp phép ở đó và tuân thủ các quy định của địa phương, dẫn đến rủi ro và nhiều vấn đề bổ sung.

Điều này đặc biệt đúng với Mỹ, quốc gia có số lượng người Thụy Sỹ xa xứ cao thứ ba trên thế giới. Do vậy nhiều Neobank cũng chỉ giới hạn hoạt động của họ ở một số quốc gia, chủ yếu trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).Tuy nhiên, Neobank có rất nhiều lợi thế. Rõ ràng nhất là không phải đến trực tiếp để mở tài khoản. Các khía cạnh khác, chẳng hạn như thực hiện nhanh chóng các khoản thanh toán và chuyển khoản, phí quản lý rất thấp, tỷ giá hối đoái nói chung là thuận lợi và tài khoản đa tiền tệ để thu hút cộng đồng người Thụy Sỹ.

Các ngân hàng trực tuyến ở Thụy Sỹ bao gồm CSX của Credit Suisse, Zak của Bank Cler, hoạt động với sự hợp tác của Ngân hàng Thế chấp Lenzburg. Tuy nhiên, về nguyên tắc các dịch vụ của họ không dành cho công dân Thụy Sỹ sống ở nước ngoài vì khách hàng buộc phải cư trú tại Thụy Sỹ mới có thể đăng ký.

Một số người đã tìm ra cách giải quyết vấn đề này bằng cách giữ địa chỉ chính thức của họ ở Thụy Sỹ, ví dụ như với một thành viên trong gia đình, người mà họ đưa ra giấy ủy quyền.Một số Neobank nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Thụy Sỹ và có thể tiếp cận với những người không cư trú. Nổi tiếng nhất là n26 từ Đức, và Wise (trước đây là Transferwise) và Revolut, cả hai đều từ Vương quốc Anh.Tuy nhiên, như FINMA cảnh báo: “Khách hàng Thụy Sỹ đăng ký các dịch vụ như vậy từ nước ngoài nên lưu ý rằng các nhà cung cấp không được FINMA giám sát”. Phát ngôn viên Vinzenz Mathys cho biết điều này cũng có nghĩa là trong trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý, chủ sở hữu tài khoản sẽ phải tự bảo vệ mình tại quốc gia nơi ngân hàng đặt trụ sở chính.Đối với các Neobank của Thụy Sỹ, những ngân hàng có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu của người Thụy Sỹ ở nước ngoài dường như là Dukascopy, FlowBank, Swissquote, Yapeal và Yuh.Dukascopy có trụ sở tại Meyrin, bang Geneva. Theo ủy quyền của FINMA, ngân hàng này tập trung vào giao dịch, và quản lý tài sản. Nó cung cấp các tài khoản đa tiền tệ cho những người không phải là cư dân của Thụy Sỹ.FlowBank được FINMA phân loại là ngân hàng do nước ngoài kiểm soát. Trên trang web của mình, FlowBank tự gọi mình là một “nền tảng giao dịch” và cũng cung cấp quyền truy cập vào tài khoản hiện tại.Swissquote cùng loại với Dukascopy có trụ sở chính ở Gland, bang Vaud. Trong khi “hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng được liên kết chặt chẽ với thương mại”, Swissquote cũng cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.Yapeal có trụ sở tại Zurich. Năm 2020, Yapeal trở thành công ty Thụy Sỹ đầu tiên nhận được giấy phép ngân hàng fintech. Yapeal nhắm mục tiêu đến người Thụy Sỹ ở nước ngoài và những người lao động xuyên biên giới nói riêng.Yuh là thành quả hợp tác giữa PostFinance và Swissquote. Theo trang web của mình, Yuh “hoạt động theo giấy phép ngân hàng của Swissquote Bank SA và do đó phải tuân theo FINMA”.

Theo Nicole Töpperwien, Giám đốc điều hành của Soliswiss (quỹ đoàn kết xã hội hợp tác dành cho công dân Thụy Sỹ ở nước ngoài), “để tìm ra giải pháp phù hợp thì cần phải đánh giá chính xác nhu cầu của mình”.

Nên tự đặt câu hỏi bản thân như: “Tôi có cần thẻ tín dụng không? Tôi có muốn thực hiện thanh toán hay trên hết là tiết kiệm hoặc đầu tư tiền?” Tùy thuộc vào quốc gia và nhu cầu, các tùy chọn khác nhau sẽ phát huy tác dụng.Đối với những người chưa chuyển ra nước ngoài nhưng đang có ý định làm như vậy, Giám đốc Soliswiss khuyến nghị họ nên liên hệ với các ngân hàng khác nhau càng sớm càng tốt./.

Vì sao ngân hàng thuỵ điển
Ngân hàng UBS đã phải chi hàng tỉ USD để dàn xếp với Mỹ - Ảnh: Shutterstock

Trên màn ảnh, nhân vật điệp viên James Bond của Hollywood từng xuất hiện đầy bí ẩn tại một ngân hàng ở Thụy Sĩ. Bằng mã nhận diện đặc biệt, Bonds dễ dàng nhận được tài sản bên trong tài khoản. Những câu chuyện như thế không hề lạ trên các bộ phim, bởi lâu nay có không ít thông tin cho rằng có thể mở một tài khoản ở ngân hàng Thụy Sĩ mà không cần phải cung cấp thông tin cá nhân.

Tài khoản mật danh

Thế nhưng, điều đó hoàn toàn phi thực tế. Vào năm 2010, Đài SBS từng dẫn lời ông James Nason, người phát ngôn của Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ khi đó, khẳng định: “Các ngân hàng thực sự muốn gặp mặt khách hàng mở tài khoản. Bạn có thể đăng ký trực tuyến nhưng không thể hoàn thành toàn bộ thủ tục, bởi nhiều bước đòi hỏi bạn phải có mặt để xuất trình một số giấy tờ cần thiết về nhân thân”.

Chi tiết hơn, hồi cuối năm ngoái, một chuyên gia ẩn danh từng tiết lộ với Business Insider về thủ tục đăng ký tài khoản ở ngân hàng Thụy Sĩ: “Vào cuối thập niên 1990, bạn chỉ cần điền vào một trang A4 là xong. Đến năm 2005 thì phải điền khoảng 10 trang A4 nhưng nay thì hồ sơ mở tài khoản lên đến 100 trang”.

Tuy nhiên, theo kênh CNBC, ngân hàng Thụy Sĩ cũng vẫn cung cấp cách thức đặc biệt để các chủ tài khoản che giấu thân phận của mình bằng cách cung cấp tên tài khoản là một mã số hoặc một danh xưng kiểu “nickname” trên mạng. Thông tin cá nhân chi tiết của những tài khoản như thế chỉ được biết bởi các quản lý cấp cao của ngân hàng, những nhân viên giao dịch không thể biết, hồ sơ cũng được bảo vệ rất cẩn mật. Đó chính là một trong các đặc điểm nổi bật về khả năng bảo mật thông tin khách hàng của ngành ngân hàng nước này.

Bảo mật tối đa

Theo đó, nguồn gốc về tính bảo mật trên có từ thế kỷ 18, Hội đồng Geneva, có vai trò như một cơ quan lập pháp, thông qua đạo luật yêu cầu các ngân hàng Thụy Sĩ phải bảo mật thông tin của khách hàng. Đạo luật tạo ra nền tảng quan trọng để nước này, một nơi không chỉ có nền chính trị ổn định mà còn luôn đứng ngoài lề các cuộc chiến tranh kể từ năm 1505, dần trở thành nơi giữ tiền đáng tin cậy cho giới quý tộc, các nhà công nghiệp... ở châu Âu. Số tiền cất giữ được tái đầu tư trở lại ở nhiều nơi thuộc cựu lục địa thông qua một mạng lưới giao dịch rộng lớn nhưng mọi sự lưu chuyển đều rất kín kẽ.

Năm 1932, cảnh sát Pháp bắt giữ 2 ông chủ nhà băng Thụy Sĩ tại Paris. Từ vụ bắt giữ, cảnh sát Pháp thu thập thông tin của hàng trăm người nước này đang cất giấu nguồn tài sản khổng lồ ở Thụy Sĩ. Danh sách bao gồm từ quý tộc đến tướng lĩnh, chính trị gia và cả giám mục. Diễn biến trên trở thành một bê bối ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành ngân hàng Thụy Sĩ, nên nước này bổ sung thêm một số quy định để các ngân hàng phải tăng cường bảo mật cho khách.

Sau vụ bê bối, Thụy Sĩ quyết định ban hành một đạo luật mới nghiêm cấm ngân hàng tiết lộ danh tính khách hàng cho một bên thứ ba, dù đó là cơ quan thuế, chính phủ nước ngoài và thậm chí là chính quyền Thụy Sĩ. Việc chia sẻ thông tin chỉ được thực hiện khi có trát yêu cầu từ tòa án của Thụy Sĩ. Quy định chỉ được ngoại lệ đối với một số vụ án nghiêm trọng. Bất cứ một nhân viên ngân hàng nào tiết lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý hình sự với mức án lên đến 6 tháng tù giam và có thể bồi thường hàng chục ngàn franc. Ngân hàng liên quan cũng bị xử lý rất nặng.

Cũng từ đây, cách thức đặt mã số cho tài khoản hoặc một mật danh được mở rộng. Thêm vào đó, Thụy Sĩ tuy đánh thuế thu nhập cá nhân rất cao nhưng lại không áp dụng với người nước ngoài. Đặc biệt, luật Thụy Sĩ cũng quy định khác biệt về “gian lận thuế” và “trốn thuế”. Cụ thể, “gian lận thuế” được định nghĩa là cố ý tạo ra các hồ sơ giả để che giấu thu nhập, và tội này bị truy cứu hình sự. Trong khi đó, tội “trốn thuế” có nghĩa là không kê khai đầy đủ các khoản thuế và chỉ bị xử phạt hành chính.

Từ những yếu tố này kết hợp với chính sách bảo mật, Thụy Sĩ dần dần trở thành thiên đường cho việc cất giấu tài sản và trốn thuế của nhiều người từ khắp thế giới. Bên cạnh đó, những người đang dính líu các vụ kiện tụng cũng tìm cách chuyển tiền sang gửi ở Thụy Sĩ nhằm phòng ngừa nếu có thua kiện thì không bị phong tỏa tài sản để trả tiền.

Đủ kiểu rửa tiền

Từ những thế mạnh trên, dù chỉ có khoảng 150 ngân hàng nhưng Thụy Sĩ được cho là cất giữ nguồn tiền cực lớn. Tất nhiên, vì tính bảo mật nên con số chính xác cũng là một bí ẩn. Một thông tin hiếm hoi được tiết lộ là theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Tập đoàn tư vấn Boston (BCG), thì đến cuối năm 2010, tổng số tiền được các ngân hàng Thụy Sĩ cất giữ lên đến 2.100 tỉ USD. Tuy vậy, con số này được cho là vẫn chưa đầy đủ và chưa tính đến hơn 1.000 tỉ USD đang “chạy lòng vòng” ở các công ty hải ngoại (công ty offshore) để tái đầu tư và rửa tiền. Các công ty offshore bị cáo buộc chỉ là công ty ma.

Theo tờ The Wall Street Journal, không chỉ ngó lơ cho khách hàng trốn thuế mà ngân hàng Thụy Sĩ thậm chí còn giúp sức để làm việc đó. Bằng chứng là vài năm qua, UBS - một ngân hàng hàng đầu nước này - đã phải chi hàng tỉ USD để dàn xếp với Mỹ để giải quyết các cáo buộc giúp người Mỹ trốn thuế lên đến hàng tỉ USD. Cụ thể, từ năm 2002 - 2007, UBS bị cáo buộc đã giúp một số người Mỹ trốn thuế trung bình lên đến 300 triệu USD mỗi năm.

Không những thế, nhiều chính phủ còn cáo buộc ngân hàng Thụy Sĩ đã giúp khách hàng đổi các khoản tiền phi pháp ra vàng để tiện cất giữ lâu dài. Còn theo tổ chức phóng viên điều tra quốc tế thì kim cương cũng là cách chuyển đổi ưa thích của nhiều người khi đưa được các khoản tiền phi pháp đến Thụy Sĩ. Để giúp khách hàng tiêu tiền, phía ngân hàng chia nhỏ tài khoản khách hàng thành nhiều khoản có giá trị nhỏ dưới 10.000 USD và phát hành thẻ ghi nợ tương xứng để có thể tiêu xài ở nước ngoài mà không gây chú ý.

Đặc biệt, trong cuốn sách về quản lý tài sản Wealth Management: Private Banking, Investment Decisions, and Structured còn tiết lộ các ngân hàng Thụy Sĩ thực hiện hình thức quản lý tài sản khách hàng khá hiệu quả.

Từ danh mục khách hàng có được, họ có thể liên kết công việc làm ăn giữa các khách hàng nhằm tối ưu hóa việc đầu tư. Cách thức này được nhiều nhà kinh doanh nhận định như một mô hình thiết lập mạng lưới “hội kín” để liên kết làm ăn kinh doanh. Đặc biệt, những người gửi tiền ở Thụy Sĩ đều “có máu mặt” nên hiệu quả liên kết càng cao. Và đây chính là phương thức “tiền đẻ ra tiền” mà nhiều người mong muốn khi gửi tiền đến Thụy Sĩ.

Chết cũng không sợ mất

Nhiều người thắc mắc vì tính bảo mật quá cao thì nếu một người có tài khoản ở Thụy Sĩ mà người thân không biết, khi người đó đột ngột qua đời sẽ thế nào.

Theo Đài SBS, nếu sau 10 năm mà chủ một tài khoản không liên hệ thì ngân hàng có nghĩa vụ tìm hiểu tình trạng của người đó. Nếu chủ tài khoản đã qua đời, ngân hàng sẽ tìm kiếm người thừa kế theo luật định và tiến hành trao trả số tiền. Trong trường hợp không tìm được người thừa kế, ngân hàng có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thanh tra để đưa ra hướng xử lý. Chủ tài khoản cũng có thể đăng ký cụ thể thời gian bao lâu thì ngân hàng phải tìm hiểu tình trạng của mình nếu không liên lạc.

Nền kinh tế bền vững

Tuy không phải là lý do cốt yếu nhưng tình hình kinh tế Thụy Sĩ cũng chính là một yếu tố giúp các ngân hàng nước này thu hút tiền gửi. Theo các chuyên trang kinh tế tài chính, đây là đất nước có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển đều đặn.

Đặc biệt, đến nay franc là tiền tệ duy nhất được bảo chứng bằng vàng nên không lo ngại mất giá. Các ngân hàng Thụy Sĩ được đánh giá cao về khả năng tái đầu tư sinh lãi. Vì thế, về mặt kinh tế tài chính thuần túy thì việc gửi tiền vào ngân hàng nước này đảm bảo độ an toàn cao.

Tin liên quan