Vì sao ngành giao thông vận tải đường ô tô có thể kết hợp với các loại hình giao thông vận tải khác

Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là

Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là

Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển

Phần lớn số hải cảng trên thế giới phân bố ở

Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là:

Đâu không phải là ưu điểm của vận tải đường ô tô?

Điểm khác biệt cơ bản của ngành vận tải ô tô và vận tải đường sắt là

So với ngành hàng không, ngành đường biển có lợi thế hơn về

Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là

Phần lớn các cảng biển nằm ở hai bên bờ Đại Tây Dương vì

Các kênh biển (Pa-na-ma, Xuy-ê) được xây dựng nhằm mục đích chủ yếu là

Ở Nhật Bản vận tải đường biển phát triển nhất, nguyên nhân chính là do:

Vì sao ngành giao thông vận tải đường ô tô có thể kết hợp với các loại hình giao thông vận tải khác
Sử dụng quả Địa Cầu (Địa lý - Lớp 6)

Vì sao ngành giao thông vận tải đường ô tô có thể kết hợp với các loại hình giao thông vận tải khác

1 trả lời

Quan sát hình 1.2, hãy cho biết (Địa lý - Lớp 6)

1 trả lời

Đáp án

a) Giải thích – Vì ngành vận tải đường sắt có những mặt hạn chế như sau: + Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định có đặt sấn đường ray. + Vôn đầu tư lớn để xây dựng đường ray, nhà ga,… + Cần có đội ngũ công nhân viên lớn để quản lí và điều hành công việc. – Trong mấy chục năm gần đây, ngành đường sắt bị cạnh tranh khốc liệt bởi ngành vận tải ô tô. – Trong khi đó ngành vận tải ô tô có ưu điểm sau: + Sự tiện nghi, tính cơ động, khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện địa hình khác nhau. + Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình. + Có thể len vào hang cùng ngõ hẻm. + Các phương tiện vận tải ô tô không ngừng hoàn thiện. + Có thể phối hợp được với hoạt động của các phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường thủy, đường hàng không,… + Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn. b) Liên hệ thực tế ở Việt Nam – Nước ta với 3/4 diện tích là núi và cao nguyên nên rất thích hợp với vận tải ô tô, nên vận tải ô tô đảm nhận chủ yếu việc vận tải hàng hóa, hành khách trong nước. – Vận tải đường sắt cũng đang phát triển nhưng khối lượng hàng hóa và số lượng hành khách vận chuyển ít hơn đường ô tô.

– Vốn đầu tư để phát triển giao thông vận tải nước ta còn thiếu, nên vận tải đường sắt chưa có những thay đổi lớn về mạng lưới đường.

Câu 2. Vì sao nói: “Việc bùng nổ của ngành đường ô tô gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường ”?

Đáp án

Nói: “Việc bùng nổ của ngành đường ô tô gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường ” vì: – Nhu cầu về sản xuất ô tô, nhiên liệu vận hành phương tiện này đã làm cho các nguồn khoáng sản bị cạn kiệt (kim loại đen, kim loại màu, dầu khí,…). – Nhu cầu về việc xây dựng và mở rộng mạng lưới đường, nơi đỗ ô tô chiếm nhiều diện tích làm đất nông nghiệp giảm dần.

– Tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi, khí thải, tiếng ồn của ngành này thải ra ngày càng nhiều đã làm ảnh hưởng không nhỏ đối với môi trường.

Câu 3. Sự hoạt động đều đặn của kênh đào Xuy-ê đem lại lợi ích gì cho ngành hàng hải thế giới và nền kinh tế Ai Cập?

Đáp án

– Rút ngắn đường đi và thời gian vận chuyển, giảm chi phí vận tải, hạ giá thành sản phẩm. – Tạo điều kiện mở rộng thị trường,… – Đảm bảo an toàn hơn, có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên đường dài (qua mũi Hảo Vọng – cực Nam châu Phi).

– Mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ai Cập.

Câu 4. Trình bày những điểm giống và khác nhau của kênh đào Pa-na-ma và Xuy-ê.

Đáp án

* Giống nhau: – Rút ngắn khoảng cách giao thông đường biển giữa các châu lục, có vai trò rất lớn cả về mặt kinh tế lẫn quân sự và chính trị. – Tạo nguồn thu lớn cho các nước sở hữu. – Giai đoạn đầu đều thuộc sở hữu của nước ngoài. * Khác nhau: – Kênh đào Xuy-ê do người Pháp đào vào năm 1859 và được mở cho tàu qua lại vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh đào Pa-na-ma do người Mĩ đào vào năm 1904 và được đưa vào sử dụng từ năm 1914. – Kênh đào Xuy-ê dài hơn kênh đào Pa-na-ma (195km so với 77km). – Ở kênh Xuy-ê, tàu chở 250 nghìn tấn có thể qua được, kênh Pa-na-ma chỉ các tàu dưới 85 nghìn tấn mới qua được. – Kênh Xuy-ê không có âu tàu, kênh Pa-na-ma ở mỗi đầu đều có 3 đoạn phải xây dựng âu tàu.

– Kênh đào Xuy-ê nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ, đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu (đặc biệt là Anh). Kênh Pa-na-ma nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, đã phục vụ đắc lực cho Hoa Kì.

Đáp án

* Vai trò của cảng biển – Cảng biển là bến đỗ an toàn cho tàu biển. – Là một điểm hay một đầu mối giao thông vận tải. – Là một tổng thể các hoạt động kinh tế – kĩ thuật có liên quan đến việc vận tải biển. – Trong hệ thông vận tải biển, cảng biển vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, vừa là điểm trung chuyển của tuyến vận tải biển. – Là cơ sở thu hút các tuyến đường sắt, đường bộ khác quy tụ về, cũng là điều kiện để thúc đẩy việc mở mang các tuyến đường sông, kênh vào nội địa. * Muốn phát triển một cảng biển tốt cần phải có điều kiện – Vị trí cảng: cảng nước sâu, án ngữ trên đường hàng hải quan trọng.

– Vùng tiền cảng và hậu cảng: là vùng kinh tế phát triển.

Câu 6. Tại sao phần lớn các hải cảng lớn nhất thế giới lại phân bố ở hai bên bờ đối diện của Đại Tây Dương? Tại sao Rôt-tec-đam có thể trở thành hải cảng lớn nhất thế giới?

Đáp án

– Hai bờ Đại Tây Dương (chủ yếu là Bắc Đại Tây Dương) là hai trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới (EU và Bắc Mĩ). Gác cảng ở đây vừa có hậu phương cảng rộng lớn và phát triển, vừa có vùng tiền cảng rất phát triển.
– Rôt-tec-đam là hải cảng lớn nhất của EU, là cửa ngõ ra biển thuận tiện nhất của EU (các tuyến đường sắt, đường sông và cả đường ô tô xuyên lục địa châu Âu đều dẫn đến Rôt-tec-đam). Sự phát triển kinh tế của EU đã làm cho Rôt-tec-đam trở thành hải cảng lớn nhất thế giới.

Câu 7. Nêu sự khác nhau về ưu điểm và nhược điểm giữa ngành giao thông vận tải đường biển và đường hàng không. Vì sao ở nước ta, ngành giao thông vận tải đường biển ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế — xã hội?

Đáp án

a) Sự khác nhau về ưu điểm và nhược điểm giữa ngành giao thông vận tải đường biển và đường hàng không – Đường biển có khối lượng vận tải lớn, chở hàng nặng, cồng kềnh (dầu thô, sản phẩm dầu mỏ,…); còn đường hàng không trọng tải thấp (chủ yếu vận chuyển hành khách). – Đường biển có giá cước thấp hơn đường hàng không. – Đường biển có tốc độ vận chuyển chậm hơn so với đường hàng không. – Đường biển chủ yếu gây ô nhiễm biển và đại dương, còn đường hàng không chủ yếu gây tổn hại cho tầng khí quyển. b) Hiện nay ở nước ta, ngành giao thông vận tải đường biển ngày càng có vai trồ quan trọng đôi với sự phát triển kinh tế – xã hội vì – Tạo môi giao lưu kinh tế – xã hội với các quốc gia trong khu vực và thế giới. – Hoạt động thương mại đang được đẩy mạnh. – Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế “hướng ra đại dương” của thế kỉ XXL – Tăng cường sức mạnh quốc phòng.

Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10:

  • Vì sao ngành giao thông vận tải đường ô tô có thể kết hợp với các loại hình giao thông vận tải khác

    I.ĐƯỜNG SẮT
    Ưu điểm: 
    Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa.
    Tốc độ nhanh, ổn định, mức đô an toàn và tiện nghi cao => tiết kiệm thời gian.
    Nhược điểm:
    Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn => tuyến đường cố định.

    II. Đường ô tô
    Ưu điểm: 
    Cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.
    Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
    Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng
    Có thể kết hợp linh hoạt với các loại phương tiện vận tải khác.
    Nhược điểm:
    Tốn nhiên liệu vận chuyển.
    Gây nhiều tai nạn, ô nhiễm môi trường.
    Gây ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô thị lớn.
    Tai nạn giao thông đường ô tô
    Vận tải bằng ô tô ngày càng chiếm ưu thế. Khối lượng luân chuyển bằng ô tô bằng ½ khối lượng luân chuyển bằng tàu hỏa.
    Thế giới hiện nay có khoảng 700 triệu đầu xe ô tô, trong đó có 4/5 là xe du lịch các loại.
    Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra những vấn đề nghiêm trong về môi trường.


    III. Đường ống
    - Ưu điểm: 
    + Vận chuyển hiệu quả các chất lỏng và khí, giá thành vận chuyển rẻ.
    + Không tốn mặt bằng xây dựng.
    - Nhược điểm: 
    + Phụ thuộc vào địa hình. 
    + Không vận chuyển được chất rắn.
    + Khó xử lí khi gặp sự cố.
    - Tình hình phát triển:
    + Chiều dài đường ống tăng nhanh.
    + Sự phát triển của ngành gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ và khí đốt. Phân bố chủ yếu tại Trung Đông, Hoa Kì, Liên Bang Nga.
    Ở Việt Nam, có khoảng 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170 Km đường ống dẫn khí. Ngoài ra còn có thêm 400 Km đường ống đang trong dự án khí Nam Côn Sơn.


    IV. Đường Sông Hồ
    Vận tải đường sông hồ có lịch sử khai thác vô cùng sớm, phân chia theo lưu vực sông, gọi là lưu vực vận tải.
    Ưu điểm:
    Thích hợp với vận chuyển hàng hóa nặng và cồng kềnh.
    Cước phí vận chuyển ổn định và tương đối rẻ.
    Nhược điểm:
    Phụ thuộc vào thiên nhiên như chế độ dòng chảy, thủy chiều…
    Tốc độ chậm.

    V. Đường Biển
    Ưu điểm:
    Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của thế giới.
    Vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế khá dài.
    Thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới
    Lộ trình đường đang được rút ngắn lại.
    Nhược điểm:
    Luôn đe dọa gây ô nhiễm biển và đại dương.
    Khó khăn trong việc quản lí nhập cư, quản lí hàng hóa của các nước

    VI. Đường Hàng Không
    Là loại hình giao thông vận tải trẻ tuổi nhất, nhưng tốc độ phát triển khá nhanh cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
    Ưu điểm:
    Tốc độ vận chuyển khá cao, thời gian vận chuyển ngắn.
    Nhược điểm:
    Cước phí vận tải cao, quy trình quản lí khắt khe, yêu cầu đối tượng chuyên chở ngặt nghèo…
    Vốn đầu tư lớn, vận chuyển hạn chế ở một số mặt hàng và khối lượng.
    Gây ô nhiễm môi trường.
    Năm 2008 thế giới có khoảng 5.616 sân bay dân dụng, trong đó có 413 sân bay quốc tế.
    Bắc Mỹ tập trung 30% sân bay của thế giới, Châu Âu 26,3%, Châu Á chiếm 11,2%.
    Các cường quốc hàng không trên thế giới là Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga…
    Các tuyến hàng không sầm uất nhất là tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nối Hoa Kì với các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.



    Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net