Vì sao nước là tài nguyên vô tận

Đất có phải nguồn tài nguyên vô tận không.?

28/11/2017 10:00

Tỉnh Cà Mau được đánh giá có nguồn tài nguyên nước khá phong phú gồm: nước mặn, lợ và ngọt. Tuy nhiên, phần lớn là nguồn nước mặn - lợ, còn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt chỉ phụ thuộc vào nước mưa và nước ngầm. Do đó, với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự gia tăng dân số nhanh, tình trạng ô nhiễm, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu… thời gian qua đã gây ra sức ép không nhỏ lên nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Những năm gần đây, không ít nơi trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô và El Nino năm 2016 là cao điểm của tình trạng này.

Chủ động trữ nước ngọt

Được tháp tùng với đoàn công tác của tỉnh trong chuyến chở gần 120 m3 nước ngọt, 53 bồn chứa (loại 1 m3) cùng gạo, mì tiếp sức cho người dân trên đảo Hòn Chuối mới thấy được nước ngọt quý giá đến mức nào với người dân nơi đây. Ngay khi tàu cập đảo, hầu như toàn bộ bà con trên đảo đều có mặt. Họ hồ hởi di chuyển những bồn chứa nước vừa được nhận vượt những con dốc thẳng đứng về nhà.

Vì sao nước là tài nguyên vô tận
Mùa khô năm 2016, do tình trạng thiếu nước cục bộ, tỉnh đã phải xuất ngân sách mua hơn 1.000 bồn cấp phát cho người dân trữ nước ngọt.

Những dòng nước ngọt từ các vòi bơm vượt hàng trăm bậc thang đá núi lên đến nhà người dân như mang theo niềm vui của đất liền đến đảo.

Ông Lê Tứ Phương, người dân trên đảo, thở phào nhẹ nhõm, tâm sự, bà con trên đảo phải xin từng can nước ngọt từ tàu đánh cá, tàu thu mua hải sản đậu trong khu vực. Nay được tiếp nước kịp lúc để giải hạn nên ai nấy đều phấn khởi. Khi nghe có đoàn mang nước ngọt ra, từ sáng sớm họ đã chuẩn bị nhiều vật dụng để trữ được nước ngọt nhiều nhất có thể.

Vì sao nước là tài nguyên vô tận
Người dân trên đảo Hòn Chuối vui mừng khi được tiếp nước ngọt trong đợt đại hạn năm 2016.

Không chỉ Hòn Chuối mà nhiều nơi trên địa bàn tỉnh người dân lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt cục bộ mỗi khi mùa nắng hạn. Để giúp dân chống hạn, không chỉ chính quyền địa phương mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã chung tay hỗ trợ người dân bằng nhiều hình thức. Từ tặng bồn trữ nước, xây dựng hệ thống nước nối mạng, vận chuyển nước ngọt cung cấp miễn phí cho Nhân dân, với quyết tâm không để một hộ dân nào bị đói, khát và bệnh do sử dụng nước không hợp vệ sinh.

Tài nguyên nước là thành phần thiết yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quan trọng là vậy, thế nhưng, hầu hết nguồn nước ngọt trên địa bàn tỉnh chỉ phụ thuộc vào nước mưa và nước ngầm. Vì vậy, để đảm bảo tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cần có giải pháp tổng thể về quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước một cách tổng hợp, toàn diện, bền vững và hiệu quả.

Hạn chế khai thác nước ngầm

Số liệu tính toán của Viện Kỹ thuật biển và Trung tâm Thông tin kinh tế tài nguyên nước, 2 đơn vị tư vấn quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035, cho thấy, lượng mưa hữu dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 8.069 triệu m3/năm. Bên cạnh đó, tiềm năng nguồn nước dưới đất có thể khai thác khoảng 1.196 triệu m3/năm, trong đó lượng nước dưới đất có thể sử dụng 362,5 triệu m3/năm.

Theo đánh giá của ông Lương Văn Thanh, quyền Viện trưởng Viện Kỹ thuật biển, phần lớn các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh có triển vọng khai thác với chất lượng tốt. Tuy nhiên, ở một số vị trí còn ô nhiễm cục bộ như xã Nguyễn Phích, huyện U Minh; xã Thới Bình, huyện Thới Bình; xã Đông Thới, huyện Cái Nước; thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Theo dự báo nhu cầu sử dụng nước đến năm 2025 trên các lĩnh vực như: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và một số lĩnh vực khác cần khoảng 12,4 triệu m3/năm so với 11,3 triệu m3 của năm 2015. Như vậy, nhu cầu nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt luôn tăng, trong khi nguồn nước này của tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa và từ việc khai thác nước ngầm. Do đó, tình trạng thiếu nước hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí là nghiêm trọng vào mùa khô nếu không có giải pháp quản lý, khai thác phù hợp.

Ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước, cho rằng, để đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý, hiệu quả, phải quản lý triệt để chất lượng nước thải ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư. Đồng thời, cần có giải pháp tái tạo các nguồn nước này phục vụ cho các nhiệm vụ khác.

Về công tác quản lý, khai thác nguồn nước, theo ông Nguyễn Thành Vinh, Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ, do đặc thù của vùng đất nên ngay cả nước ngọt phục vụ sản xuất trong mùa mưa tuy có dư nhưng phải xử lý rất nhiều mới đảm bảo cho sản xuất. Còn đến mùa khô, tình trạng thiếu nước rất lớn, nước ngầm một số nơi trên địa bàn huyện U Minh và Trần Văn Thời không thể khai thác. Đó là chưa tính đến khai thác nước ngầm quá mức sẽ kéo theo tình trạng sụp lún đất và ô nhiễm nước. Do đó, giải pháp hữu hiệu là tuyên truyền, vận động tăng cường sử dụng và tích trữ nước ngọt vào mùa mưa, bởi chất lượng khá tốt và trữ lượng lớn, hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm.

Như vậy, trong tương lai gần, trên địa bàn tỉnh có 2 nguồn nước quan trọng gồm hồ nước ngọt U Minh và Nhà máy nước Sông Hậu. Theo Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 23/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng ĐBSCL” có gói thầu tiểu dự án hồ xử lý và hệ thống xử lý nước tỉnh Cà Mau đang được triển khai thực hiện. Cụ thể, dự án xây dựng hồ trữ nước mưa có dung tích khoảng 7,7 triệu m3, công suất nhà máy xử lý 30.000 m3/ngày, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 300.000 dân trên địa bàn 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình, nhằm hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm, chống sụp lún đất. Song song với đó, theo ước tính đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh sẽ sử dụng khoảng 100.000 m3/ngày và tới năm 2035 là 150.000 m3/ngày từ nguồn nước của Nhà máy nước Sông Hậu.

Kế hoạch là vậy, tuy nhiên, để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không giải pháp nào hiệu quả hơn chính người dân chủ động sử dụng nước tiết kiệm, chủ động việc tận dụng tối đa nguồn nước tái tạo (nước mưa), chủ động xử lý các nguồn nước thải trước khi cho ra môi trường, bởi nước không còn là tài nguyên vô tận mà cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng để quản lý, khai thác và sử dụng bền vững./.

Nguyễn Phú

Chào bạn đọc. Today, Promoseagate sẽ đưa ra đánh giá khách quan về các tips, tricks hữu ích phải biết Vì Sao Nước Không Phải Là Tài Nguyên Vô Tận, Næ°Á»›C Khã´Ng PhảI Lã  Tã I Nguyãªn Vã´ TậN bằng bài chia sẽ Vì Sao Nước Không Phải Là Tài Nguyên Vô Tận, Næ°Á»›C Khã´Ng PhảI Lã  Tã I Nguyãªn Vã´ TậN

Phần lớn nguồn đều được cập nhật ý tưởng từ những nguồn trang web đầu ngành khác nên có thể vài phần khó hiểu.

Mong mọi cá nhân thông cảm, xin nhận góp ý and gạch đá dưới comment

Xin quý khách đọc nội dung này trong phòng riêng tư để có hiệu quả cao nhất Tránh xa tất cả các thiết bị gây xao nhoãng trong các công việc đọc bài

Bookmark lại bài viết vì mình sẽ cập nhật hàng tháng

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất kỳ sinh vật nào trên trái đất. Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần thiết cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi trường vừa là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.Bạn đang xem: Tại sao nước không phải là tài nguyên vô tận

Nước trong tự nhiên bao gồm tất cả các đại dương, biển, vịnh, sông, hồ, ao, suối, nước ngầm, độ ẩm trong đất và trong khí quyển. Trên trái đất khoảng 94% là nước mặn, 2-3% là nước ngọt. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và tồn tại dưới dạng chất lỏng tự nhiên dưới dạng nước mặt, nước ngầm, băng, tuyết, v.v.

Vì sao nước là tài nguyên vô tận

Tại sao nước lại quý như vậy? Nước có vai trò to lớn đối với đời sống con người, trong nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, kinh tế, y tế, du lịch và cả an ninh quốc phòng.Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho các hoạt động của con người cũng như các sinh vật. Nước chiếm 74% trọng lượng của trẻ sơ sinh, 55% -60% cơ thể của nam giới trưởng thành và 50% đối với cơ thể của phụ nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể vì nó tham gia vào nhiều quá trình sống quan trọng. Để tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng tốt thức ăn, thức ăn… cần có nước.Các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra rằng con người có thể sống mà không có thức ăn trong 5 tuần, nhưng không thể sống thiếu nước quá 5 ngày và không thở quá 5 phút. Cơ thể chỉ cần mất trên 10% nước là có thể nguy hiểm đến tính mạng, mất 20 – 22% nước sẽ dẫn đến tử vong.

Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, ba can, bốn giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước đối với nông nghiệp. Theo FAO, nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu đến nhu cầu thiết yếu, đồng thời đóng vai trò điều hòa các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật và độ thoáng khí trong đất. , làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt xa tốc độ tăng dân số thế giới.

Vì sao nước là tài nguyên vô tận

Trong sản xuất công nghiệp, nước cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Người ta ước tính rằng 15% lượng nước sử dụng trên toàn thế giới là công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc làm nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong các quá trình hóa học. Các nghiên cứu và nhà máy sản xuất sử dụng nước làm dung môi.

Xem thêm: Phần mềm Kmspico là gì? Cách sử dụng phần mềm Kmspico Ưu điểm của việc sử dụng phần mềm Kmspico

Tài nguyên nước sẽ càng quý hơn vì bị khai thác và sử dụng không hợp lý. Tình trạng thiếu nước đã và đang ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng, nhiều quốc gia và gây ra những thiệt hại về người và của. Tình trạng thiếu nước này còn gây ra xung đột giữa các khu vực và các quốc gia, dẫn đến mất an ninh khu vực và thế giới. Vấn đề xung đột nguồn nước hay mất an toàn nguồn nước sẽ được Ủy ban tài nguyên môi trường trình bày trong một bài viết khác.
Do sự phân bố tài nguyên nước trên thế giới không đồng đều. Ví dụ, Châu Á có 60% dân số thế giới nhưng chỉ có 30% trữ lượng nước của thế giới..Do dân số thế giới tăng nhanh, nguồn nước ngày càng giảm.Do xu hướng rời bỏ nông thôn của nông dân và hơn thế nữa và ngày càng nhiều người tập trung ở các thành phố lớn. Lượng nước thải ra sẽ ngày càng tăng cùng với việc nâng cao mức sống của người dân so với việc sử dụng quá nhiều thiết bị gia dụng. Mất nước nghiêm trọng, chỉ chiếm 55% lượng nước khai thác được. Việc khai thác sử dụng thực tế, 45% còn lại bị thất thoát, rò rỉ trong hệ thống phân phối hoặc bốc hơi trong quá trình tưới tiêu… Do trái đất nóng lên, 90% nguyên nhân là do các hoạt động. con người, mà nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.

Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước

Cải thiện thực hành sử dụng nước, đặc biệt là tưới tiêu. Đổi mới và xây dựng các công trình mới để sản xuất và phân phối nước sạch. Bảo vệ nguồn nước và chống ô nhiễm. Các giải pháp khử mặn nước biển (chỉ tác động hạn chế).Để thực hiện các biện pháp trên, thế giới sẽ phải đầu tư 180 tỷ USD mỗi năm so với 75 tỷ USD mỗi năm hiện nay trong vòng 25 năm tới.

Đối với Việt Nam, tài nguyên nước còn chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững. Các kết quả nghiên cứu gần đây của Việt Nam dự đoán tổng lượng nước mặt của nước ta vào năm 2025 chỉ đạt khoảng 96%. Vào năm 2070, nó sẽ là khoảng 90% và đến năm 2100, nó sẽ chỉ còn khoảng 86% so với ngày nay. Lượng nước mặt bình quân đầu người của nước ta hiện nay đạt khoảng 3.840 m3 / người / năm. Nếu tính tổng lượng tài nguyên nước sông của Việt Nam (kể cả nước từ bên ngoài vào) bình quân là 10.240m3 / người / năm. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, đến năm 2025, lượng nước mặt bình quân đầu người của nước ta chỉ đạt khoảng 2.830 m3 / người / năm. Tính cả lượng nước từ ngoài vào, bình quân 7.660 m3 / người / năm. Theo tiêu chí đánh giá của Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3 / người / năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nếu chỉ xét về lượng tài nguyên nước mặt được sản sinh ra trên lãnh thổ thì ở thời điểm hiện tại, nước ta đã nằm trong nhóm các nước thiếu nước và Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai. gần.