Vì sao phân biệt nam nữ

Trong thực tế cuộc sống, nhiều phụ nữ có năng lực và hoàn toàn có khả năng đảm đương các vị trí công việc mà xã hội thường cho là “của đàn ông”. Tuy nhiên, bình đẳng giới không có nghĩa là những gì nam giới làm được thì phụ nữ cũng làm được, hay “phụ nữ chúng tôi không thua kém cánh đàn ông nào!”.

Vì sao phân biệt nam nữ
Phụ nữ và nam giới có điều kiện tiếp cận cơ hội việc làm như nhau.

HIỂU ĐÚNG VỀ BÌNH ĐĂNG GIỚI

Theo Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh, giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.

Từ quan điểm này, đưa đến những phạm trù liên quan về giới. Trong đó, quan hệ giới là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực giữa nam và nữ. Vai trò giới là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong muốn phụ nữ và nam giới thực hiện. Nhạy cảm giới là sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nhu cầu, vai trò và trách nhiệm khác nhau của phụ nữ và nam giới. Trách nhiệm giới là việc nhận thức được các vấn đề giới, sự khác biệt giới và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới.  

Phân công lao động trên cơ sở giới là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Vì thế, bình đẳng giới không có nghĩa là nam nữ phải như nhau trong mọi vấn đề, mà chính là sự thừa nhận và coi trọng các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Trong đó, phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia đóng góp, thụ hưởng các nguồn lực xã hội, thành quả phát triển và được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới nêu 10 nội dung bình đẳng giới cần nhận thức đúng. Đó là, phụ nữ và nam giới đều bình đẳng tham gia và quyết định mọi công việc trong gia đình và xã hội. Nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ công việc trong gia đình và nuôi dạy con cái. Phụ nữ không cam chịu bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử trong gia đình và xã hội. Không khoan nhượng với hành vi ngược đãi phụ nữ và trẻ em gái. Gia trưởng là nguyên nhân chính dẫn đến bạo hành trong gia đình. Phụ nữ và trẻ em gái có quyền và cơ hội học tập, nâng cao hiểu biết như nam giới và trẻ em trai. Cha mẹ khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ em gái đến trường và tiếp tục theo học lên cao. Hôn nhân không tự nguyện và tảo hôn là một nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình. Lựa chọn hành vi tình dục an toàn là quyền và trách nhiệm của nam giới và phụ nữ để phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Nói không với tình dục trước 18 tuổi.

KHÔNG CHỈ LÀ ĐẤU TRANH CHO PHỤ NỮ

Bình đẳng giới là thừa nhận sự khác biệt của cả 2 giới, từ đó tạo điều kiện để cả 2 giới cùng phát triển đúng với tiềm năng của mình. Như vậy, bình đẳng giới không có nghĩa là nam và nữ phải giống như nhau, hay bình đẳng về mặt kết quả. Bình đẳng giới là đảm bảo mỗi giới đều được phát triển trọn vẹn đúng theo tiềm năng vốn có của mình. Bình đẳng giới không có nghĩa là chỉ đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ. Bình đẳng giới là tạo điều kiện để các giới phát triển đúng như tiềm năng. Muốn như vậy, cần có những chính sách phù hợp đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về sự tiếp cận. Chẳng hạn, cả nam và nữ đều được đi học, đều có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công mà không có sự phân biệt đối xử; cả nam và nữ đều có quyền tham gia bầu cử, ứng cử…

Mục tiêu của phát triển con người là đảm bảo tất cả mọi người, không phân biệt giới tính được phát triển trọn vẹn tất cả những tiềm năng của mình theo chiều hướng mà mình mong muốn. Mỗi người trong chúng ta đều có những định nghĩa khác nhau về hạnh phúc và sự lựa chọn khác nhau về một cuộc sống lý tưởng. Phụ nữ cũng như nam giới đều có những ước mơ, hoài bão và những điều mong muốn làm trong đời. Để phụ nữ và đàn ông có thể phát triển đúng với tiềm năng của mình thì không cần thiết phải tạo ra những định kiến cho rằng phụ nữ phải thế này, đàn ông phải thế kia.

Phụ nữ không nhất thiết phải là người hy sinh sự nghiệp vì gia đình, nếu đó không phải là sự lựa chọn tự nguyện. Một người phụ nữ thông minh và giỏi giang lựa chọn hy sinh cho gia đình thường được xã hội tán thưởng, nhưng điều này sẽ hạn chế sự phát triển cá nhân và hạnh phúc của bản thân nếu người phụ nữ ấy không cảm thấy mình hạnh phúc vì sự hy sinh đó.

Đối với nam giới, xã hội không nhất thiết phải áp đặt hay kỳ vọng một người đàn ông phải có sự nghiệp. Quan điểm này ủng hộ việc trao quyền lựa chọn cho cá nhân, mọi kỳ vọng và định kiến xã hội vì thế sẽ trở thành áp lực không cần thiết cho cả 2 giới. Để tiến đến bình đẳng giới, cần gạt bỏ những định kiến, kỳ vọng về giới. Hãy để cho mỗi cá nhân được tự do quyết định cuộc sống có giá trị đối với mình và phát triển theo hướng mình mong muốn.

Bình đẳng giới không chỉ là đấu tranh vì nữ quyền, cũng không phải làm cho cả 2 giới trở nên giống nhau về kết quả. Bình đẳng giới là tôn trọng sự khác biệt về giới, tạo mọi điều kiện để cả 2 giới cùng phát triển...

MAI HÀ

.

Vì sao phân biệt nam nữ
Để đạt được bình đẳng giới tại nơi làm việc, vẫn còn một con đường dài phía trước.

Xem thêm ảnh về bình đẳng và phân biệt đối xử tại thư viện ảnh của ILO trên Flickr

Thúc đẩy việc làm bền vững và thu nhập tốt hơn cho phụ nữ và nam giới trong môi trường tự do, bình đẳng, an toàn và tôn trọng nhân phẩm, là một trong những ưu tiên chính của Chương trình Việc làm Bền vững của ILO. Lồng ghép các vấn đề về giới vào xúc tiến và tạo việc làm giúp nâng cao hiệu quả cho công tác tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế; phát triển nguồn nhân lực; phát triển bền vững; và giảm thiểu đói nghèo. Những tiến bộ về gia tăng sự tham gia lực lượng lao động của nữ giới và thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ đã và đang được diễn ra trên toàn thế giới trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đưa bình đẳng giới trong lao động việc làm thành hiện thực. Tại Việt Nam, cũng như ở các nước đang phát triển, phụ nữ vẫn tiếp tục là lực lượng chính cấu thành nhóm lao động nghèo, có thu nhập thấp hơn, dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp hơn, và có điều kiện việc làm bấp bênh hơn nam giới. Phụ nữ Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp hoặc những công việc dễ bị tổn thương. Phụ nữ cũng chiếm phần lớn trong nhóm làm công việc của gia đình không được trả lương, và trong khu vực "vô hình" của nền kinh tế phi chính thức – họ làm giúp việc gia đình, lao động tại gia, bán hàng rong và làm việc trong ngành công nghiệp giải trí. Vị trí của phụ nữ trong thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bất lợi về kinh tế- xã hội xuất phát từ phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Phụ nữ Việt Nam thường ít được tiếp cận đến các nguồn lực sản xuất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn so với nam giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do xã hội gán cho người phụ nữ địa vị thấp hơn và đặt gánh nặng làm công việc nhà không lương lên vai người phụ nữ, nhưng vẫn mong muốn họ tham gia sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp và nền kinh tế thị trường. ILO và các cơ quan, tổ chức của Việt Nam từ lâu đã hợp tác thúc đẩy tuyên truyền bình đẳng giới giữa lao động nam và nữ trên toàn quốc. Nỗ lực chung hiện nay đang hướng vào tăng cường cơ hội của phụ nữ phát triển trong môi trường doanh nghiệp; ngăn chặn bóc lột lao động (di cư) trẻ em và phụ nữ; và tăng cường mức độ bình đẳng giới trong pháp luật lao động như cấm phân biết đối xử trên mọi hình thức trực tiếp hay gián tiếp, và thúc đẩy bình đẳng thu nhập, phòng chống quấy rối tình dục và cân bằng độ tuổi nghỉ hưu cho phụ nữ và nam giới.

Các công ước của ILO trong lĩnh vực này đã được Việt Nam phê chuẩn bao gồm:

  • Bình đẳng giới trong thực tiễn tuyển dụng và thăng tiến tại Việt Nam

Vì sao phân biệt nam nữ

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo Điều 5 của Luật Bình đẳng giới 2006, khái niệm “giới tính” và “giới” được hiểu như sau: “Giới tính” là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ; “Giới” là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Khái niệm giới và giới tính giúp ta phân biệt đặc điểm của phụ nữ và nam giới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó. Sự khác nhau giữa “giới tính” và “giới”được thể hiện qua các nội dung sau:

 - Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú.

 - Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định. Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính trị,… Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới.

Sau đây là sự khác nhau giữa Giới tính và Giới:

Giới tính

Giới

Đặc điểm sinh học khác nhau giữa nam và nữ (sinh ra đã có)

Cách ứng xử, vai trò, hành vi mà xã hội mong đợi ở nam và nữ (không phải sinh ra đã có mà là một quá trình hình thành bởi xã hội)

Con người sinh ra đã thuộc về một giới tính nhất định và không thay đổi theo thời gian

Con người được dạy và phải học về các vai trò giới trong quá trình trưởng thành, giao tiếp xã hội. Điều này có thể thay đổi theo thời gian.

Giới tính của một người ở nơi nào cũng vậy

Giới và vai trò giới khác nhau theo phong tục tập quán, theo vùng và thời gian

Khó hoặc không thay đổi được

Có thể thay đổi theo thời gian

Nội dung nêu trên được đề cập tại tài liệu kèm theo Quyết định 5859/QĐ-BYT ngày 18/12/2019 của Bộ Y tế.

Hữu Phạm

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN