Vì sao thương nhân và thợ thủ công thời lê sơ kém được tôn trọng?

Câu hỏi: Thời Lê Sơ, xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào?

Trả lời:

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ:

– Giai cấp thống trị: bao gồm vua, quan, quý tộc, địa chủ phong kiến.

+ Vua: đứng đầu đất nước, có quyền lực cao nhất.

+ Giai cấp địa chủ, quan lại, quý tộc: có nhiều ruộng đất, là giai cấp bóc lột trong xã hội.

– Giai cấp bị trị:

+ Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

+ Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công: ngày càng đông đảo, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội coi trọng.

+ Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa và dân tộc ít người.

Mở rộng kiến thức về nước ta dưới thời Lê Sơ cùng Top Tài Liệu nhé!

a. Nông nghiệp

– Nông nghiệp: Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.

– Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. Chia ruộng đất theo phép quân điền.

– Cấm giết trâu bò, cấm điều phu vào lúc gặt, cấy.

– Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

– Công thương nghiệp: Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời. Thăng Long có 36 phường thủ công.

– Các làng thủ công chuyên nghiệp, và phường thủ công chuyên nghiệp ra đời như đồ gốm Bát Tràng; đúc đồng ở Đại Bái; rèn sắt ở Văn Chàng; dệt vải lụa ở Nghi Tâm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.
Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng.

– Buôn bán: khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Lạng Sơn, Tuyên Quang

– Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước, nhân dân cần cù lao động, nền kinh tế phục hồi và phát triển.

b. Công thương nghiệp

– Các ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v… ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.

– Các công xưởng do nhà nước quản lí, gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng… ; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.

– Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.

– Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

Vì sao thương nhân và thợ thủ công thời lê sơ kém được tôn trọng?

Thời Lê sơ có 2 giai cấp chính là:

– Phong kiến gồm vua, quan, địa chủ.

– Giai cấp nông dân chiếm đại đa số có rất ít hoặc không có ruộng đất.

– Các tầng lớp khác như thương nhân,thợ thủ công, nô tì …, nhà nước hạn chế nuôi nô tì, nên nô tì trong xã hội giảm dần và bị xóa bỏ.

– Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy, số lượng nô tì giảm dần.

– Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

– Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn, thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng.

– Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

– Sử học có các tác phẩm Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế…

– Địa lí học có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ

– Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.

– Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

– Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

Thời Lê sơ (1428 – 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?

A. Do quan niệm trọng nông

B. Do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân

C. Do họ có số lượng ít

D. Do họ không tham gia vào sản xuất

Hướng dẫn

Kinh tế nông nghiệp là kinh tế nền tảng của Đại Việt. Quan điểm dĩ nông vi bản cùng với việc đánh giá thương nhân là những người buôn bán không trung thực, làm giàu bằng cách buôn gian bán lận nên tầng lớp thương nhân và thợ thủ công không được coi trọng trong xã hội
Đáp án cần chọn là: A

Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?

A. Do quan niệm trọng nông

B. Do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân

C. Do họ có số lượng ít

D. Do họ không tham gia vào sản xuất

Các câu hỏi tương tự

Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng? *

Do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân.

Do họ có số lượng ít.

Do họ không tham gia vào sản xuất.

Do quan niệm trọng nông.

Quốc hiệu nước ta thời Lê sơ là: *

Đại Nam.

Đại Ngu.

Việt Nam.

Đại Việt.

“Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung? *

Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước.

Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân.

Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học.

Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học.

Các cửa khẩu Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi *

thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán.

bố phòng để chống lại các thế lực thù địch.

tập trung các ngành nghề thủ công.

sản xuất các mặt hàng như sành, sứ, vải, lụa.

Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX là gì? *

Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.

Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình.

Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn.

“Oai oái như phủ Khoái xin cơm” Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời? *

Chế độ thuế khóa nặng nề ở phủ Khoái.

Nạn bắt lính, đi phu ở phủ Khoái.

Tình trạng vỡ đê ở Khoái Châu khiến dân phải phiêu tán.

Tình trạng tham nhũng của quan lại ở phủ Khoái.

 Sắp xếp lại thứ tự các tầng lớp xã hội thời Trần cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và địa vị xã hội ?

A.  Nông dân, nô tì, thợ thủ công, vương hầu, quý tộc, địa chủ

B.  Vương hầu, quý tộc, nông dân, nô tì, thợ thủ công

C.  Vương hầu, quý tộc, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Lớn nhất Đông Nam Á. B. Phát triển ở Đông Nam Á. C. Trung bình ở Đông Nam Á. D. Cường thịnh nhất Đông Nam Á. Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là? A. Thực hiện chế độ hạn nô B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Câu 23: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A.Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 24: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang, thái ấp D.Thực ấp, thực phong Câu 25: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì? A.Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất B.Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo C.Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo D.Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần Câu 26: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A.Nguyễn Trãi B.Lê Thánh Tông C.Ngô Sĩ Liên D.Lương Thế Vinh Câu 27: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A.Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc B.Thể hiện lòng tự hào dân tộc C.Phê phán xã hội phong kiến D.Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV? A.Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục B.Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng C.Nền kinh tế hàng hóa phát triển D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Câu 29: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ? A.Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu B.Nhân dân không ủng hộ đạo Phật C.Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền D.Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời Câu 30: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định Câu 31: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai? A. Lê Uy Mục B. Trịnh Tùng C. Trịnh Duy Sản D. Mạc Đăng Dung Câu 32: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. khởi nghĩa Trần Tuân B. khởi nghĩa Trần Cảo C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trịnh Hưng Câu 33: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc B. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập C. chính quyền Đàng Trong được thành lập D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc Câu 34: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. đất nước bị chia cắt B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 36: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 37: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.