Vì sao trẻ bị viêm họng

Viêm họng và viêm amidan ở trẻ em vô cùng phổ biến. Cha mẹ cần chuẩn bị những kiến thức gì để đối phó khi tình trạng này xảy ra với bé?

Viêm họng là tình trạng họng (hầu) đỏ, đau và sưng. Viêm amidan ở trẻ em là tình trạng amidan bị viêm nhiễm. Amidan là một cặp mô ở cả hai bên ở phía sau cổ họng. Chúng là một phần của hệ thống miễn dịch, một phần của cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật khác. Trẻ có thể bị viêm họng, viêm amidan hoặc cả hai.

Viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân. Nhiễm vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất. Viêm amidan thường do nhiễm virut hoặc vi khuẩn. Các nguyên nhân khác dẫn đến viêm họng và amidan ở trẻ em bao gồm:

  • Vi khuẩn
  • Nấm
  • Dị ứng
  • Thương tích
  • Khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí
  • Trào ngược dạ dày.

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm họng, viêm amidan

Nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn lây lan khi tiếp xúc gần gũi với những người bị bệnh. Ví dụ, trẻ em đi học hoặc nhà trẻ có nguy cơ mắc bệnh. Điều này đặc biệt đúng trong những tháng mùa đông, khi hầu hết các bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn xảy ra.

Các triệu chứng có thể xảy ra một chút khác nhau ở mỗi trẻ. Nhưng phần lới, viêm họng và viêm amidan ở trẻ em đều ít nhiều có các triệu chứng sau:

  • Đau họng;
  • Khó nuốt hoặc nuốt đau;
  • Các tuyến cổ sưng to, đau đớn;
  • Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói;
  • Sốt hoặc ớn lạnh;
  • Đau đầu;
  • Đau tai;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Đau bụng;
  • Cảm thấy đau nhức và mệt mỏi;
  • Cổ họng đỏ hoặc sưng;
  • Amidan đỏ hoặc to;
  • Họng hoặc amidan có thể tiết dịch màu trắng;
  • Khó thở hoặc ngáy;

Khi cha mẹ cho trẻ đi khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng hiện tại của trẻ, kiểm tra nhiệt độ, khám tai, mũi, họng và amidan. Tùy thuộc vào triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm hoặc không. Ví dụ như kiểm tra nhiễm liên cầu khuẩn để điều trị và ngăn ngừa biến chứng.

Để làm xét nghiệm, trẻ có thể bị cấy dịch cổ họng. Điều này cũng kiểm tra liên cầu khuẩn và tìm loại kháng sinh tốt nhất để điều trị. Thông thường phải mất một vài ngày để nhận được kết quả. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra các bệnh nhiễm trùng như bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

Viêm amidan gây đau nhức khiến bé quấy khóc, mệt mỏi

Tỷ lệ biến chứng của viêm họng do virus liên quan đến cảm lạnh thông thường là khá thấp. Có thể xảy ra viêm tai giữa do vi khuẩn và viêm xoang. Một số biến chứng có thể gặp như:

– Nhiễm trùng vùng hầu họng

– Mất nước do ăn uống khó

– Viêm họng liên cầu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề về tim, thận và khớp.

– Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có thể phức tạp do áp xe amidan và phúc mạc; viêm nắp thanh quản hoại tử, tắc nghẽn đường thở, rối loạn chức năng gan, vỡ lách, cường lách, viêm não, viêm phổi, viêm màng ngoài tim và các rối loạn huyết học.

– Viêm họng do herpes có thể dẫn đến viêm amidan hoại tử, viêm nắp thanh quản và bệnh tái phát.

– Bệnh cúm có thể biến chứng thành viêm phổi do vi khuẩn thứ phát. Viêm phổi do phế cầu là phổ biến nhất. Viêm phổi do tụ cầu là nghiêm trọng nhất.

– Nhiễm RSV, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, có thể bị biến chứng bởi viêm phổi và suy hô hấp.

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi và sức khỏe chung của trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu vi khuẩn không phải là nguyên nhân gây nhiễm trùng, thì việc điều trị sẽ tập trung giảm nhẹ triệu chứng, giúp trẻ thoải mái.

– Dùng acetaminophen (paracetamol) liều 10-15mg/kg cân nặng. Các liều cách nhau ít nhất 4-6 giờ.

– Với trẻ chống chỉ định với acetaminophen, có thể dùng ibuprofen dưới dạng chất lỏng hoặc thuốc viên liều 5-10mg/kg cân nặng, các liều cách nhau ít nhất 6-8 giờ để giảm đau (phải theo chỉ định của bác sĩ). Lưu ý điều chỉnh liều đối với trẻ béo phì hay có một số bệnh lý ở gan, thận.

– Không dùng aspirin cho trẻ em vì có nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye là tình trạng tổn thương gan và não ở người bệnh, rất nguy hiểm.

– Bổ sung nhiều nước cho bé. Nên ăn thức ăn mềm dễ dung nạp hơn. Không bắt bé kiêng một loại thực phẩm nào.

– Súc miệng bằng nước muối (đối với trẻ lớn).

– Không cần giới hạn hoạt động thể lực nào nếu bé không muốn.

Để giúp ngăn ngừa tình trạng viêm họng và viêm amidan ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

  • Hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh tay tốt.
  • Tránh xa những người bị viêm họng, cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.
  • Không hút thuốc và giữ trẻ bạn tránh xa khói thuốc.
  • Tiêm chủng vaccine đầy đủ cho trẻ theo đúng lịch.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa viêm họng, viêm ạmdan

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất khi trẻ có biểu hiện sau:

  • Đau họng và các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm
  • Khó thở;
  • Đau họng dữ dội và khó nuốt hoặc khó thở, chảy nước dãi, cứng cổ hoặc sưng cổ;

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh về amidan/VA uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng amidan/VA, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp. Đặc biệt, khoa còn sở hữu công nghệ dao Plasma thế hệ mới giúp quá trình phẫu thuật Amidan/nạo VA trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn rất nhiều.

Thông tiên liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

Hotline: 0912 002 131

Tel: 024 39 275 568 / 024 7300 8866 

Email:

Để biết thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe Tai – Mũi – Họng từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bệnh viện, khách hàng vui lòng theo dõi fanpage: Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt, bởi vì khoảng thời gian này, sức đề kháng của bé chưa thực sự tốt. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, các yếu tố bên ngoài có thể tấn công và gây bệnh. Trong đó, tình trạng ho, viêm họng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy cha mẹ nên xử lý như thế nào khi bé bị viêm họng?

1. Những triệu chứng khi bé bị viêm họng

Nhìn chung, trẻ nhỏ rất dễ bị ốm vặt hoặc viêm họng, vậy cha mẹ dựa vào dấu hiệu nào để phát hiện bé đang bị viêm họng?

Khi trẻ bị viêm họng, con ăn uống kém và hay quấy khóc.

1.1. Ho, ngạt mũi

Biểu hiện đặc trưng nhất đó là em bé cảm thấy ngứa rát họng và ho liên tục. Trẻ nhỏ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm theo từng cơn. Chứng kiến em bé ho không ngừng, các bậc phụ huynh thực sự rất lo lắng và suốt ruột.

Đặc biệt, khi bé bị viêm họng, cổ họng của con cực kỳ khó chịu và đau khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Chính vì thế, trong khoảng thời gian này, bé ăn uống kém hẳn đi, thường xuyên bỏ bữa, chán ăn. Sau mỗi lần ốm, viêm họng, em bé có dấu hiệu sụt cân khá nhanh.

Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp phải tình trạng ngạt mũi, khó thở, nhiều khi con chỉ có thể thở bằng miệng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé, thay vì chơi, vui đùa như ngày thường, con hay quấy khóc và rất khó ngủ.

Nếu không được theo dõi và đi khám sớm, em bé còn phải đối mặt với tình trạng thở nhanh hoặc co rút lồng ngực,…

1.2. Sốt

Thông thường, khi bé bị viêm họng, triệu chứng đi kèm đó là sốt cao, thân nhiệt của bé có thể lên đến 39 - 40 độ C. Tình trạng này không thể chủ quan, cha mẹ cần bình tĩnh và nhanh chóng hạ sốt cho trẻ, sau đó đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất, tránh hiện tượng co giật. Lúc này, em bé đang cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải và không chơi đùa như bình thường.

Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất.

1.3. Nổi hạch

Với những bé bị viêm họng với tình trạng nghiêm trọng, ngoài những biểu hiện kể trên trẻ còn xuất hiện hạch trên cổ. Đặc điểm chính đó là hạch có khả năng viêm, sưng và di động, ấn vào đau khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu.

Để xác định chính xác tình trạng bệnh của con, bố mẹ cần theo dõi cẩn thận và cho con đi khám ngay nhé! Tuyệt đối, bạn không được tự ý cho con uống thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

2. Nguyên nhân khiến bé bị viêm họng

Như vậy, chúng ta không thể chủ quan nếu như bé bị đau họng, bởi vì đây là tín hiệu thông báo cơ thể của con đang gặp vấn đề. Trên thực tế, tình trạng viêm họng ở trẻ nhỏ xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ, xác định nguyên nhân gây bệnh cho bé. Từ đó, chúng ta mới biết cách điều trị đúng hướng, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con trẻ.

Đa số bệnh nhân bị viêm họng là do sự tấn công của virus, vi khuẩn vào cơ thể, đặc biệt hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương. Một số loại virus, vi khuẩn cha mẹ cần lưu ý đề phòng đó là: virus gây cúm, gây bệnh sởi hoặc vi khuẩn phế cầu,…

Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị đau họng, ốm vặt.

Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài cũng là nguyên nhân khiến bé bị viêm họng. Đặc biệt, môi trường sống xung quanh ta đang có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng, các loại khói bụi, khói xe hoặc khói thuốc lá vô tình làm cho cơ thể của bé tổn thương.

Không những vậy, sự thay đổi thời tiết bất ngờ được coi là yếu tố khiến trẻ nhỏ bị bệnh. Sự thay đổi đột ngột làm cho em bé chưa kịp thích nghi nên cơ thể có những phản ứng tự nhiên.

Các bậc phụ huynh nên lưu ý chăm sóc con cẩn thận khi bé đi học, nhà trẻ là môi trường rất dễ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, chúng ta không nên để con vận động quá sức, dính nước mưa hay ăn/uống nhiều đồ lạnh.

3. Chăm sóc trẻ bị viêm họng như thế nào?

Thực sự, khi bé bị viêm họng, con cảm thấy rất mệt, hay quấy khóc và biếng ăn. Hẳn là các bậc làm cha, làm mẹ không thể không lo lắng, thương con. Trong trường hợp này, chúng ta nên tìm hiểu và chăm sóc bé thật cẩn thận bạn nhé!

Trẻ cần được nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Đầu tiên, trẻ cần được nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể thoải mái, giảm bớt tình trạng mệt mỏi, uể oải. Quan trọng nhất, khi bị viêm họng cha mẹ nên quan tâm giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là bộ phận cổ và bàn chân, bàn tay.

Bên cạnh đó, để tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ trong khoảng thời gian bị bệnh, cha mẹ hãy tìm hiểu và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con trẻ. Trong đó, vitamin C và kẽm là chất dinh dưỡng không thể thiếu, đây là những loại thực phẩm giúp tình trạng đau họng được cải thiện, nâng cao hệ miễn dịch.

Một số thực phẩm cha mẹ không thể bỏ qua đó là trái cây, ví dụ như: cam, quýt, chanh, xoài và hải sản như: tôm cua. Hy vọng rằng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hiện tượng bé bị viêm họng sẽ được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.

Một lưu ý vô cùng quan trọng đó là bạn không nên tự ý cho con sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Tốt nhất, chúng ta hãy đưa bé đi khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhé!

4. Bí quyết hạn chế hiện tượng viêm họng ở trẻ nhỏ

Không bậc phụ huynh nào mong muốn bé nhà mình thường xuyên ốm vặt hay đau họng, điều ảnh hưởng tới sức khỏe của con và khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Để hạn chế nguy cơ bị viêm họng, phụ huynh cần quan tâm chăm sóc, vệ sinh đường hô hấp cho bé sạch sẽ. Việc đánh răng, súc miệng hàng ngày là một trong những cách phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả.

Cha mẹ hãy rèn cho con thói quen rửa tay trước khi ăn.

Như đã phân tích ở trên, môi trường ô nhiễm làm trẻ nhỏ rất dễ nhiễm bệnh, bị đau họng. Khi đi ngoài đường, bạn hãy trang bị cho bé khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm không khí. Đặc biệt, chúng ta cũng nên rèn cho con thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Điều này giúp ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm, nhất là ở trường mẫu giáo - nơi có nhiều mầm bệnh.

Để hạn chế tình trạng bé bị viêm họng, ba mẹ nên lưu ý không để bé uống/ăn nhiều đồ lạnh hoặc ở lâu trong điều hòa.

Cha mẹ không thể giấu được sự xót xa khi chứng kiến em bé nhà mình bị ốm vặt, đau họng, quấy khóc và biếng ăn. Nhìn chung, nếu biết cách chăm sóc bé bị viêm họng, tình trạng này không quá nghiêm trọng, sức khỏe của con sẽ mau chóng hồi phục. Nếu triệu chứng bệnh kéo dài liên tục, bạn nên đưa bé đi khám ngay nhé!

Video liên quan

Chủ đề