Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay la rập rờn Đọc hiểu

(3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung

(Trích: Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi – Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,25 điểm)

Câu 3. Theo em những phẩm chất nào của người dân Việt Bam được tác giả Nguyễn Đình Thi nhắc đến trong bài thơ? (0,5 điểm)

Câu 4. Trong đoạn thơ, “quê hương Việt Nam” được miêu tả những chi tiết, những hình ảnh nào? Cảm nhận của anh/chị về những hình ảnh đó. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng (0,5 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời Câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:

(1). Điều gì phải, thì có làm cho kì được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.

(2). Trước hết phải yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kĩ thuật. Phải bảo vệ của công. Phải tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một phần quang trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới…

(3). Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.

(Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, in trong một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia)

Câu 5: Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai? (0,25 điểm)

Câu 6: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên và các phép liên kết mà tác giả sử dụng. (0,5 điểm)

Câu 7: Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích trên? (0,25 điểm)

Câu 8: Trong khoảng 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc thế nào là nếp sống có đạo đức? (0,5 điểm)

I - Đọc hiểu

Câu 1 :

phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là biểu cảm 

Câu 2

Đoạn thơ trên nói về những vẻ đẹp bình dị mà rất đặc trưng của đất nước Việt Nam . Qua đó thể hiện được tình yêu quê hương đất nước của tác giả. 

Câu 3 

Những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên là : mênh Mông , rập rờn . Dùng hai từ láy này tác giả đã khiến ta nhìn thấy một cái đồng lúa rồi bạt ngàn , một khoảng không rộng lớn nơi mà những cánh cò có thể thẳng cánh bay . Cùng với việc sử dụng từ láy những câu thơ trở nên mượt mà , xao xuyến hơn.

Câu 4 :

Thơ trên gợi cho em bài ca dao :

Cái cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

Hoa những hình ảnh thật đẹp về cánh đồng lúa mênh mông và những cánh cò giặt trời đã làm cho em liên tưởng đến bài ca dao này 

II. Tập làm văn 

( Mình sẽ kể về trải nghiệm cùng ông bà gói bánh chưng ) 

               Bài làm 

Mỗi người chúng ta đều có trong mình những ký ức khó quên cùng với gia đình và bạn bè . Những trải nghiệm mới , những hành động mới , những vùng đất mới tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ . Nhớ đến những trải nghiệm ấy giúp cho tâm hồn ta càng thêm đẹp đẽ . Có một trải nghiệm mà tôi chưa bao giờ có thể quên : đó chính là lần đầu tiên được cùng ngoại gói bánh chưng . 

Năm Ấy , tôi không theo lũ trẻ trong xóm nô đùa quanh những cây đào đang rực rỡ . Tôi ở nhà ngoan ngoãn Chỉ vì một câu nói của bà " lớn rồi bà sẽ cho cháu cùng gói bánh chưng " . Cái cảm giác hồi hộp , vui sướng của một đứa trẻ khi nghe được câu " lớn rồi " Từ người và khiến tôi cười không ngớt . 

Khi mà ông mặt trời mới nhú , ánh ban mai yếu ớt len lỏi qua từng kẽ lá chiếu xuống sân nhà tôi đã dâỵ . Cơn gió se se lại của mùa xuân khiến con người đã bất giác rùng mình , lười nhác muốn nằm tiếp trên giường . Tuy vậy , một đứa bé như tôi lại nhanh nhẹn chạy ra sân tìm bà . Khi ấy tôi chỉ mong chờ được cùng bà đi hái lá gói bánh . Quả thật khi mà ngủ đứa trẻ đang cố tìm hiểu về một điều gì đó cháu luôn mong muốn được trải nghiệm hết . Tôi đã từ bỏ buổi đi chợ cùng mẹ để dành cả buổi sáng ngồi bên bà và những chiếc lá rong xanh rờn . 

Chiều đến là cái lúc mà tôi chờ đợi nhất . Cái ngày hôm đó thời gian trôi qua thật là chậm . Tưởng chừng như ông mặt trời lười nhác mà không chịu lặn xuống núi . Hay là vì ông mặt trời đang quá ham chơi cùng những chị mây mà quên mất thì giờ nhường chỗ cho những vì sao . Đôi mắt nhỏ nhắn của tôi mong ngóng màn đêm buông xuống . Tôi chờ màn đêm như một đứa trẻ chờ quà bánh từ người mẹ sắp đi chợ về . Cái cảm giác mong chờ hồi hộp ấy lần đầu tiên tôi cảm nhận rõ . 

Khi mà mặt trời dần nhường chỗ cho màn đêm , thì không khí trong nhà thật ấm cúng . Từ nhà thím Hai đến nhà bác Ba đều tập trung đông đủ cùng nhau gói bánh chưng . Và hiển nhiên một " người lớn " như tôi có một vị trí ngồi cạnh bà . Ánh mắt tò mò kỹ vào mọi thứ 

- bà ơi Đây là gì ? 

Nhìn đứa nhỏ như tôi mãi miết tìm hiểu , bà cũng cười tươi đáp lại : 

- đây là thịt lợn , dùng để làm nhân bánh chưng .

Sự khao khát tìm hiểu khiến tôi không bàn đến những tiếng gọi nhau vui đùa của lũ trẻ . Tôi phải biết nhìn vào cái màu xanh của nếp , vàng của đậu cùng sự tươi ngon của những miếng thịt . Từng chiếc , từng chiếc bánh 1 được những bàn tay khéo léo tạo thành . Tình hình những chiếc bánh bằng ánh mắt thèm thuồng . Bánh chưng quả thật là rất ngon , càng ngon hơn khi ta nhìn thấy hình dáng tuyệt đẹp , vuông vắn của nó từ lúc mới gói. Dĩ nhiên tôi cũng lanh chanh muốn được gói cùng :

- Cho cháu gói , cho cháu gói . 

Dưới sự còi Vĩnh của tôi , tôi đã nhận lại được vài chiếc lá rong nho nhỏ . Quả thực gói bánh không dễ nhưng ta tưởng . Nếu bạn gói không khéo thì nhân đậu cùng với nếp sẽ trộn lẫn vào nhau . Nếu mạnh tay quá thì những chiếc lá sẽ bị rách . Nếu nắng không kỹ thì bánh chưng không được tròn . Lại một lần nữa , tôi cảm nhận được cái khó khi tạo ra một chiếc bánh chưng . Tôi bắt đầu nản . Cũng như rất nhiều đứa trẻ khác , tôi rất dễ nản . Có lẽ gói bánh chưng còn muốn dậy cho tôi sự kiên trì và khéo léo . Để vực dậy tinh thần , ông đã dắt tôi vào chuẩn bị nước để luộc bánh chưng . Chia tay lần đầu tiên gói bánh , trong lòng tôi vẫn còn những cảm xúc thật khó quên . 

Bây giờ tôi khi tôi vẫn có thể phụ mẹ cái bánh chưng Nhưng cái lần đầu tiên đó rất in dấu đậm trong tôi . Tôi nhớ những lời động viên khích lệ mọi người , nhớ về bài học kiên trì của mẹ tôi . Kỷ niệm này như một tấm gương để mỗi khi nhìn lại thấy mình càng hoàn thiện hơn .

 a) - Thể thơ lục bát
b,c) -Biện pháp tu từ: từ láy (mênh mông, rập rờn)
                                 nhân hóa(mây mờ che đỉnh...)
       -Tác dụng: tác giả sử dụng biện pháp từ láy để miêu tả cánh đồng, cánh cò bay được sinh động và có vần thơ hơn.
   d) -Nội dung chính: nói về vẻ đẹp giản dị của Việt Nam.

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Cánh cò bay lả rập rờn,

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Quê hương biết mấy thân yêu,

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.

Mặt người vất vả in sâu,

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

Đất nghèo nuôi những anh hùng,

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.

Đạp quân thù xuống đất đen,

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”

(Trích “Việt Nam thân yêu” – Nguyễn Đình Thi)

I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh Mắt đen cô gái long lanh Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung (Trích: Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi – Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999) Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2. (1,0 điểm) Câu thơ “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 3. (2,0 điểm) Theo em những phẩm chất nào của người dân Việt Nam được tác giả Nguyễn Đình Thi nhắc đến trong đoạn thơ? Câu 4. (2,0 điểm) Trong đoạn thơ, “quê hương Việt Nam” được miêu tả những chi tiết, những hình ảnh nào? Cảm nhận của em về những hình ảnh đó. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. 1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là phương thức biểu cảm. 2 Câu thơ “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” sử dụng biện pháp tu từ: hoán dụ (áo nâu: nông dân nghèo) 3 Những phẩm chất đẹp của người Việt Nam được nhắc đến trong đoạn thơ là: + Cần cù, chịu thương chịu khó “Mặt người vất vả in sâu /Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” + Anh hùng, dũng cảm “Đất nghèo nuôi những anh hùng /Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên” + Thủy chung, nghĩa tình “ Mắt đen cô gái long lanh / Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.” 4 - Quê hương Việt Nam được miêu tả với những hình ảnh sau: + Biển lúa mênh mông + Đỉnh Trường Sơn mây mờ che sớm chiều + Những người con gái, con trai áo nâu một đời vất vả + Những anh hùng đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại hiền lành, chất phác + Những người con gái đẹp, có đôi mắt long lanh, yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung - Những hình ảnh đó là kết tinh của những gì đẹp nhất của thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam. Qua đó, ta thấy một Việt Nam tươi đẹp, yên bình, trù phú; một Việt Nam cần cù, anh dũng, nghĩa tình thủy chung. Cảm hứng ca ngợi, tự hào tràn ngập đoạn thơ.