Có nên uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng

Chảy máu sau nhổ răng khôn là một hiện tượng thường gặp, không gây nguy hiểm vì vết thương có thể tự cầm máu sau 30 – 60 phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên thăm khám ngay lập tức để có hướng xử lý kịp thời. Vậy nhổ răng khôn bị chảy máu là do đâu và làm sao để cầm máu nhanh chóng?
 

Có nên uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng

Nguyên nhân gây chảy máu sau khi nhổ răng khôn
 

Trên thực tế, khi nhổ bất kỳ một chiếc răng nào trên cung hàm cũng xảy ra hiện tượng chảy máu. Đặc biệt là răng khôn, chảy máu có thể kéo dài nếu không biết cách xử lý kịp thời, từ đó gây viêm nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
 

Nhổ răng khôn bị chảy máu có thể do:

  • Tổn thương nướu và mạch máu ở các niêm mạc. Máu cũng có thể chảy từ màng xương nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, cần phải tiểu phẫu sâu bên trong nướu để lấy chân răng.
  • Răng khôn nằm sâu trong cung hàm, thân răng to, nhiều chân nên việc nhổ bỏ thường khó khăn hơn.
  • Vị trí nhổ răng bị viêm, mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng...
  • Quy trình nhổ răng không đúng kỹ thuật, Bác sĩ có tay nghề kém.
  • Tách rạch nướu để lấy chân răng quá sâu, vết rách rộng khiến máu lâu cầm hơn bình thường.
  • Vận động, ăn nhai mạnh sau khi nhổ răng.
  • Người nhổ răng khôn mắc các bệnh như u máu xương hàm, Hemophilia (bệnh rối loạn đông máu), giảm tiểu cầu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu...
  • Cơ thể thiếu hụt vitamin C, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
  • Xương ổ răng có mô hạt nhiễm trùng, có dị vật rơi vào hoặc nang răng nhưng không được nạo sạch khi nhổ răng.
  • Chảy máu sau nhổ răng khôn thường kéo dài từ 30 – 60 phút, sau đó tự động đông máu. Vì vậy, nếu vết thương rỉ máu liên tục hơn 1 ngày mà vẫn chưa thuyên giảm, bạn nên thăm khám ngay lập tức để có hướng điều trị kịp thời.

Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu mà sẽ có cách cầm máu khác nhau. Trường hợp, chảy máu do nhổ răng thông thường, bạn chỉ cần cắn chặt bông gạc đã tiệt trùng từ 30 – 60 phút giống như sau khi nhổ răng tại nha khoa. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc cầm máu nhưng phải tuân theo sự chỉ định của Bác sĩ.


 

Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, tốt nhất bạn nên thăm khám Bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây chảy máu và có cách cầm máu phù hợp. Đầu tiên, Bác sĩ sẽ tiến hành lấy sạch cục máu đông trong ổ răng, miệng sau đó chẩn đoán nguyên nhân. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc chụp X-Quang.

Sau khi nhổ răng, bạn nên lưu ý một số điều sau:
 

  • Không hoạt động quá mạnh, ăn nhai các vật cứng trong 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng khôn vì có thể khiến vùng nướu vừa mới tiểu phẫu bị tổn thương, gây chảy máu. Tốt nhất, người nhổ răng nên nằm nghỉ ngơi cho đến khi vết mổ ngừng chảy máu.
  • Trong thời gian cắn gạc cầm máu, tuyệt đối không súc miệng, khạc nhổ hay ăn uống để tránh đánh bật các cục máu đông. Sau 24 giờ, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để sát khuẩn và giảm sưng.
  • Không dùng tay, lưỡi hay các vật dụng để chạm vào vị trí vừa mới nhổ răng vì có thể gây chảy máu kéo dài.
  • Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, vùng má nhổ răng bị sưng nhức. Để giảm sưng đau, bạn có thể chườm đá lạnh trong ngày đầu tiên. Những ngày sau chườm nóng để tan máu tụ.
  • Chỉ sử dụng thuốc giảm đau, cầm máu theo chỉ định của Bác sĩ.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia vì có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự lành thương.
  • Về chế độ ăn uống, nên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố để nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế ăn các món ăn quá nóng, cay hoặc quá lạnh hay nước ngọt để giúp vết thương nhanh lành hơn.  

Chảy máu sau nhổ răng khôn có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là biến chứng nguy hiểm của răng khôn. Vì vậy, bạn cần theo dõi tỉ mỉ, trường hợp rỉ máu liên tục, kéo dài quá 1 ngày, nên thăm khám ngay lập tức để được điều trị, ngăn chặn nhiễm trùng và ảnh hưởng đến các răng kế cận.

Sau khi nhổ răng, chảy máu chân răng là điều không thể tránh khỏi. Tùy vào thời gian chảy máu mà có thể đánh giá mức độ bình thường. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều trong 24 giờ đầu sau nhổ răng thì cần đi khám nha khoa để được tư vấn và điều trị.

1. Quá trình hồi phục vết thương sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, lỗ nhổ răng sẽ thành lập cục máu đông để bịt kín vết thương, mục đích chính là để cầm máu.

Trong vòng 1-2 ngày đầu cục máu đông sẽ rỉ huyết tương màu vàng nhạt, có thể nhìn thấy màu đỏ của máu đông và huyết tương vàng rỉ ra nên thấy sợ nhưng đây là biểu hiện bình thường.

Trong 1-2 tuần tiếp theo cục máu đông sẽ tạo khung lưới sợi tế bào vững chắc bịt chặt lỗ nhổ răng. Lúc này sẽ không còn rỉ ra huyết tương hoặc cục máu đỏ nữa. Từ lớp khung sợi này, các tế bào mô liên kết sẽ đến hình thành lớp màng niêm mạc mới, lớp này có màu vàng nhạt, mỏng và di động.

Ở thời điểm này, chỉ cần mạnh tay gạt đi lớp niêm hoặc tác động mạnh như chải răng quá mạnh, vết thương sẽ chảy máu và quá trình lành thương bị chậm lại do phải tạo lập lớp màng niêm mới.

Nếu vết thương lỗ nhổ răng không có biểu hiện viêm tấy đỏ, không đau nhức thì không cần quá lo lắng.

2. Biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng Máu đông sau khi nhổ răng

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi thuốc gây tê hết tác dụng và thời gian có thể kéo dài khoảng 3 ngày rồi giảm dần tùy mức độ nặng của phẫu thuật

Có nên uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng
Đau: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi thuốc gây tê hết tác dụng và thời gian có thể kéo dài khoảng 3 ngày rồi giảm dần tùy mức độ nặng của phẫu thuật. Bệnh nhân được kê thuốc giảm đau sẽ giúp giảm đau nhiều và không gây tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, nếu đau kéo dài hơn 3 ngày và tăng dần, có trường hợp sau 1 tuần vẫn đau thì cần tới gặp bác sĩ để khám và xử trí. Chảy máu: Sau cắn gạc khoảng 30 phút máu sẽ ngừng chảy. Nếu có rỉ ít máu dẫn tới nước bọt có màu hồng trong 24 giờ đầu thì không đáng ngại. Nếu cắn gạc mà máu vẫn chảy làm ướt đẫm gạc hoặc máu tươi đầy khoang miệng là bất thường. Sưng nề: Hay gặp vào ngày thứ 2 và thường kéo dài khoảng 3-5 ngày sau nhổ răng. Nếu sau 3-5 ngày hiện tượng sưng vẫn không giảm hoặc tăng lên kèm theo đau nhiều, sốt thì có thể đã bị nhiễm trùng, cần tới gặp bác sĩ đề tìm nguyên nhân xử trí. Hạn chế há miệng sau nhổ răng khôn: Thường là do bệnh nhân bị sưng vùng góc hàm sau nhổ nên kích thích cơ cắn gây co cơ, tổn thương cơ và tụ máu vùng tiêm. Dấu hiệu này thường giảm và hết sau 2 – 3 ngày sau nhổ răng. Nếu khít hàm kéo dài quá 1 tuần là bất thường cần tới bác sĩ để xác định nguyên nhân và xử trí. Tê bì: Bệnh nhân có thể thấy xuất hiện tê bì vùng nửa hàm dưới cùng bên sau nhổ răng khôn trong khi vẫn ăn nhai được. Nguyên nhân thường là do tiêm vào dây thần kinh khi gây tê hay do dây thần kinh bị chèn ép bởi mảnh xương ổ răng cũng có thể do chạm thương dây thần kinh khi làm thủ thuật, thông thường dấu hiệu này sẽ hết sau vài tuần. Nếu sau 6 tháng, dấu hiệu tê bì không hết thì cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.

Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần thực hiện chườm lạnh trong 24 giờ đầu và nghỉ ngơi và cần tránh ăn đồ rắn thô, không mút chit nơi răng nhổ, không khạc nhổ nhiều và mạnh; không súc miệng trong 6 giờ đầu sau nhổ tránh nguy cơ chảy máu lại; không nhai kẹo cao su hay hút thuốc, không uống bia rượu, không chườm nóng trong 24 giờ đầu.

Có nên uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng

3. Vai trò của cục máu đông sau khi nhổ răng
Giúp cầm máu: Sau khi nhổ răng, đặc biệt là răng khôn, răng bị bệnh lý nghiêm trọng thường xuất hiện chảy máu. Cục máu đông hình thành sau khi nhổ là lớp đầu tiên có tác dụng cầm máu hiệu quả nhất.

Thúc đẩy quá trình lành vết thương: Cục máu đông giúp ngăn chặn việc thức ăn rơi vào trong ổ răng, hạn chế quá trình viêm nhiễm gây tổn thương đến vết nhổ răng.

Máu đông sau khi nhổ răng Cục máu đông hình thành sau khi nhổ là lớp đầu tiên có tác dụng cầm máu hiệu quả nhất 4. Những cách bảo vệ cục máu đông sau khi nhổ răng Chế độ ăn uống

Nên nhịn ăn sau khi nhổ răng từ 2 -4 giờ vì đây là thời gian vết thương ổn định cầm máu hiệu quả sau nhổ răng.

Nên ăn thực phẩm được chế biến kỹ ở dạng mềm lỏng như : súp, cháo, các món hầm. Sử dụng kết hợp các loại nước ép sinh tố từ hoa quả như: Cam, táo, dâu tây, dưa hấu để cung cấp đầy đủ vitamin, tăng thời gian làm lành vết thương. Với việc sử dụng những loại thức ăn này, bạn không phải nhai hay sử dụng quai hàm quá nhiều làm hạn chế quá trình tan cục máu đông tại vị trí răng mới nhổ.

Tránh sử dụng các thực phẩm dai cứng giòn , đồ chiên rán, thực phẩm quá nóng quá lạnh, đồ ăn chua cay.

Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương gây tan cục máu đông tại vị trí nhổ răng.

Có nên uống thuốc cầm máu sau khi nhổ răng

Hạn chế đánh răng hay tác động trực tiếp lên ổ răng mới nhổ sau 1-2 ngày. Nên lựa chọn bàn chải đánh răng với sợi lông mềm mại tránh gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh. Thực hiện súc miệng bằng nước muối cực loãng để bảo vệ cục máu đông

Ngoài đánh răng nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ tối ưu vi khuẩn và thức ăn dư thừa trong khoang miệng. Nước súc miệng được sử dụng sau khi nhổ răng phải là nước muối cực loãng để đảm bảo an toàn cho vết thương. Tránh sử dụng nước súc miệng chuyên dụng và nước muối sinh lí vì có thể gây kích ứng và làm tan cục máu đông. Nên súc miệng nhẹ nhàng tránh các tác động mạnh tới quá trình lành vết thương và các biến chứng như chảy máu kéo dài.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau khi nhổ răng như đau buốt, chảy máu,hay sưng tấy thì cần đi khám nha khoa ngay lập tức.

Tweet