Vùng biển ven bờ việt nam có bao nhiêu đảo lớn nhỏ

Trong vùng biển của nước ta hiện nay có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau với 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, khoảng 1.000 bãi đá ngầm.Hiện nay đảo Việt Nam được chia thành hệ thống đảo ven bờ và đảo xa bờ. Nhiều bạn thắc mắc với Blog khiến thức không biết Việt Nam có bao nhiêu đảo bởi hiện nay đảo tại Việt Nam có rất nhiều và tập trung ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.

Danh sách các tỉnh thành tại Việt Nam có đảo tập trung

Bạn đang xem: Việt nam có bao nhiêu đảo?

1. Vịnh Bắc Bộ

Quảng Ninh:

– Các đảo Vịnh Hạ Long: Đảo Cống Đỏ, Đảo Vạn Giò, Đào Đầu Bê, Đảo Hang Trai, Đảo Bồ Hòn

– Các đảo trong vịnh Bái Tử Long: Đảo Rều,Quần đảo Cô Tô, Đảo Vĩnh Thực, Hòn Đầu Sơn, Đảo Cái Chiên, Đảo Thoi Xanh, Đảo Miều, Đảo Cái Bầu, Đảo Sậu Nam, Đảo Cái Lim, Đảo Cặp Tiên, Đảo Chàng Ngo, Đảo Đông Ma, Đảo Lão Vọng,Đảo Cao Lô, Đảo Cảnh Cước, Đảo Mang, Đảo Thẻ Vàng, Đảo Quan Lạn, Đảo Trà Bản, Đảo Ngọc Vừng, Đảo Giàn Mướp, Đảo Phượng Hoàng, Đảo Hạ Mai, Đảo Nất Đất, Đảo Cống Đông, Đảo Cống Tây, Đảo Cống Nứa, Đảo Vạn Cảnh, Đảo Vạn Vược, Đảo Vạn Đuối, Đảo Vạn Nước, Đảo Vạn Mặc, Đảo Đống Chén, Đảo Đồng Rui, Đảo Cái Mắt, Đảo Gội, Đảo Hà Loan, Đảo Muy Tin, Đảo Tuần Châu, Đảo Minh Châu, Đảo Hà Nam, Đảo, Quả Muỗm, Đảo Quả Xoài.

Vùng biển ven bờ việt nam có bao nhiêu đảo lớn nhỏ
Ảnh minh họa: Hình ảnh về đảo Tuần châu – Việt nam

Hải Phòng: Quần đảo Cát Bà, Quần đảo Long Châu, Đảo Bạch Long Vĩ, Hòn Dáu.

Thái Bình: Cồn Đen, Cồn Vành, Cồn Thủ

Nam Định: Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh

Ninh Bình: Cồn Mờ, Cồn Nổi

Thanh Hóa: Hòn Nẹ, Hòn Mê, Đảo Biện Sơn

Nghệ An: Hòn Ngư, Hòn Chó, Hòn Mắt, Hòn Mát, Hòn Sục hay đảo Sụp, hòn Sụp, Đảo Lan Châu, Cồn Niêu,Hòn Tuần, Hòn Mạn.

Hà Tĩnh: Hòn Én, Hòn Vụng Oản hay hòn Búc, hòn Bấc, hòn Bớt, hòn Bơớc, hòn Oán, Đảo Sơn Dương, Hòn Con Chim, Hòn Hải Đăng, Hòn Nồm, Hòn Lạp, Hòn Chóp Mẹ và Hòn Chóp Con

Quảng Bình: Hòn La, Hòn Gió còn gọi là hòn Chim, đảo Hải Âu, hòn Ông, đảo Gió, đảo Chim, Hòn Chùa, Hòn Vụng Chùa (Vũng Chùa (khác với hòn Chùa), Hòn Núc

Quảng Trị: Đảo Cồn Cỏ

2. Từ Thừa Thiên – Huế tới Ninh Thuận

Thừa Thiên – Huế: Hòn Chảo tức Hòn Sơn Chà, Hòn Sơn Trà, cù lao Hàn

Đà Nẵng: Quần đảo Hoàng Sa

Vùng biển ven bờ việt nam có bao nhiêu đảo lớn nhỏ
Ảnh: Đảo Trường Sa Lớn, thuộc quần đảo Trường Sa – Việt nam

Quảng Nam: Cù Lao Ré

Quảng Ngãi: Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn)

Bình Định: Cù Lao Xanh, Hòn Ông Căn, Hòn Ông Cơ, Hòn Khô, Hòn Ngang, Hòn Đất, Hòn Rớ, Hòn Sẹo, Hòn Cân, Hòn Trâu (hay Hòn Trâu Nằm hoặc Hòn Lao), Hòn Nước (hay Hòn Đụn hoặc Đảo Đồn), Hòn Tranh (hay Đảo Quy), Hòn Nhàn.

Phú Yên: Cù lao Ông Xá, Hòn Mù U, Nhất Tự Sơn (Hòn Còng), Hòn Than, Hòn Lau Dứa, Hòn Chùa, Hòn Nưa, Hòn Yến, Hòn Sụn, Hòn Một, Cù lao Mái Nhà.

Khánh Hòa: Hòn Đôi, Hòn Ông, Hòn Trì, Hòn Vung,Hòn Mài,Hòn Lớn, Hòn Đỏ, Hòn Tre, Bình Ba, Bình Hưng, Bình Tiên, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Miễu (Đảo Trí Nguyên), Hòn Một, Hòn Nội, Mỹ Giang, Hòn Miếu, Hòn Dung, Hòn Nọc, Hòn Lao (Đảo Khỉ), Hòn Rớ, Hòn Thị, Hòn Sầm,Hòn Lăng, Hòn Rùa, Hòn Đụn, Hòn Bịp (Đảo Điệp Sơn), Hòn Quạ, Hòn Ó (Hòn Dút), Quần đảo Trường Sa.

Ninh Thuận: Hòn Tai, Hòn Đeo, một hòn đảo nhỏ, tọa độ 2, Hòn Đỏ, hiện tại là một mũi đất sát biển.

3. Từ Bình Thuận tới Cà Mau

Bình Thuận: Quần đảo Phú Quý, Hòn Câu hay Cù lao Câu, Hòn Ghe, Đảo Kê Gà, Hòn Lao hay Hòn Ghềnh, Hòn Bà (Bình Thuận).

Vùng biển ven bờ việt nam có bao nhiêu đảo lớn nhỏ
Ảnh minh họa: Cù lao câu

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đảo Long Sơn, Đảo Gò Găng, Bãi Ngựa, Cù lao Tào, Hòn Bà (thành phố Vũng Tàu), Quần đảo Côn Đảo, Cụm đảo Hòn Trứng, Hòn Trứng Lớn, Hòn Trứng Nhỏ, Hòn Hải Ngưu, chỉ là mỏm đá nhô ra biển.(thành phố Vũng Tàu).

Thành phố Hồ Chí Minh: Đảo Thạnh An

Tiền Giang: Cồn Ngang

Trà Vinh : Cồn Nghêu

4. Vịnh Thái Lan

Cà Mau : Quần đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, một đảo nhỏ, tọa độ 1.

Kiên Giang : Đảo Phú Quốc, Hòn Một, Hòn Móng Tay (Cửa Cạn, Phú Quốc), Hòn Bần hay Hòn Bàng, Hòn Đồi Mồi, Hòn Thầy Bói, Hòn Nghệ, Hòn Tre, Hòn Rái hay Hòn Sơn,  Hòn Móng Tay (An Thới), Quần đảo An Thới, Quần đảo Hà Tiên hay quần đảo Hải Tặc, Quần đảo Nam Du, Quần đảo Bà Lụa, Hòn Quéo, Quần đảo Thổ Chu, chỉ là mỏm đá sát biển.

5. Quần đảo Hoàng Sa

6. Quần đảo Trường Sa

Danh sách 12 huyện đảo của Việt Nam theo thứ tự A,B,C

1. Huyện đảo Bạch Long Vĩ

2. Huyện đảo Cát Hải

3. Huyện đảo Cô Tô

4. Huyện đảo Côn Đảo

5. Huyện đảo Cồn Cỏ

6. Huyện đảo Hoàng Sa

7. Huyện đảo Kiên Hải

8. Huyện đảo Lý Sơn

9. Huyện đảo Phú Quý

10. Huyện đảo Phú Quốc

11. Huyện đảo Trường Sa

12. Huyện đảo Vân Đồn

Như vậy, Việt nam có bao nhiêu đảo đã được Blog kiến thức giải đáp cụ thể trong bài chia sẻ trên đây. Theo sự chuyển biến của địa hình, các đảo, quần đảo sẽ có sự thay đổi nhất định theo các năm. Qúy bạn đọc tiếp tục cập nhật thông tin trong những khung thời gian mới nhất để nắm được số liệu chính xác, hài lòng để phục vụ cho công việc, cuộc sống của mình nhé! Trân trọng cảm ơn các bạn đã quan tâm và hẹn gặp lại./

Việt nam có bao nhiêu tỉnh thành? Việt nam có bao nhiêu tỉnh thành tưởng chừng là câu hỏi rất

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT thành Phố Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

19:01, 06/11/2011

Trong vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2.773 đảo biển, trong đó đã có 1.503 đảo có tên (chiếm 54,2%) và 1270 đảo chưa có tên. Cho đến nay, để gọi các đảo biển ven bờ, nhân dân ta đã có ít nhất là 5 từ khác nhau để diễn đạt, tùy theo vị trí phân bố, diện tích, hình thái của chúng, đó là: hòn, đảo, cồn, cù lao và đá.

Trong số các từ được dùng để chỉ đảo biển thì từ hòn là phổ biến nhất (91,8%), tiếp đó là đảo (4,59%), cồn (3,52%), cù lao và đá không đáng kể. Tuy nhiên về mặt diện tích thì các đảo chiếm nhiều nhất (84,20%), rồi mới đến hòn (14,29%).

Đặc điểm về số lượng và diện tích
Đa số các đảo biển ven bờ được gọi là hòn, chúng có diện tích rất khác nhau, với diện tích lớn nhất là 45,21 km2 (Hòn Lớn) và cực tiểu là 0,0001km2. Tuy nhiên, nhìn chung các hòn chủ yếu là các đảo biển  có diện tích nhỏ hơn 0,5km2 (1310 hòn).

Có 69 đảo biển được gọi là đảo, bao gồm những đảo có diện tích lớn nhất (Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà…), đến các đảo có diện tích < 0,1 km2. Nhìn chung các đảo có diện tích phổ biến trong khoảng từ 1 đến 50km2 (48 đảo).

Đến nay, chỉ có 7 đảo biển còn được gọi là cù lao, được sử dụng cho các đảo biển  có diện tích từ 0,5 đến < 50 km2 mà phổ biến là 1- 5 km2, với diện tích trung bình 3,63km2/đảo biển, cù lao là các đảo biển  chủ yếu cấu tạo bởi đá (granit, bazan), một số ít là đảo biển  trầm tích cửa sông ven biển mới đặt sau này.
Từ cồn được dùng chủ yếu để chỉ các đảo biển cấu tạo bằng đá, có diện tích cực nhỏ. Có 48 đảo như vậy, chúng có diện tích trung bình khoảng 0,0005 km2/ĐB. Ngoài ra còn có một số cồn phù sa phân bố ở cửa sông Hồng mà theo xu thế phát triển, chúng sẽ nhập vào và trở thành một bộ phận của đồng bằng. Các đá cũng rất nhỏ, chỉ có diện tích trung bình 0,01 km2/đảo biển.

Đặc điểm phân bố Một điều dễ nhận thấy là, trong khi các hòn và đảo phân bố suốt từ Bắc đến Nam thì cồn, cù lao, đá chỉ có mặt ở ở những vùng biển nhất định. Cồn phân bố nhiều nhất ở Quảng Ninh và ít dần cho tới Nghệ An. Còn đá gặp ở Phú Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, trong khi đó cù lao phân bố ở Quảng Nam đến Bình Thuận và cũng gặp ở cửa sông ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu, là các bãi đất bồi mới, mới được đặt tên sau này.

Xét về mặt tỷ lệ thấy rằng, ở miền Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra), các đảo biển có tỷ lệ được đặt tên ít hơn ở miền Nam, số hòn phân bố có tỷ lệ gần đồng đều ở cả hai miền, trong khi đó số đảo ở miền Bắc có tỷ lệ lớn hơn.

Ngoài các đảo biển được gọi bằng 1 trong 5 tên như trên, còn có những đảo biển có tên ghép như hòn cồn…, hòn đá…, hòn cù lao…, hoặc đảo đá…, đảo cồn… Một số đảo biển vừa được gọi là cù lao vừa là đảo, hoặc là vừa là cù lao, vừa là hòn.

Có nhiều trường hợp các tên chung (hòn, cù lao…) đã trở thành tên riêng, đặc biệt khi tên của các đảo biển đó chỉ có 1 từ. Thí dụ: Hòn Tre, Hòn Khoai, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ,..Trong các trường hợp, đó người ta có thể thêm từ đảo như một tên chung: đảo Cồn Cỏ, đảo Hòn Khoai…Thông thường đảo biển có diện tích lớn nhất nằm ở trung tâm một cụm đảo biển  sẽ được gọi là đảo, còn các đảo biển nhỏ hơn nằm rải rác xung quanh thì được gọi là hòn. Thí dụ: đảo Côn Lôn (Côn Sơn) và các hòn xung quanh (Hòn Bảy Cạnh, Bông Lang, Tài Lớn…); đảo Thổ Chu và các hòn xung quanh (Hòn Nhạn, Cao Cát,…). Tương tự, các đảo Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc cũng đều có nhiều hòn bao quanh.

Ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy rõ người Việt Nam cùng với quá trình khai khẩn vùng đất mới, đã sử dụng từ cồn và cù lao để chỉ các đối tượng ở trong sông mà chúng không phải là đảo biển. Họ mang từ cồn vốn chỉ các đảo biển ở miền Bắc để gọi các bãi nổi giữa sông (cồn Phụng, cồn Cò, cồn Ông Trang…). Đặc biệt đã dùng từ cù lao vốn chỉ các đảo biển miền Trung (có dạng núi) để gọi các bãi giữa rộng lớn của hệ thống sông Tiền – sông Hậu (cù lao Dung, Tròn, Bàn, Nai, Đất,…). Ở đây, về quy mô diện tích thì cồn cũng nhỏ hơn cù lao.

Cũng gặp nhiều trường hợp 2 đảo biển có cùng một tên riêng, nhưng khác tên chung. Trong đó nhiều đảo biển trùng tên riêng được gọi là cồn và hòn, và như một quy luật, các hòn luôn có diện tích lớn hơn các cồn hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Thí dụ: cồn Rùa (0,0001 km2) – hòn Rùa (0,0250 km2); cồn Ông (0,0003 km2)  - hòn Ông (0,1440 km2)…Cũng vậy, trong trường hợp cù lao, đảo, hòn trùng tên riêng thì diện tích đảo luôn luôn lớn hơn hòn (như đảo Miều và hòn Miều) và cù lao lớn hơn hòn (cù lao Xanh và hòn Xanh).

Về tên riêng của các đảo ven bờ
Theo thống kê cho thấy, có 69 đảo biển được gọi là đảo, trong đó 62 đảo phân bố ở phía Bắc và 7 đảo ở phía Nam (ở phía Nam hay dùng từ hòn hơn là từ đảo, để gọi cả những đảo biển có diện tích lớn như hòn Lớn, hòn Tre).

Ta có thể thấy các tên riêng của các đảo phản ánh các ý nghĩa sau: Hình tượng hóa theo hình thái của đảo: Bánh Dày, Quả Xoài, Đá Dựng, Đầu Bê, Đống Chén, Giàn Mướp, Sư Tử, Ông Cụ, Lão Vọng… Theo kích thước, vị trí và phương hướng của đảo: Chàng Tây, Cô Tô Con, Cống Đông, Cống Tây, Đồng Rui Bé, Hạ Mai, Thượng Mai… Theo màu sắc: Cống Đỏ, Thẻ Vàng, Thoi Xanh… Theo đặc sản: Bồ Hòn, Cái Lim, Trà Bản, Tùng Lâm, Cồn Cỏ, Hòn Khoai… Theo truyền thuyết: Bạch Long Vỹ, Long Châu, Cát Bà, Đầu Gỗ… Theo nguyện vọng: Phú Quý, Phú Quốc, Đình Vũ, Bình Ba, Thổ Chu…

Kế thừa: Côn Lôn, Vân Đồn, Vạn Cảnh, Vạn Mặc…

Như vậy, để gọi tên các đảo ven bờ có 5 từ khác nhau đó là hòn, đảo, cồn, cù lao và đá, trong đó từ phổ biến nhất là hòn, sau đó đến đảo. Tên riêng của nhóm các đảo có nhiều ý nghĩa khác nhau. Để thống nhất tên gọi cho những đảo biển đã có tên và đặt tên mới cho những đảo biển chưa có tên, việc tìm hiểu cách gọi tên các đảo biển đã có tên là rất cần thiết, nhằm làm rõ những khía cạnh truyền thống, các yếu tố về lịch sử, địa lý, dân tộc trong cách đặt tên đảo biển. Qua đó tạo thuận lợi trong nhiệm vụ quản lý và thực thi chủ quyền của nước ta đối với các vùng biển đảo này.

ThS Nguyễn Thanh Điệp (Học viện Hải quân)