Vùng kháng cự coin là gì

Trong biểu đồ phân tích thị trường tiền mã hoá, hỗ trợ và kháng cự là một phần rất quan trọng cho biết mức độ tâm lý của nhà giao dịch. Nhận biết chính xác vùng hỗ trợ, kháng cự nhà đầu tư có thể đưa ra lệnh chính xác, tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro. Ở bài viết này, hãy cùng Coinvn tìm hiểu về hỗ trợ và kháng cự cùng các cách nhận biết và sử dụng hiệu quả nhé.

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá đảo chiều (tăng hoặc giảm) tại một vùng trong quá khứ và được lặp lại trong tương lai. Cụ thể

  • Hỗ trợ (Support): Nhà đầu tư thường dựa vào thời điểm hỗ trợ để đặt lệnh mua, bởi đây là điểm thấp nhất trên đường giá trước khi thị trường giá được điều chỉnh tăng trở lại. 
  • Kháng cự (Resistance): Ngược lại với hỗ trợ điểm kháng cự là điểm cao nhất trên đường giá trước khi thị trường giá được điều chỉnh giảm. Tại điểm này, đa phần nhà đầu tư đặt lệnh bán. 

Như vậy tại mức hỗ trợ và kháng cự rất quan trọng đối với nhà đầu tư để đặt lệnh mua và bán, đánh giá lực cung cầu, phân tích thị trường. Trường hợp vùng giá di chuyển theo hướng mới, vùng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ và hình thành vùng mới. 

Ho tro va khang cu la gi? Cach nhan biet va su dung hieu qua - anh 2Hình ảnh minh họa vùng kháng cự và hỗ trợ

Cách để xác định hỗ trợ và kháng cự

Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự chính xác giúp các nhà đầu tư đưa lựa chọn chọn phù hợp. Bạn có thể xác định vùng kháng cự và hỗ trợ theo cách dưới đây.

Hỗ trợ kháng cự vùng giá

Để xác định theo các này, nhà đầu tư cần dựa vào vòng nến để có thể tìm ra vùng hỗ trợ và kháng cự. Trường hợp tại đỉnh đáy có nhiều nến, tại đỉnh vùng kháng cự là khoảng giá giữa giá đóng/mở cửa và khoảng giá giữa giá cao nhất. Tại đáy, vùng hỗ trợ là giá đóng/mở và khoảng giá giữa giá thấp nhất.

Ho tro va khang cu la gi? Cach nhan biet va su dung hieu qua - anh 3Hình ảnh minh họa xác định hỗ trợ và kháng cự theo vùng giá

Sử dụng biểu đồ đường để vẽ hỗ trợ kháng cự

Nếu bạn gặp khó khăn khi xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự theo vùng giá, thì bạn có thể chuyển về biểu đồ đường. Đây là biểu đồ nối tất cả các điểm đóng cửa, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy vùng đỉnh và vùng đáy. 

Theo chuyên gia khuyến cáo, nếu bạn là nhà đầu tư mới hãy luyện tập vẽ hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ đường. Sau khi đã quen và chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dễ dàng vẽ biểu đồ nến. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư chỉ cần nhìn là thấy các vùng hỗ trợ và kháng cự mà không cần vẽ chúng trên biểu đồ. 

Các nhà giao dịch sử dụng hỗ trợ và kháng cự như thế nào?

Như bạn biết, hỗ trợ và kháng cự đóng vai trò quan trọng trong phân tích và đánh giá thị trường. Vậy các nhà giao dịch sử dụng hỗ trợ và kháng cự như thế nào? Trong vô số vùng kháng cự và hỗ trợ, đâu là vùng tạo ra lợi nhuận? 

Theo chuyên gia khuyến cáo có 2 loại vùng hỗ trợ kháng cự mà nhà đầu tư nên tập trung: 

  • Vùng hỗ trợ kháng cự quanh giá hiện tại: Đây là vùng giá tiếp cận sớm nhất, bạn không nên tập trung vào vùng kháng cự quá cao.
  • Vùng hỗ trợ kháng cự đúng khung thời gian: Đây là điều tiên quyết để giúp giao dịch thành công. Bạn chỉ nền vẽ hỗ trợ và kháng cự của biểu đồ khung thời gian hiện tại. 

Cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Hiện nay có 02 phương pháp giao dịch phổ biến: 

Giao dịch khi giá bật lại

Khi giá chạm đường hỗ trợ hoặc kháng cự thì sẽ bật lại. Lúc này nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh để tránh rủi ro giá phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự.

Ho tro va khang cu la gi? Cach nhan biet va su dung hieu qua - anh 4Hình ảnh giao dịch khi giá bật lại

Giao dịch khi giá phá vỡ 

Khi giá tăng mạnh các mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ. Thời điểm này nhà đầu tư có thể giao dịch theo 2 cách: 

  • Khi giá phá vỡ vùng kháng cự và hỗ trợ, nhà đầu tư sẽ vào lệnh (mua hoặc bán) tại thời điểm đó. 
  • Thay vì khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ và kháng cự nhà đầu tư vào lệnh ngay như cách hung hăng, trường hợp này bạn cần chờ đợi giá hồi đến khi bật trở lại thì bắt đầu vào lệnh (mua hoặc bán). 

Những điều cần chú ý

Một số lưu ý về hỗ trợ và kháng cự nhà đầu tư không nên bỏ qua:

  • Khi giá thường xuyên biến động, hỗ trợ và kháng cự sẽ mạnh và không bị phá vỡ. Khi giá phá vỡ, kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ nếu giá tăng mạnh. Và ngược lại khi giá giảm mạnh, hỗ trợ trở thành kháng cự trong tương lai. 
  • Nhà đầu tư không nên vội vàng đưa ra quyết định đặt lệnh, tránh nhận định sai về thị trường, thay vào đó cần để giá hình thành rõ ràng. 
  • Để tìm ra vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng, nhà đầu tư cần tập trung vào hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch ngày hôm đó, không nên xem những ngày trước đó tránh bị nhiễu thông tin. 
  • Trước khi giao dịch tiền thật, cần xác định kháng cự và hỗ trợ demo trước để giảm rủi ro khi đầu tư.

Tổng kết

Qua bài viết trên, Coinvn đã cung cấp thông tin về hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định vùng hỗ trợ kháng cự, ứng dụng giúp nhà đầu tư xác định được vùng tiềm năng, đặt lệnh mua/bán chính xác và giảm thiểu rủi ro. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các nhà đầu tư trong quá trình đầu cơ của mình.

Vùng kháng cự mạnh là gì?

Vùng kháng cự sẽ khoảng cách giữa giá cao nhất đến giá đóng/mở cửa tại khu vực bóng nến trên và có càng nhiều nến sẽ được xem là vùng kháng cự mạnh, giá sẽ rất khó để tăng cao hơn nữa.

Đường kháng cự là gì?

Là đường nối lần lượt các đỉnh giá. Tùy vào xu hướng trend chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang. Với Xu hướng Trend giảm giá, đường kháng cự có góc Nghiêng Âm. Với Xu hướng giá ổn định, đường kháng cự nằm ngang.

Giá kháng cự là gì?

Kháng cự trong chứng khoán được hiểu các ngưỡng, vùng hoặc mức giá nằm ngang và có vai trò kết nối các đỉnh cao của giá hoặc các đáy thấp của giá chứng khoán, tại các vùng này nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ đảo chiều.

Mức hỗ trợ Coin là gì?

Mức hỗ trợ được cho điểm giá mà tại đó người mua có xu hướng mua nhiều hơn và người bán do dự trong việc bán ra, do đó đẩy nhu cầu lên cao hơn và cùng với nó giá tài sản. Mặt khác, ngưỡng kháng cự một điểm giá hạn chế bất kỳ chuyển động đi lên nào của giá tài sản.