Xét nghiệm nội tiết nữ hết bao nhiêu tiền năm 2024

Quảng cáo về dịch vụ xét nghiệm nội tiết tố nữ, một phòng xét nghiệm chia sẻ tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ đang có tốc độ trẻ hóa rất nhanh, khi 30% phụ nữ dưới 30 tuổi có dấu hiệu rối loạn nội tiết ở mức độ nhẹ, trong khi trước đây là 35 tuổi.

"Do đó, chị em cần nắm được cách theo dõi tình trạng nội tiết tố của chính mình. Dịch vụ xét nghiệm nội tiết tố nữ dao động từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng" - quảng cáo này nêu.

Theo bác sĩ Lưu Bá Hùng - chuyên ngành sản phụ khoa, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, xét nghiệm nội tiết tố nữ bao gồm nhiều xét nghiệm các chỉ số khác nhau, với mục đích theo dõi và đánh giá sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai cũng như đời sống tình dục ở người phụ nữ.

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể làm xét nghiệm nội tiết tố để đánh giá sức khỏe sinh sản của mình, tuy nhiên có một số trường hợp bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm này như:

- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều (hoặc rất ít, hoặc rất nhiều) và kỳ kinh kéo dài ngắn không ổn định.

- Các trường hợp vô kinh nguyên phát (không có kinh nguyệt) hoặc vô kinh thứ phát (từng có kinh nguyệt nhưng tự dưng biến mất).

- Phụ nữ có âm đạo bị chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân.

- Các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đa nang buồng trứng.

- Người gặp khó khăn trong quá trình thụ thai.

- Người có mong muốn hoặc chuẩn bị tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm

Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp phát hiện sớm những rối loạn, bất thường trong hệ nội tiết, từ đó nhanh chóng có phương hướng điều trị kịp thời.

"Theo các nghiên cứu, phụ nữ sau tuổi 35 sẽ bắt đầu suy giảm nội tiết tố. Chị em có thể chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục, giảm căng thẳng, lo âu để cải thiện sức khỏe", bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Chỉ số nội tiết nào quan trọng trong việc sinh sản?

Bác sĩ Hùng nêu rõ trong các chỉ số nội tiết tố nữ (AMH, FSH, LH, estrogen, progesteron, prolactin, testosteron), thì chỉ số AMH để đánh giá dự trữ buồng trứng của người phụ nữ là chỉ số có giá trị cao và chính xác nhất trong công tác chẩn đoán cũng như điều trị hiếm muộn.

Nồng độ AMH thông thường dao động 2 - 6,8 ng/ml. Nồng độ này tương đối ổn định nên xét nghiệm chỉ số AMH có thể tiến hành bất kỳ lúc nào. Chỉ số AMH bắt đầu giảm nhanh sau 35 tuổi, làm cho số lượng trứng của người phụ nữ ít đi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Nồng độ AMH đo được nếu quá thấp có nghĩa là khả năng đáp ứng kém với thuốc của người phụ nữ khi làm thụ tinh ống nghiệm. Ngược lại, nếu AMH quá cao cũng có thể dẫn đến hội chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.

"Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có thể làm tăng chỉ số AMH, cách tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe sinh sản thường xuyên để phát hiện sớm các nguy cơ thiếu hụt nội tiết tố, từ đó có kế hoạch phù hợp cho việc có thai", bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Ở nữ giới, để theo dõi và đánh giá chính xác về khả năng sinh sản, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ. Những thông tin xoay quanh loại xét nghiệm này đang được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là phương pháp kiểm tra nội tiết để đánh giá khả năng sinh sản. Việc xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp đánh giá chỉ số hormone sinh sản, khả năng dự trữ noãn, hoạt động của buồng trứng và theo dõi chu kỳ rụng trứng. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết mình cần điều chỉnh những gì để hạn chế nguy cơ vô sinh.

Ngoài ra, kết quả của xét nghiệm nội tiết tố nữ cũng giúp phát hiện sớm những rối loạn trong hệ nội tiết nếu có và giúp bác sĩ có phương án điều trị.

Ai nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Xét nghiệm nội tiết nữ hết bao nhiêu tiền năm 2024

Phụ nữ nên làm xét nghiệm nội tiết tố định kỳ 1 lần/năm để theo dõi sức khỏe sinh sản của bản thân. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu xét nghiệm nếu bạn đang gặp một trong những vấn đề sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh kéo dài, không đều hoặc mất kinh không rõ nguyên nhân.
  • Các trường hợp không có kinh nguyệt dù đã đến độ tuổi sinh sản hoặc đã từng có kinh nhưng mất kinh khi chưa đến tuổi tiền mãn kinh
  • Nghi ngờ hoặc có dấu hiệu đa nang buồng trứng
  • Phụ nữ khó có thai mặc dù đang trong độ tuổi sinh sản
  • Người chuẩn bị tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản

Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì?

Xét nghiệm nội tiết nữ hết bao nhiêu tiền năm 2024

Tiến hành xét nghiệm nội tiết tố nữ cần trải qua 4 bước:

  • Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định
  • Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng các triệu chứng bên ngoài của cơ thể
  • Lấy máu người cần xét nghiệm nội tiết tố để tiến hành phân tích các chỉ số
  • Bác sĩ xem kết quả xét nghiệm và đưa ra những chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị.

Kết quả của xét nghiệm nội tiết tố nữ đến từ nhiều xét nghiệm nhỏ khác nhau bao gồm:

  • Xét nghiệm Prolactin: Cho biết nguy cơ vô sinh do rối loạn rụng trứng.
  • Xét nghiệm AMH: AMH còn được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng, đồng thời có thể dự đoán được khả năng sinh sản của người phụ nữ trong hiện tại và tương lai. Chỉ số AMH cao nhất ở tuổi 25 và giảm dần theo thời gian.
  • Xét nghiệm FSH: FSH có vai trò kích thích sản xuất trứng. Nếu nồng độ hormone cao sẽ có nguy cơ gây hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Xét nghiệm LH: Đây là hormone tuyến sinh dục, nó có vai trò trong việc kiểm soát chức năng của buồng trứng ở nữ giới.
  • Xét nghiệm Estrogen: Xét nghiệm này thường được sử dụng để xác định tình trạng mất kinh là do mãn kinh, có thai hay do một vấn đề nội khoa gây nên.
  • Xét nghiệm Progesterone: Progesterone đảm nhận nhiệm vụ chuẩn bị nội mạc tử cung cho phôi làm tổ và giúp duy trì thai kỳ. Việc thiếu progesterone trong thời kỳ mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ sảy thai do tình trạng suy hoàng thể gây ra. Xét nghiệm progesterone giúp bác sĩ đảm bảo mọi thứ đều ổn nếu bạn đang mang thai, hoặc kiểm tra các vấn đề sinh sản khác của phụ nữ.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn?

Xét nghiệm nội tiết nữ hết bao nhiêu tiền năm 2024

Có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi làm xét nghiệm, thậm chí không ăn sáng. Nguyên nhân là vì chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác.

Tuy nhiên, đối với xét nghiệm nội tiết nữ, bạn không cần phải nhịn ăn hoặc nhịn uống như các xét nghiệm máu khác. Trước khi làm xét nghiệm, bạn cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc và các thực phẩm chức năng đang dùng. Đặc biệt, trong trường hợp đang sử dụng các loại thuốc hormone hoặc thuốc tránh thai cần khai báo với bác sĩ vì chúng sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết tố nữ không phải lúc nào cũng thực hiện được. Tùy theo loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ yêu cầu các ngày khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nên làm xét nghiệm vào thời gian nào?

Trên thực tế, xét nghiệm nội tiết tố nữ được thực hiện vào các ngày khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt, bởi hormone (nội tiết tố) sinh dục của phụ nữ không phải lúc nào cũng giống nhau. Nồng độ của chúng có sự thay đổi tùy theo ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể thời điểm đúng để làm xét nghiệm như sau:

˚ Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 vòng kinh: xét nghiệm FSH, LH

˚ Từ ngày thứ 21 của vòng kinh 22 ngày: xét nghiệm PRG (Progesterone)

˚ Các xét nghiệm PRL (Prolactin), E (Estrogen) có thể thực hiện vào ngày bất kỳ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm nội tiết nữ hết bao nhiêu tiền năm 2024

Giá xét nghiệm nội tiết tố nữ được chia thành các loại xét nghiệm nhỏ, tùy thuộc vào từng cơ sở khám chữa bệnh sẽ có giá nhau. Tổng chi phí cho xét nghiệm nội tiết tố nữ dao động khoảng 1.700.000 – 1.800.000 đồng.

Xét nghiệm

Giá tiền

AMH

Khoảng 849.000 VND

FSH

Khoảng 149.000 VND

LH

Khoảng 149.000 VND

Prolactin

Khoảng 179.000 VND

Estradiol

Khoảng 149.000 VND

Testosteron

Khoảng 149.000 VND

Progesteron

Khoảng 149.000 VND

Xét nghiệm nội tiết tố nữ ở đâu?

Tại Hà Nội

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Cơ sở 1: Ngõ 215 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

Cơ sở 2: Số 80 ngách 26 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 0243.934.6744.

Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hotline: 0243.934.6744.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Địa chỉ: 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Hotline: 024 6278 5746

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024 3869 3731

Bệnh viện Việt Pháp

Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 024 3577 1100

Ngoài các cơ sở kể trên, bạn cũng có thể tham khảo: bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Thanh Nhàn… cũng là những cơ sở uy tín.

Tại TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 028.5404.2829.

Bệnh viện Y dược Tp Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 028.3855.4269.

Bệnh viện Hùng Vương

Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 028 3855 8532

Bệnh viện Phụ sản MêKông

Địa chỉ: 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 1900 6113

Bệnh viện nhân dân Gia Định

Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 028 3841 2692

Vừa rồi là những thông tin liên quan đến xét nghiệm nội tiết tố nữ, hy vọng bạn đã có những kiến thức cần thiết để theo dõi và chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.

Xét nghiệm nội tiết tố nam hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm nội tiết tố hết bao nhiêu tiền?.

Làm sao biết thiếu nội tiết khi mang thai?

Dấu hiệu nhận biết thiếu nội tiết tố khi mang thai Khi thiếu hụt estrogen: Da bị khô, sạm màu, mất đi sự đàn hồi, xuất hiện tàn nhang, đồi mồi, nổi mụn trứng cá; tóc khô xơ, dễ gãy rụng; âm đạo bị khô, giảm ham muốn tình dục.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ để làm gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp bác sĩ kiểm tra các tình trạng đáng lo ngại về tuổi dậy thì, khả năng sinh sản, tình trạng mãn kinh và các vấn đề khác. Các xét nghiệm này lần lượt là estrone (E1), estradiol (E2), estriol (E3) hoặc hormone estrogen.

Tại sao phải tiêm thuộc nội tiết khi mang thai?

Sử dụng thuốc nội tiết trong các trường hợp thiếu hụt nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ giúp bổ sung lượng hormone cần thiết được tiết ra trong cơ thể mẹ bầu, không chỉ giúp ổn định và hỗ trợ quá trình phát triển của thai kỳ mà còn giúp mẹ bầu cải thiện các triệu chứng do rối loạn nội tiết khi mang thai gây ra.