Xử lý khi còn bị hóc nghẹn

Trẻ bị nghẹn khi ăn là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong. Do vậy việc xử lý kịp thời và đúng cách trong những giây đầu tiên vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết. Mời bố mẹ cùng tham khảo!

  • 1. Vì sao trẻ dễ bị nghẹn khi ăn?
  • 2. Dấu hiệu trẻ bị nghẹn khi ăn
  • 3. Cách xử lý kịp thời trẻ bị nghẹn khi ăn
    • 3.1. Đối với trẻ dưới 1 tuổi bị nghẹn
    • 3.2. Đối với trẻ trên 1 tuổi bị nghẹn
  • 4. Cách hạn chế nguy cơ nghẹn ở trẻ
  • 5. Những lưu ý bố mẹ cần biết trong trường hợp trẻ bị nghẹn khi ăn
  • Kết luận

1. Vì sao trẻ dễ bị nghẹn khi ăn?

Xử lý khi còn bị hóc nghẹn
Trẻ bị nghẹn khi ăn bởi tính tò mò và năng động của mình

Trẻ bị nghẹn khi ăn bởi tính tò mò và năng động của mình. Đặc biệt việc khám phá thế giới và vạn vật xung quanh luôn là chủ đề trẻ quan tâm nhất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hàm răng chưa phát triển toàn diện. Vì vậy việc nhai và xử lý thức ăn sẽ không thuần thục. Thậm chí các bé sẽ lựa chọn nuốt luôn thay vì mất thời gian nhai và nghiền thức ăn. Đối với các bé lớn hơn một chút có thể tự đi và chạy nhạy thì vấn đề trên cũng không tránh khỏi. Bố mẹ muốn bé ăn nhiều hơn nên thường để trẻ vừa vui đùa vừa ăn uống. Điều này gây ra việc vận động khi ăn dễ dẫn đến mắc nghẹn. Chỉ không lưu tâm một chút thôi sự cố có thể xảy ra ngay.

2. Dấu hiệu trẻ bị nghẹn khi ăn

Nếu bé đang ăn mà có những dấu hiệu dưới đây thì có thể khẳng định bé bị nghẹn:

  • Bé ho sặc sụa, mặt đỏ tía tai
  • Bé vã mồ hôi và thở khó khăn
  • Bé không thể phát âm cũng không thể khóc được
  • Bé có dấu hiệu đưa tay lên cổ để giữ
  • Chậm hơn có thể thấy những biến đổi như mặt và cổ nổi gân, lưỡi và môi tím tái
Xử lý khi còn bị hóc nghẹn
Nếu thức ăn hoặc dị vật tắc nghẽn ở cổ có thể gây ra hôn mê thậm chí là dẫn đến tử vong

Nếu thức ăn hoặc dị vật tắc nghẽn ở cổ có thể gây ra hôn mê thậm chí là dẫn đến tử vong. Đặc biệt có những trường hợp bị nghẽn ở cổ nhưng trẻ không có biểu hiện bên ngoài. Khoảng 25% – 50% trẻ bị nghẹn ở cổ và không được chuẩn đoán trong 24h. Bởi các trong trường hợp này là do thức ăn hoặc dị vật mắc ở phế quản lớn/nhỏ. Do vậy trẻ có thể vui chơi bình thường khiến bố mẹ không nhận ra. Đôi khi bố mẹ có thắc mắc nhưng thấy bé vui chơi bình thường nên bỏ qua. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn trẻ bị nghẹn khi ăn bắt đầu có những dấu hiệu như:

  • Sốt cao
  • Ho khan, ho ra máu, ho có đờm và mủ
  • Tím tái
  • Khó thở

Ngoài ra, nếu bé bị sốt hoặc bị ho bố mẹ cũng nên chú ý và đưa đi khám để tránh những sự cố không đáng tiếc xảy ra.

3. Cách xử lý kịp thời trẻ bị nghẹn khi ăn

3.1. Đối với trẻ dưới 1 tuổi bị nghẹn

Xử lý khi còn bị hóc nghẹn
Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, trẻ thường bị mắc nghẹn ở cổ hoặc bị trào ngược dạ dày

Ở giai đoạn này, trẻ thường bị mắc nghẹn ở cổ hoặc bị trào ngược dạ dày. Trường hợp dễ thấy nhất là khi trẻ rất đói và ăn quá nhanh hay có thể là do sữa mẹ quá nhiều, trẻ uống không kịp. Hoặc cũng có thể là do thức ăn chưa được nghiền đủ nhuyễn và còn nhiều miếng lớn. Một số phương pháp sơ cứu có thể hữu ích trong trường hợp này:

  • Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, nghiêng đầu trẻ cho mặt hướng xuống dưới. Vỗ 5 lần vào lưng phía gần vai của trẻ để di chuyển vật bị kẹt ra khỏi miệng.
  • Đặt bé nằm ngửa, đầu hướng xuống dưới. Nhấn ngón giữa và ngón trỏ vào giữa ức 5 lần.

3.2. Đối với trẻ trên 1 tuổi bị nghẹn

Xử lý khi còn bị hóc nghẹn
Đối với những trẻ lớn, mẹ cần phải thực hiện các biện pháp sơ cứu nhanh

Đối với những trẻ lớn, mẹ cần phải thực hiện các biện pháp sơ cứu nhanh như:

  • Dùng tay đỡ trẻ ngả người về phía trước. Vỗ liên tục vào giữa 2 bả vai, đồng thời nhấn nhanh và mạnh khoảng 5 lần.
  • Xoay người đứa trẻ hướng lưng vào ngực bạn, quỳ gối ngang tầm đứa trẻ, vòng hai tay ra phía trước ngực trẻ, nắm tay thành nấm đấm, tay này đặt lên tay kia rồi tiến hành ấn mạnh khoảng 5 lần vào điểm vị trí giữa sườn và rốn, theo hướng từ dưới lên. Thực hiện cho đến khi vật mắc ở cổ họng trẻ thoát ra ngoài.
  • Nếu trẻ nằm, mẹ hãy để bé nằm ngửa, ngồi xuống ngang với phần đầu của trẻ, đặt hai tay lên hông của trẻ và tiến hành ấn mạnh ở phía dưới ngực, chuyển động theo hướng trượt về phía đầu. Lặp lại liên tục cho đến khi dị vật ra khỏi họng.
  • Nếu mẹ đã áp dụng những phương pháp trên mà hơi thở của trẻ không hồi phục hoặc trẻ bị mất ý thức sau khi đã loại bỏ dị vật thì cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim gián tiếp. Hãy nhớ rằng các kỹ thuật sơ cứu này sẽ khác với trẻ sơ sinh và khác với kỹ thuật sơ cứu ở người lớn.
  • Nếu bé bất tỉnh thì bố mẹ cần gọi cấp cứu ngay. Ngay sau đó bố mẹ cần tiến hành hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực. Tỷ lệ là cứ 30 lần ép tim thì 2 lần thổi ngạt. Làm liên tục như vậy cho đến khi nhân viên y tết đến.
  • Nếu bé có độ tuổi dưới 12 tháng, bố mẹ có thể cầm hai chân của bé hướng xuống đất. Tiếp theo vỗ vào lưng để dị vật rơi ra.

4. Cách hạn chế nguy cơ nghẹn ở trẻ

Xử lý khi còn bị hóc nghẹn
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và hay cho những vật nhỏ vào miệng

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và hay cho những vật nhỏ vào miệng. Do vậy rất dễ khiến trẻ bị mắc nghẹn và dẫn đến nghẹt thở. Để hạn chế nguy cơ trẻ bị nghẹn khi ăn, khi chơi, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Luôn theo dõi trẻ tránh để trẻ ăn cho vào miệng những vật nhỏ hoặc xương hay đồ ăn không phù hợp
  • Hạn chế mua cho trẻ những đồ chơi có hình thù nhỏ bé dễ cho vào miệng như bi, logo, đạn…
  • Tránh cho trẻ ăn những trái cây có hạt như na, nhãn, chôm chôm,…
  • Bố mẹ cần xay thức ăn nhuyễn để tránh việc trẻ bị hóc hay nghẹn
  • Hạn chế không cho trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, vui chơi
  • Hướng dẫn trẻ cách ăn đúng cách và dạy trẻ không cho nhiều thức ăn vào cùng một lúc
  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn khi chạy, đi xe, chơi đùa
  • Hạn chế làm phân tán sự tập trung của trẻ khi ăn
  • Không đùa giỡn để trẻ cười quá nhiều khi ăn
  • Không quát mắng trẻ khi ăn khiến trẻ bị giật mình

5. Những lưu ý bố mẹ cần biết trong trường hợp trẻ bị nghẹn khi ăn

Xử lý khi còn bị hóc nghẹn
Bố mẹ tuyệt đối phải tâm lý vững vàng và thật bĩnh tĩnh để xử lý tình huống một cách tỉnh táo nhất

Khi trẻ bị nghẹn khi ăn hay hóc các dị vật, bố mẹ tuyệt đối phải tâm lý vững vàng và thật bĩnh tĩnh để xử lý tình huống một cách tỉnh táo nhất. Không dùng tay mò mẫn dị vật trong miệng bé. Điều này chỉ càng đẩy dị vật đi xuống sâu hơn. Tuyệt đối không cho bé uống nước bởi uống nước khiến dị vật càng đi xuống cuống họng bé. Bố mẹ có thể cho bé ăn đồ khô như bánh quy. Tuy nhiên thời gian sơ cứu chỉ trong vào 4 phút. Nếu sau đó không có tiến triển gì bố mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để sơ cứu.

Nguồn: Bệnh viện ĐKQT Vinmec

Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bố mẹ hiểu hơn về việc trẻ bị mắc nghẹn khi ăn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để đọc nhiều hơn những chia sẻ khác từ Mamamy nhé! Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo: Tìm hiểu phương pháp sơ cứu khi trẻ bị mắc nghẹn ở cổ