Xuất huyết mắt bao lâu thì khỏi

Xuất huyết võng mạc là một trong những triệu chứng của bệnh lý võng mạc. Nếu không được chữa trị kịp thời, những tổn thương võng mạc có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thị giác.

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Xuất huyết võng mạc là gì?
  • 2 Nguyên nhân xuất huyết võng mạc
  • 3 Những triệu chứng xuất huyết võng mạc
  • 4 Những người có nguy cơ mắc bệnh
  • 5 Phương pháp điều trị xuất huyết võng mạc
  • 6 Phòng ngừa xuất huyết võng mạc

Xuất huyết võng mạc là gì?

Xuất huyết võng mạc là bệnh về mắt khiến máu không ở trong mạch máu mà thoát ra ngoài võng mạc. Tùy theo số lượng và vị trí xuất huyết mà bệnh nhân mờ mắt nhiều hay ít. Nguyên nhân thường là do các bệnh lý về mạch máu của võng mạc như bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh Eales, chấn thương mắt…

Đây là một bệnh lý phức tạp. Để phát hiện bệnh, nếu bệnh nhân thấy mắt bị mờ, đau, đỏ… nên đi khám mắt ở bệnh viện có chuyên khoa đáy mắt. Tùy theo nguyên nhân bệnh và tình trạng xuất huyết của võng mạc mà bệnh có thể điều trị hồi phục thị lực một phần, không hồi phục được hoặc có hồi phục nhưng sau đó tái phát.

Nguyên nhân xuất huyết võng mạc

Xuất huyết mắt bao lâu thì khỏi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết nhưng đa phần đều là do người bệnh bị mắc phải những bệnh lý liên quan đến mạch máu của võng mạc như: chấn thương mắt, bệnh Eales, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, cận thị nặng…

Khi võng mạc bị xuất huyết thì khả năng phục hồi cũng như khả năng tiếp nhận ánh sáng của mắt sẽ thấp hơn so với bình thường vì võng mạc là một tổ chức thần kinh và việc điều trị căn bệnh này hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Nếu như không tìm được ra nguyên nhân gây ra bệnh thì sẽ rất khó điều trị bệnh.

Những triệu chứng xuất huyết võng mạc

Các triệu chứng để nhận biết bệnh nhân võng mạc bị xuất huyết bao gồm:

  • Mắt nhìn mờ, đỏ, đau nhức mắt, ruồi bay, thấy mạng nhện hoặc thấy màu đỏ trong tầm nhìn, nhìn thấy sương mù hoặc bóng tối, ánh sáng lóe lên nhanh chóng trong tầm nhìn ngoại vi.
  • Tầm nhìn bị bóp méo
  • Nặng nhất là đột ngột mù.
  • Ngoài ra một số bệnh nhân còn cảm giác đau đầu.

Những người có nguy cơ mắc bệnh

Xuất huyết mắt bao lâu thì khỏi

Đây là một biến chứng của một số bệnh lý mạch máu võng mạc, do đó đối tượng nguy cơ gồm:

  • Bệnh nhân bị cận thị nặng: Cận thị xảy ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh và giới văn phòng, về lâu tình trạng cận thị nặng hơn và có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết võng mạc.
  • Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường: ở đối tượng này hiện tượng tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ mạch máu sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu võng mạc, tổn thương hàng rào máu võng mạc, gây tổn thương võng mạc.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp: người bị cao huyết áp dễ bị tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây chảy máu trong mắt, phù gai thị, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
  • Bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc: khiến các mạch máu bị vỡ, dẫn đến võng mạc bị xuất huyết.
  • Trẻ sơ sinh: đặc biệt là trẻ sinh non có xuất hiện các mạch máu bất thường phát triển và lan rộng trong võng mạc, mô lót phía sau mắt. Các mạch máu bất thường này dễ vỡ và có thể bị rò rỉ gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh.

Phương pháp điều trị xuất huyết võng mạc

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các chuyên khoa Mắt để được bác sĩ xem xét mức độ tổn thương, vị trí xuất huyết.

Bên cạnh đó, việc tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa xuất huyết tái phát và phòng ngừa cho mắt còn lại.

Hiện nay ở các nước phát triển, họ tập trung phát triển nhiều kỹ thuật mới để điều trị như Laser, vi phẫu mạch máu, thuốc tiêm nội nhãn. Ở Việt Nam cũng đang triển khai các kỹ thuật này ở những trung tâm nhãn khoa lớn.

Để chăm sóc mắt, các nhà khoa học khuyên mắt cần được bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt có khả năng bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc nhằm cải thiện thị lực.

Phòng ngừa xuất huyết võng mạc

Xuất huyết mắt bao lâu thì khỏi

Những người gặp phải vấn đề về thị lực như mắt đỏ, nhìn mờ, thường xuyên cảm thấy đau nhức mắt cần phải nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị cải thiện tình trạng này.

Khi ngồi học hoặc ngồi làm việc, chúng ta cần phải ngồi đúng tư thế, đảm bảo có đủ ánh sáng, hạn chế sử dụng các loại thiết bị điện tử đặc biệt là nhân viên văn phòng và học sinh để tránh bị cần thì hoặc làm cho tình trạng cận thị bị nặng hơn.

Những người bị mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm tra tốt lượng đường ở trong máu để có thể hạn chế tối đa biến chứng xuất huyết do căn bệnh này gây ra.

Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát tốt huyết áp đối với những người bị tăng huyết áp. Người bệnh có thể giảm ăn muối, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng những bài tập vừa sức như tập yoga và đi bộ.

Trong quá trình mang thai, hãy theo dõi tình trạng của thai nhi trong suốt thai kỳ và theo dõi tính trạng của những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao để tránh được những biến chứng về võng mạc có thể xảy ra.

Khi thấy có dấu hiệu xuất huyết võng mạc, hãy ngay lập tức đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra.

Tài liệu tham khảo:

  • http://kellogg.umich.edu/theeyeshaveit/opticfundus/retinal_hemorrhages.html
  • https://caodangyduochochiminh.vn/tin-tuc-y-duoc/xuat-huyet-vong-mac-la-gi-cach-dieu-tri-nhu-the-nao-c33925.html