Tại sao bánh flan lâu chín

Trang chủ » Kinh nghiệm làm bánh flan » Kinh nghiệm hấp bánh Flan nhé các tình yêu

Nào giờ các tình yêu xem qua kinh nghiệm hấp bánh flan nhé. Làm sao cho bánh flan không bị rỗ trên mặt. Nhìn hấp dẫn mà cực ngon.

Giờ chúng ta đi vào vấn đề chính thôi, Trước tiên nên đặt xoong hấp lên bếp trong khi bạn thực hiện hỗn hợp sữa trứng, vì khi chuẩn bị xong mọi thứ cũng là lúc nước vừa sôi, bạn có thể hấp bánh ngay. Để bánh không bị rỗ mặt, tất cả các khuôn bánh đều phải được đậy nắp.

Tại sao bánh flan lâu chín

Bánh sẽ được hấp cách thủy với lửa nhỏ trong khoảng 15-30 phút tùy kích cỡ khuôn. Tuy nhiên, sau khi hấp khoảng được 15 phút, bạn nên mở ra, dùng tăm thử độ chín của bánh để quyết định nên hấp khoảng bao lâu nữa là bánh chín hoàn toàn. Bánh chín là khi rút ra, tăm không ướt, khi cầm khuôn bánh lắc nhẹ mặt bánh vẫn hơi sóng sánh. Bạn không cần phải hấp quá chín, quá lâu, hoặc lửa quá lớn, bánh sẽ khô giống như trứng chiên. Bánh vừa chín tới mới ngon.

Tại sao bánh flan lâu chín

Hoàn tất

Sau khi lấy bánh ra khỏi nồi hấp, bạn phải mở hết tất cả nắp khuôn ra, để cho bánh nguội hoàn toàn, lau khô tất cả nắp khuôn rồi mới đậy trở lại và cho bánh vào tủ lạnh.

Thật đơn giản phải không các bạn. Nhưng không khéo tay là ta không có món ngon đấy nhé.

Chúc các bạn thành công.

Tham khảo thêm:

  • Cách làm bánh flan phô mai con bò cười bổ dưỡng cho bé
  • Công thức và cách làm bánh flan Xuân Hồng được bật mí
  • Kinh nghiệm dùng lò nướng trong làm bánh flan
  • Kinh nghiệm thắng caramel trong làm bánh flan
  • Nguyên nhân làm bánh flan bị rỗ và cách khắc phục như thế nào?

>>> Dạy làm bánh flan các phiên bản remix ngon tuyệt

>>> Cùng học làm bánh flan rau câu đơn giản ngay tại nhà

>>> Dạy học làm bánh ngọt cơ bản

1.Bánh Flan không đông

Do tỉ lệ trứng : sữa chưa phù hợp (thường do quá nhiều sữa). Chú ý cân đong chính xác và làm theo đúng chỉ dẫn trong công thức.

Do nhiệt độ nướng/ hấp quá thấp hoặc thời gian nướng/ hấp chưa đủ dài để bánh chín hẳn.

2. Bánh Flan rỗ mặt

Thường gặp với phương pháp hấp cách thủy, do hơi nước bốc lên, đọng lại ở nắp vung nồi rồi nhỏ xuống gây rỗ bề mặt flan.

Cách khắc phục: Dùng một chiếc khăn sạch và thấm nước tốt phủ lên miệng nồi để hứng nước đọng ở nắp nồi hấp. Ngoài ra cách khoảng 10 – 15 phút có thể mở vung lau sạch nước đọng. Hoặc có thể đậy nắp hay bọc khuôn flan bằng ni lông thực phẩm, giấy bạc… chú ý khi đậy nắp hoặc bọc khuôn flan thì cần bọc kín vì nếu hở hơi nước vẫn có thể đọng trên các tấm nắp đậy này.

3. Bánh Flan rỗ đáy hoặc rỗ bên trong

Có thể gặp với cả hai phương pháp nướng và hấp cách thủy, thường do nhiệt độ quá cao làm cho hỗn hợp trứng sữa sôi và tạo tổ ong.

Cách khắc phục:

Để đúng nhiệt độ quy định. Với phương pháp hấp, nên đặt bếp ở mức nhỏ và vừa đủ cho nước trong nồi sôi lăn tăn. Với phương pháp nướng cách thủy nhiệt độ nướng có thể giao động trong khoảng 150 – 1700C tùy lò. Thời gian nướng hay hấp sẽ tùy thuộc vào kích thước khuôn. Các khuôn có thành cao sẽ nướng lâu hơn thành thấp.

Chất liệu khuôn và chất liệu khay đặt khuôn ( cho phương pháp nường) đôi khi cũng có thể là nguyên nhân. Khuôn kim loại dẫn nhiệt tốt hơn khuôn sứ, nên nếu dùng khuôn kim loại, nên bọc thêm một lớp giấy bạc bên ngoài thành khuôn để giúp giảm nhiệt truyền vào khuôn.

Với phương pháp nướng cách thủy, không nên dùng khay đi kèm với lò nướng vì khay này tiếp xúc trực tiếp với thành lò cho nên nhiệt sẽ cao hơn, dễ làm phần đáy flan bị rỗ. Có thể đặt thêm một chiếc khăn ở đáy khay để giúp nhiệt tiếp xúc với đáy khuôn thấp hơn, tránh cho flan bị sôi và rỗ đáy.

Với phương pháp hấp, nên dùng nồi hấp hai tầng, hoặc xửng hấp. Không nên đặt khuôn flan trực tiếp vào nồi, để đáy khuôn tiếp xúc với đáy nồi, nhiệt tại đáy khuôn sẽ dễ bị quá cao làm flan sôi và rỗ đáy.

4. Bánh Flan phồng, nứt mặt hoặc trên mặt có một lớp váng khô

Có thể do quá trình trộn trứng sữa chưa được đều hoặc nhiệt nướng trên quá cao. Khắc phục bằng cách hạ thấp khay nướng, giảm lửa trên hoặc chỉ nướng lửa dưới trong thời gian đầu rồi mới chỉnh hai lửa.