100g ruột heo bao nhiêu calo?

Lòng lợn là món ăn chiếm được cảm tình của đông đảo người Việt nhờ hương vị béo ngậy, giòn dai. Với vô vàn cách chế biến như chần, rán, nấu cháo và mỗi món có hương vị riêng khiến lòng lợn nhanh chóng trở thành món ăn “quốc dân”. Dù phổ biến song không phải ai cũng biết ăn lòng lợn có béo không hay ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng hé lộ món ăn này không gây tăng cân nếu chúng ta biết cách ăn khoa học, hợp lý.

26/11/2022 07:57 892

1. Hàm lượng calories và dinh dưỡng trong 100gr lòng lợn

100g ruột heo bao nhiêu calo?
Hàm lưỡng dưỡng chất có trong lòng lợn

Để trả lời chính xác nhất băn khoăn “ăn lòng lợn có béo không?”, chúng ta cần tìm nắm được chi tiết hàm lượng calories và dinh dưỡng trong món ăn này. Trong những nghiên cứu khoa học gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, 100gr lòng lợn chứa 167kcal cùng giá trị dinh dưỡng như sau:

Thành phần dinh dưỡngHàm lượng dinh dưỡngTinh bột800mgProtein6,9gSắt500mgChất béo, Cholesterol15,1gVitamin B1100mcgCanxi12mgNước77.1g

2. Giải đáp ăn lòng lợn có béo không?

Từ các số liệu chi tiết, chúng ta có thể dễ dàng thấy được lòng lợn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như protein, canxi, vitamin, sắt,… Theo đó, nếu biết cách dùng hợp lý, khoa học, bạn sẽ tận dụng trọn vẹn nguồn dưỡng chất bồi bổ sức khỏe. Vậy ăn lòng lợn có béo không? Câu trả lời là không, nếu biết cách cân đối số lượng trong các bữa ăn bởi:

– 100gr lòng lợn luộc chỉ chứa 167kcal, mức tương đối thấp so với mức năng lượng thiết yếu trong ngày của người trưởng thành (khoảng 1500kcal)

– Hàm lượng chất béo và cholesterol ở mức trung bình, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cân nặng và vóc dáng

– Lòng lợn chứa nhiều đạm, sắt, nước, canxi, vitamin,… có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn tích tụ mỡ thừa

100g ruột heo bao nhiêu calo?
Ăn lòng lợn có béo không? – Giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn có thể thoải mái tận hưởng các món chế biến từ thực phẩm này. Bởi tuy hàm lượng calo, chất béo trong 100gr lòng lợn thấp nhưng nếu dùng nhiều chúng sẽ tạo thành con số khổng lồ, gây tăng cân chóng mặt. Đặc biệt, các món lòng rán, xào, chiên ngập dầu hoặc kết hợp cùng những nguyên liệu dễ gây béo khác như gan, dồi sụn, tim,… cũng dễ gây mập hơn so với lòng lợn luộc, bạn cần hết sức lưu ý.

Xem thêm: 

Ăn bì lợn có béo không? 4 cách ăn bì lợn luộc không mập không tăng cân

3. Ăn nhiều lòng lợn có tốt không?

Ăn lòng lợn không béo nếu chúng ta biết ăn có điểm dừng cũng như lựa chọn cách chế biến đơn giản, ít dầu mỡ, gia vị. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng không khuyến nghị mọi người ăn quá nhiều lòng lợn. Bởi chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như:

3.1. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây bệnh gan, thương hàn, kiết lị,…

Hầu hết các báo cáo khoa học của Viện Dinh dưỡng đều chỉ ra rằng lòng lợn nói riêng và nội tạng động vật nói chung dễ nhiễm bẩn. Chúng có nhiều ổ vi khuẩn gây bệnh gan, thương hàn, tả, kiết lị nương náu bên trong. Nên chỉ một sơ suất nhỏ trong khâu giết mổ, làm sạch, chế biến,… cũng có thể biến những món ăn này trở thành “kịch độc”.  Nói cách khác, khi dùng quá nhiều lòng lợn, chúng ta vô tình đưa các ổ giun, sán, trùng vào trú ngụ bên trong cơ thể, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cả tính mạng.

3.2. Dễ mắc bệnh nan y như tim mạch, tiểu đường, huyết áp…

100g ruột heo bao nhiêu calo?
Một số tác hại từ việc chế biến long lợn sai cách

Với nguồn dưỡng chất dồi dào, lòng lợn được xếp vào nhóm thực phẩm ngon, tốt cho sức khỏe. Nhưng chỉ khi được chế biến và làm sạch sẽ kết hợp ăn uống khoa học, cân bằng, chúng ta mới hấp thụ được dưỡng chất trong thực phẩm này. Ăn quá nhiều lòng lợn, bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nan y liên quan đến tim mạch, huyết áp,… Điểm chung của những căn bệnh này là đeo bám dai dẳng và rất khó để trị dứt điểm.

3.3. Nhiễm độc hóa chất, tăng nguy cơ ung thư

Bên cạnh việc phải đối mặt với nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch, huyết áp,… người dùng còn gặp phải những nguy hiểm về sức khỏe tính mạng như nhiễm độc hóa chất, ung thư khi ăn phải lòng lợn bẩn, kém chất lượng,… Do vậy, hãy luôn là người dùng thông thái và tỉnh táo trước các chiêu trò “khoác áo mới thơm ngon” cho lòng lợn bẩn.

4. Cách ăn lòng lợn an toàn, không lo tăng cân

Với món ăn “quốc hồn quốc túy” như lòng lợn, việc ăn trong lo lắng béo phì hay ảnh hưởng sức khỏe vô cùng phí hoài. Để an tâm thưởng thức mà không phải lo lắng về cân nặng và vóc dáng, bạn hãy tham khảo các lưu ý an toàn đến từ đội ngũ bác sĩ của Tạp chí Giảm béo như sau:

– Cân đối số lượng lòng lợn trong các bữa ăn, dùng tối đa 100gr lòng lợn sạch đối với người trưởng thành và 50 – 70gr đối với người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì,…

– Tránh các món lòng chế biến nhiều dầu mỡ, chiên xào béo ngậy hay nhiều gia vị mặn, ngọt, cay,…

100g ruột heo bao nhiêu calo?
Không nên chế biến lòng lợn quá nhiều dầu mỡ để không bị tăng cân

– Ăn với tần suất khoa học, tối đa 2 lần/ tuần đối với người khỏe mạnh và người mắc bệnh tim mạch, huyết áp chỉ dùng 1 lần/tháng

– Dùng lòng lợn cùng nhiều rau ăn kèm để bổ sung chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa trong cơ thể

– Tuyệt đối không dùng lòng vào buổi tối, đêm muộn để tránh tạo ra quá nhiều năng lượng dư thừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, cân nặng và sức khỏe

– Không ăn lòng lợn cùng tiết canh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn liên cầu lợn nguy hiểm

– Làm sạch, chế biến lòng lợn sạch sẽ, loại bỏ toàn bộ phần mỡ thừa bám xung quanh để không làm ảnh hưởng đến cân nặng

5. Góc giải đáp thắc mắc liên quan

Nếu như băn khoăn “Ăn lòng lợn có béo không?” chiếm top đầu trong các tìm kiếm trên Google thì các câu hỏi như “Bà bầu ăn lòng lợn có tốt không?”; “Ăn lòng lợn có tốt cho sức khỏe không?” cũng theo sát với số lượt quan tâm cao ngất ngưởng. Đội ngũ Tạp chí Giảm béo chọn lọc, tổng hợp, tham vấn ý kiến chuyên gia và giải đáp giúp độc giả như sau:

5.1. Bà bầu ăn lòng lợn có tốt không?

Bà bầu không nên ăn lòng lợn bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc, mắc bệnh nan y,… Không những vậy, dùng trong thời kỳ mang bầu, các loại ký sinh trùng, giun sán,… dễ từ cơ thể người mẹ xâm nhập, tấn công bào thai rất nguy hiểm. Do vậy, khi mang bầu, thậm chí mới sinh, mẹ tuyệt đối không ăn lòng hoặc các món chế biến từ nội tạng động vật.

100g ruột heo bao nhiêu calo?
Bà bầu có nên ăn lòng lợn không?

5.2. Ăn lòng lợn có tốt cho sức khỏe không?

Ăn nhiều lòng lợn không tốt, nhưng nếu biết cách chế biến, kết hợp cùng các nguyên liệu lành tính, bổ dưỡng, chúng ta vẫn có thể bồi bổ và tăng cường sức khỏe. Trong Đông Y, có một số món ăn từ lòng lợn được khuyên dùng điều độ để hỗ trợ chữa bệnh như:

– Lòng lợn hầm sa nhân điều dưỡng bệnh sa dạ dày, tử cung,…

– Món lòng lợn nhồi củ năng đẩy lùi đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu

– Canh lòng lợn hầm hoàng kỳ bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi

– Hải sâm ninh lòng lợn hỗ trợ tiêu hóa, giảm suy nhược, dưỡng da tóc mềm mại, mượt mà

Bài viết tham vấn ý kiến của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng giúp phái đẹp trả lời câu hỏi “Ăn lòng lợn có béo không?”. Món ăn này không gây béo nếu chúng ta biết cách dùng cân đối, hợp lý. Bạn đừng bỏ qua các lưu ý quan trọng khi dùng lòng lợn để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa không tăng cân mất kiểm soát.