An Dương Vương xây thành trong bao lâu

Sau chiến công vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần, Thục Dương Vương quyết định xây thành Cổ Loạ

Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau nhờ có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh nhiều vòng dưới chân thành, Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữạ Sự thực về truyền thuyết đó ra sao chúng ta vẫn không biết.

Thời đó, tổ tiên chưa có gạch nung, vì vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6.5 km, vòng trong 1.6 km. Diện tích thành trung tâm lên tới 2 km vuông. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính tới 2.2 triệu mét khốị Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếụ Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khó khăn. Thành bị đổ nhiều lần. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đã đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật đã được tổ tiên khám phá. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp đá tảng. Hòn nhỏ có đường kính 15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để mà xây thành một công trình như vậy thật là không đếm nổị

Thành Cổ Loa không chỉ là một công trình to lớn và lâu đời nhất của dân tộc mà còn là công trình để bảo vệ sự an nguy của quân sự Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ thủy binh hùng ma.nh. Thửơ ấy, sông Thiếp-Ngũ Huyền Khê-Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Ddông Anh). BởI vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể là sở trường của người Lạc Việt, chẳng bao lâu, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành thủy quân cảng. Rồi dân được điều tới khai phá vừng rừng đa (Gia Lâm), rừng mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm), thành ruô.ng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí xuất hiện. Một bên là côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông đã chế tạo nỏ liên châu, mỗi phát bắn ra hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục ngàn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng cho nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài ba sản xuất.

Với vị trí thuận lợi đó, với cái sắp xếp thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, và vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của Cổ Loa thời đó thật đáng sợ

Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo vĩ đại của dân Việt.

  Sau chiến công vĩ đại đánh đuổi 50 vạn quân Tần, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa.

  Tục truyền rằng thành xây nhiều lần nhưng đều bị đổ. Sau nhờ có thần Kim Quy giúp, thành mới xây xong. Sự thực là như thế nào ?

   Thành gồm 9 vòng. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km. Thành cao4-5m, có chỗ 6-12m, khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Xem vậy công trình Cổ Loa thật là đồ sộ nhưng lại xây trên nền đất yếu, vì vậy việc xây thành Cổ Loa cực kì khó khăn. Thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Thành được xây theo cách cần đất đắp thành đến đâu, khoét hào sâu đến đó. Mặt thành thẳng đứng, mặt trong thoai thoải. Như vậy ngoài đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ.

Tìm các từ được lặp lại để liên kết câu trong bài văn trên.

I. Tiểu dẫn

- Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết là phản ánh lịch sử một cách độc đáo: Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ, kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đậm cảm xúc đời thường.

- Để hiểu đúng truyền thuyết, cần đặt nó trong mối quan hệ với môi trường lịch sử, văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi.

- Tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội còn lưu giữ quần thể di tích văn hóa chứng minh cho truyền thuyết An Dương Vương xây thành chế nỏ với sự giúp sức của thần Rùa Vàng và mối tình Mị Châu - Trọng Thủy, nguyên nhân dẫn đến cơ đồ đắm biển sâu của nhà nước Âu Lạc.

- Văn bản trích từ truyện Rùa vàng trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái (Những câu chuyện ma quái ở phương Nam) ra đời vào cuối thế kỉ XV.

II. Văn bản (SGK)

1. Dựa trên cốt truyện và phân tích theo các câu hỏi:

a). Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó. Dân gian muốn thể hiện thái độ đánh giá như thế nào về nhà vua?

- An Dương Vương xây Loa thành, chế tạo lẫy nỏ để bảo vệ đất nước, đó là việc làm chính đáng, đúng với trách nhiệm của vua đối với đất nước, hợp với nguyện vọng của nhân dân, do đó, An Dương Vương được thần Kim Quy (Rùa Vàng) giúp đỡ (Rùa Vàng là thần linh, phản ánh nguyện vọng của nhân dân).

- Những chi tiết Rùa Vàng giúp đỡ An Dương Vương: Rùa Vàng giúp An Dương Vương xây Loa thành; giúp làm lẫy nỏ và cuối cùng đưa nhà vua xuống Thủy cung.

- Yếu tố thần kì thể hiện đánh giá của nhân dân: Nhân dân đề cao công lao của An Dương Vương trong giai đoạn đầu của công cuộc dựng nước và giữ nước.

b). Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện như thế nào?

- Sau khi thua trận không lâu, Triệu Đà cầu hôn, An Dương Vương đã gả Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thủy.

- Cả An Dương Vương và Mị Châu đều mất cảnh giác để Trọng Thủy biết được bí mật nỏ thần.

- Trọng Thủy ngầm lấy một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng mà vua và Mị Châu không hề hay biết.

- Trọng Thủy nói dối về phương Bắc thăm cha, trong lời dặn dò đã lộ rõ âm mưu, nhưng vua và Mị Châu vẫn mất cảnh giác.

- Triệu Đà cho quân tiến đánh Âu Lạc, An Dương Vương lại chủ quan khinh địch, cậy có nỏ thần nên dẫn đến thất bại phải bỏ chạy.

- Mị Châu tiếp tục mất cảnh giác, rứt lông ngỗng trong áo gấm làm dấu khiến Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng đuổi theo, khiến vua chạy đến bờ biển thì cùng đường.

c). Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái... nhân dân muốn biểu lộ tình cảm gì?

- Nhà vua (người đứng đầu đất nước) đã đứng trên quyền lợi của nhân dân để trừng trị kẻ có tội, cho dù đó là đứa con ruột thịt của mình. Đây là sự lựa chọn quyết liệt, một bên là nghĩa nước một bên là tình cha con. An Dương Vương đã để cái chung trên cái riêng.

- Người có công dựng nước và trong giờ phút quyết liệt vẫn đặt nghĩa nước trên tình nhà. Vì vậy trong lòng nhân dân, An Dương Vương không chết mà theo Rùa Vàng về thủy phủ, bước vào thế giới vĩnh cửu của thần linh.

2. Trình bày ý kiến về hai cách đánh giá đối với nhân vât Mị Châu (mục 2, SGK).

- Quan niệm 1: Mị Châu thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ đối với đất nước.

+ Mị Châu thiếu tinh thần cảnh giác và trách nhiệm đối với quốc gia xã tắc, nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia nên tội đáng chém đầu, không oan ức gì. Dù rằng tình cảm vợ chồng gắn bó nhưng cũng không thể vượt lên trên tình cảm đất nước. Nước mất dẫn đến nhà tan, không ai có thể bảo toàn hạnh phúc.

+ Việc làm của Mị Châu là một bài học đắt giá. Lông ngỗng có thể rắc đánh dấu bước đường trốn chạy của nàng nhưng Trọng Thủy cũng không thể cứu được Mị Châu.

+ Qua câu chuyện cho thấy, vào thời bấy giờ, cả An Dương Vương lẫn Mị Châu chưa có được những kiến thức về chiến tranh gián điệp nên chưa có tinh thần cảnh giác đầy đủ.

- Quan niệm 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí, nàng không có tội.

+ Trách nhiệm chính trong bị kịch mất nước là do An Dương Vương mất cảnh giác nhưng đánh giá về Mị Châu cũng chưa chính xác.

+ Dù lấy chồng phải theo chồng, nhưng đồng thời nàng cũng phải có nghĩa vụ với quốc gia, xã tắc, nhất là phải có lòng trung với vua, có hiếu với cha... (theo quan niệm phong kiến).

3. Tình cảm, thái độ của nhân dân qua chi tiết máu của Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Người xưa muốn bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật và nhắn gửi điều gì đối với thế hệ trẻ muôn đời sau?

- Đây là chút an ủi cho Mị Châu, thể hiện sự thương cảm, nhân dân muốn giải bớt nỗi oan tình cho Mị Châu, người con gái ngây thơ, trong trắng, vô tình mà đắc tội với non sông chứ không chủ ý hại vua cha. Nàng chỉ phạm tội do bị lừa dối.

- Qua đây ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ, trong quan hệ tình cảm phải luôn luôn đặt quan hệ riêng chung cho đúng mực. Đừng nặng về tình riêng mà quên cái chung, phải biết hy sinh tình cảm riêng để giữ cho trọn vẹn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

4. Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh ngọc trai - giếng nước và cách đánh giá của nhân dân đối với Trọng Thủy?

- Nhân dân Việt Nam rất rộng lượng và tỉnh táo, công bằng trong việc đánh giá các nhân vật. Trọng Thủy là một nhân vật có mâu thuẫn: Với tư cách là một gián điệp, kẻ bội tình, hắn xứng đáng bị lên án; song nhân dân Việt Nam vẫn thương cảm vì thấy Trọng Thủy cũng có tình, nhất là sau khi Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn vì thương nhớ Mị Châu.

- Chi tiết “Ngọc trai biển Đông (thể hiện lòng trung thành, trong sáng của Mị Châu) đem về rửa vào giếng nước Trọng Thủy thì ngọc trai sẽ sáng lên” đã cho thấy cách đánh giá của nhân dân phần nào cảm thương và tha thứ cho Trọng Thủy với tư cách là một chàng rể có tình người.

5. Đâu là cốt lõi lịch sử của truyện? Cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân ta thần kì hóa như thế nào?

- Cốt lõi lịch sử của câu chuyện là: Thục Phán An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa, tổ chức quân đội đánh giặc giỏi, chế tạo được vũ khí tinh xảo khiến cho quân giặc bị thất bại nhiều phen. Nhưng sau đó, nhà vua mất cảnh giác, bị mắc kế giảng hòa, vờ làm thông gia của Triệu Đà nên đã thất bại khiến nước Âu Lạc rơi vào bi kịch.

- Từ cốt lõi thực tế có tính sự thật lịch sử, nhân dân ta đã thần kì hóa bằng các hình tượng:

+ Rùa Vàng (sứ Thanh Giang) giúp nhà vua xây thành, làm lẫy nỏ để đánh giặc giữ nước.    

+ Khi thất trận, chạy đến đường cùng, An Dương Vương lại được Rùa Vàng rẽ nước đưa xuống biển.

+ Máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, ngọc trai biển Đông rửa bằng nước giếng Trọng Thủy thì sáng lên.


Page 2

An Dương Vương xây thành trong bao lâu

SureLRN

An Dương Vương xây thành trong bao lâu