Bà bầu bổ sung bao nhiêu sắt năm 2024

Tôi hiện mang thai 4 tuần, có uống vitamin bà bầu, hay ốm nghén. Liệu tôi có cần bổ sung sắt và liều lượng hàng ngày thế nào? (Nhung, 30 tuổi, Thái Bình)

Trả lời:

70% chất sắt được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Sắt rất cần thiết trong thời kỳ mang thai, giúp cung cấp dưỡng chất nuôi tế bào máu đang phát triển cho em bé cũng như của chính thai phụ. Trên thực tế, khoáng chất này quan trọng đến mức lượng khuyến nghị hàng ngày khi mang thai của bạn tăng gần gấp đôi so với bình thường. Thiếu máu do thiếu sắt khá phổ biến trong giai đoạn mang thai do nhu cầu sản xuất máu tăng lên, đặc biệt là sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Dự trữ sắt thấp có thể làm gây ra một số hậu quả với cả mẹ bầu và thai nhi:

Với thai phụ: Tăng cảm giác mệt mỏi, giảm sức đề kháng, stress tim mạch, giảm đề kháng với lạnh, khó có thể chịu được việc mất nhiều máu. Đặc biệt, thiếu máu còn làm tăng tỷ lệ tử vong của sản phụ nếu mất quá nhiều máu lúc sinh.

Với thai nhi: Tăng nguy cơ sinh non, sinh ra nhẹ cân, bị thiểu năng trí tuệ hoặc nguy cơ tử vong chu sinh ở trẻ (trẻ sơ sinh tử vong trong tuần tiên sau sinh).

Thiếu sắt khi mang thai có thể ngăn ngừa bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt hàng ngày và các sản phẩm hỗ trợ nếu có sự chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ mang thai cần 27 mg sắt mỗi ngày (liều lượng ở phụ nữ trưởng thành từ 19 đến 50 tuổi không mang thai là 18 mg).

Đối với hầu hết phụ nữ, việc bổ sung sắt là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mọi thai phụ đều cần thêm sắt vì khoáng chất này đã có trong hầu hết các loại vitamin cho bà bầu và một số loại thực phẩm như cá mòi, thịt bò, thịt gà, trứng... Do đó, nếu liều lượng sắt bạn dung nạp hàng ngày đã đủ thì không nhất thiết phải bổ sung thêm sắt.

Bà bầu bổ sung bao nhiêu sắt năm 2024

Phụ nữ mang thai cần khoảng 27 mg sắt mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Ảnh: Freepik

Ngoài ra, những đối tượng dễ bị thiếu máu như phụ nữ mang đa thai hoặc mang thai liên tiếp hay bị ốm nghén nặng cũng có thể cần bổ sung sắt.

Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, chóng mặt hoặc khó thở hãy đi xét nghiệm máu. Đây là phương pháp có thể giúp kiểm tra nồng độ sắt và xác định xem bạn có cần uống thêm sắt khi mang thai hay không.

Khi đã có khuyến nghị bổ sung canxi trước đó, bạn không nên uống cùng lúc với sắt vì canxi có thể cản trở sự hấp thụ sắt. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch dùng hai chất bổ sung này cách nhau ít nhất 2 giờ. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào vào chế độ ăn uống của bạn.

Uống bổ sung sắt có thể gây buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Đa số trường hợp, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh để thích ứng với việc uống bổ sung sắt trong vòng vài ngày. Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm táo bón. Nhưng nếu bạn vẫn có tác dụng phụ, hãy thử uống bổ sung sắt cùng lúc với thức ăn hoặc chia nhỏ liều lượng thành hai lần mỗi ngày.

Trong suốt thai kỳ, bổ sung sắt cho bà bầu là điều cần thiết và cần được để tâm. Vậy vì sao phải bổ sung sắt cho mẹ bầu? có những cách nào giúp bổ sung sắt trong thai kỳ? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết sau đây!

1. Vì sao bổ sung sắt cho bà bầu là quan trọng?

Trong quá trình mang thai, bổ sung sắt cho bà bầu là một trong những vấn đề quan trọng và cần được chú ý. Nguyên nhân bởi khi thai kỳ diễn ra, nhu cầu sử dụng sắt của cơ thể mẹ tăng gấp 3 lần so với bình thường nhằm đáp ứng sự phát triển của bé. Đồng thời thúc đẩy sự hình thành của các tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxy nuôi dưỡng tế bào. Mẹ bầu sau sinh cũng cần được bù lại một lượng máu nhất định.

Bà bầu bổ sung bao nhiêu sắt năm 2024

Bổ sung sắt đầy đủ giúp an toàn cho mẹ và đảm bảo sự phát triển của bé

Mẹ bầu được bổ sung đầy đủ sắt giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tạo cảm giác ngon miệng và hạn chế tình trạng ốm nghén tốt hơn. Ngược lại, mẹ thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

2. Các dấu hiệu nhận biết thiếu sắt ở mẹ bầu

Khi việc bổ sung sắt cho bà bầu là không được đảm bảo, mẹ bầu dễ dàng gặp phải các tình trạng sức khỏe như sau:

  • Mệt mỏi kéo dài, kém tập trung hoặc rất khó để tập trung.
  • Rụng tóc, móng tay yếu.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao.
  • Chịu lạnh kém.
  • Chán ăn.
  • Dễ ốm hay mắc bệnh do thiếu sắt khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.
  • Thở gắng sức, thở dốc khi thực hiện các vận động, ngay cả vận động nhẹ nhàng.
  • Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Bà bầu bổ sung bao nhiêu sắt năm 2024

Mẹ bầu thiếu sắt có biểu hiện mệt mỏi kéo dài

3. Mẹ cần bổ sung lượng sắt như thế nào theo từng giai đoạn?

Theo các chuyên gia, lượng sắt cần được bổ sung cho mẹ bầu là khác nhau theo từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể như sau:

  • Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu): lượng sắt cần được bổ sung trong giai đoạn này là khoảng 30mg mỗi ngày.
  • Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng tiếp theo): đây là giai đoạn nhu cầu sử dụng sắt của mẹ bầu có xu hướng tăng lên đáp ứng với sự phát triển của bé. Lượng sắt cần được cung cấp mỗi ngày trong khoảng 30 – 60 mg.
  • Tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ): là thời điểm cơ thể có nhu cầu sử dụng sắt cao nhất khi thai kỳ diễn ra. Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo lượng sắt được bổ sung và dự trữ cần thiết trước khi sinh nở. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong 3 tháng cuối, mẹ cần bổ sung là lớn hơn 60mg/ngày.

4. Cách bổ sung sắt cho mẹ bầu khi thai kỳ diễn ra

Để bổ sung sắt, mẹ bầu có thể thông qua ăn uống hàng ngày với nhóm các thực phẩm giàu sắt. Bên cạnh đó, việc sử dụng các viên uống sắt hay thực phẩm chức năng.

Tuy nhiên, mẹ vẫn nên ưu tiên phương pháp bổ sung sắt cho bà bầu thông qua thực phẩm. Bởi điều này sẽ giúp mẹ tránh gặp phải các phản ứng phụ khi dùng thuốc. Đồng thời, đảm bảo cơ thể được cung cấp cùng lúc với nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất hơn.

Bà bầu bổ sung bao nhiêu sắt năm 2024

Bổ sung sắt thông qua thực phẩm tự nhiên

Trong quá trình bổ sung sắt, mẹ cũng cần biết lượng sắt mà cơ thể không thể hấp thụ hoàn toàn lượng sắt mà thực phẩm cung cấp. Do đó, hàm lượng sắt được cung cấp phải được tính cao hơn hàm lượng sắt mà cơ thể cần. Với phần sắt không thể hấp thu sẽ được cơ thể đào thải ra bên ngoài. Đây cũng chính là lý do khiến mẹ bầu thường xuyên gặp phải các tình trạng táo bón, tiêu chảy hay các vấn đề về tiêu hóa khác.

5. Nhóm các thực phẩm giúp mẹ bổ sung sắt an toàn

Nếu mẹ bầu có nhu cầu bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày thì dưới đây là nhóm các thực phẩm mà mẹ nên ưu tiên sử dụng trong thực đơn, gồm có:

Thịt bò

Thịt bò là một trong những lựa chọn hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua nếu có nhu cầu bổ sung sắt cho bà bầu. Không chỉ cung cấp hàm lượng sắt dồi dào, thịt bò còn chứa nhiều protein, vitamin B và nhóm các khoáng chất vi lượng khác.

Bà bầu bổ sung bao nhiêu sắt năm 2024

Thịt bò giúp cung cấp hàm lượng sắt lớn cho mẹ bầu

Khi sử dụng thịt bò trong khẩu phần ăn, mẹ sử dụng phần thịt nạc bởi để dễ chế biến, dễ ăn cũng như chứa nhiều sắt nhất.

Súp lơ

Nhắc đến nhóm các thực phẩm giàu sắt không thể không nhắc đến súp lơ xanh. Trung bình có cứu 156gr súp lơ xanh được nấu chín sẽ có chứa khoảng 1mg sắt cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Đặc biệt là với nguồn chất xơ dồi dào giúp mẹ cải thiện được các vấn đề về tiêu hóa.

Với súp lơ xanh, mẹ có thể chế biến được thành nhiều món như hấp, luộc, xào hoặc nấu canh.

Lòng đỏ trứng gà

Sử dụng lòng đỏ trứng gà không chỉ cung cấp nguồn sắt dồi dào cho mẹ và thai nhi mà còn mang đến nhiều nguồn dinh dưỡng khác như protein, nhóm vitamin B, canxi,… Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể sử dụng từ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/tuần là phù hợp.

Bí đỏ

Bí đỏ là thực phẩm có hàm lượng sắt cao nhưng lại không chứa quá nhiều calo. Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm khi sử dụng bí bỏ trong khẩu phần ăn mà không no bị tăng cân, béo phì.

Khi sử dụng bí đỏ, mẹ có thể thay thế và sử dụng với nhiều cách thức chế biến như nấu canh, nấu súp, làm sữa bí đỏ,…

Các loại đậu

Các loại đậu là nguồn cung cấp sắt mà mẹ nhất định không nên bỏ qua khi thiết lập thực đơn bổ sung sắt cho bà bầu trong thai kỳ. Trong các hạt đậu có chứa nhiều vitamin C giúp mẹ tăng sức đề kháng, đặc biệt là làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Bà bầu bổ sung bao nhiêu sắt năm 2024

Các loại hạt đậu là nhóm thực phẩm mẹ nên thêm vào thực đơn bổ sung sắt hàng ngày

Các nhóm thực phẩm khác

  • Cá biển giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,…
  • Chuối và các loại quả có múi (cam, quýt, bưởi,…).
  • Rau xanh bina.
  • Thịt gà.
  • Socola đen.
  • Hàu, tôm.

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến nhu cầu bổ sung sắt cho bà bầu mà MEDLATEC muốn gửi tới với bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin sức khỏe hữu ích giúp mẹ bầu tham khảo và áp dụng để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ khám thai uy tín, mẹ bầu có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đặc biệt, tại Khoa Sản - phụ khoa của Bệnh viện, mẹ bầu có thể thực hiện nhiều danh mục khám quan trọng trong suốt giai đoạn thai kỳ như: siêu âm, khám thai, sàng lọc, chẩn đoán dị tật thai nhi,…

Phụ nữ mang thai cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày?

2.1 Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày? Thông thường trước khi mang thai một người người phụ nữ cần tối thiểu 15mg/ngày. Đến khi có thai, cơ thể sẽ cần một lượng sắt gấp đôi tức là khoảng 30mg/ngày. Trong trường hợp không cung cấp đủ, bà bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Bầu 3 tháng cuối cần bổ sung bao nhiêu mg sắt mỗi ngày?

Với câu hỏi “Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối bổ sung sắt và canxi phù hợp như thế nào?”, dược sĩ giải đáp như sau: Theo khuyến cáo, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu lượng canxi là 1200 - 1500mg mỗi ngày và 27 - 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày.

Phụ nữ mang thai nên bổ sung sắt khi nào?

Uống sắt ngay từ trước khi có ý định mang thai Khuyến cáo của chuyên gia: Nên bổ sung sắt trước khi mang thai 36 tháng. Trước khi mang thai, phụ nữ cần dự trữ ít nhất 300 mg sắt. Đây là lượng sắt bà bầu cần để chuẩn bị cho một thai kỳ thật sự khỏe mạnh. >>

Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt và canxi?

Bà bầu cần 1.200 mg canxi, 30-60 mg sắt, ít nhất 400 mcg axit folic, vitamin D là 20 mcg… trong một ngày để thai nhi phát triển, hạn chế nguy cơ sẩy thai, sinh non. Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất mỗi ngày, ít nhất 10 loại.