Bà đẻ phải mặc quần áo dài bao lâu

Trong thời kỳ hậu sản, người phụ nữ còn mặc quần áo dài, đi tất, không bật quạt, phải nằm trong phòng kín vì sợ sau này sẽ bị lạnh chân tay khi mùa đông về, nằm ngủ khép chặt hai chân vào nhau để tử cung nhanh co bóp...

  • 5 lời khuyên giúp chị em trở lại làm việc sau sinh
  • Bí kíp chăm sóc sức khỏe và lấy lại phong độ sau sinh
  • Chế rượu gừng, nghệ giảm "phệ" sau sinh

Cả phòng tôi hồ hởi hẹn hò nhau hết giờ làm việc sẽ đến thăm mẹ con Lan – một nhân viên trong phòng vừa sinh con được hơn chục ngày. Ai cũng háo hức muốn nhìn thấy em bé vì nghe nói em bé xinh lắm. Ấy thế mà vừa bước vào phòng, một mùi ẩm mốc pha lẫn với mùi sữa khó chịu vô cùng xộc ngay vào mũi khiến vài người chúng tôi suýt nôn ọe, một vài cô gái trẻ không chịu nổi mùi nên vội vàng quay ra.

Nhìn Lan, chúng tôi không còn nhận ra cô hoa khôi của phòng mình nữa. Đầu tóc Lan bù xù, buộc túm vội vàng sau gáy, quần áo thì xộc xệch, lại có phần hôi hôi. Thỉnh thoảng Lan đưa tay lên gãi gãi đầu hoặc gãi gãi người làm chúng tôi cũng thấy ghê ghê. Hỏi ra mới biết, Lan trở nên như thế này tất cả là do mẹ chồng cô. Lan giãi bày: “Khổ em lắm cơ. Mẹ chồng em bảo, phải kiêng đủ 1 tháng, không được tắm gội gì hết, lau người cũng lau qua loa thôi nếu không sau này sẽ ốm yếu. Em nói thế nào mẹ cũng không cho tắm gội, em ngứa ngáy khắp người ấy chứ các chị tưởng em sung sướng à”.

Nhìn Lan thấy đáng thương hơn là đáng trách. Dù xã hội đã tân tiến hơn rất nhiều, nhưng những người có quan niệm “xa xưa ấy” như mẹ chồng Lan cũng không phải là ít. Nhiều người cho rằng, sản phụ nên kiêng tắm gội trong suốt cả tháng đầu vì sợ nếu tắm gội sớm sau này sẽ bị đau đầu và ngứa người hoặc kém chịu rét. Trong thời kỳ hậu sản, người phụ nữ còn mặc quần áo dài, đi tất, không bật quạt, phải nằm trong phòng kín vì sợ sau này sẽ bị lạnh chân tay khi mùa đông về, nằm ngủ khép chặt hai chân vào nhau để tử cung nhanh co bóp...

Bà đẻ phải mặc quần áo dài bao lâu


Trên thực tế, những kiêng cữ này có thự sự đúng hay không? Câu trả lời là không, mà ngược lại, có khi nó còn không tốt cho sức khỏe của sản phụ sau khi sinh.

- Kiêng tắm

Trong suốt quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ ra nhiều mồ hôi và mất nhiều sức lực nên sau khi sinh cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Đặc biệt vào mùa mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều nếu không tắm, cơ thể sẽ càng bẩn và càng dễ nhiễm khuẩn. Thường thì sản phụ chỉ cần kiêng tắm gội 3-4 ngày sau sinh, sau đó có thể tắm nhẹ nhàng và nhanh bằng nước ấm, tránh kì quá mạnh tay. Nơi tắm cần kín đáo, tránh gió lùa và nên tắm nước ấm, kể cả khi đang là mùa đông hay mùa hè. Ngay cả gội đầu cũng vậy. Mặc dù không nhất thiết kiêng đến 1 tháng nhưng cũng chỉ nên gội đầu nước ấm, gội nhanh và nhẹ nhàng.

- Chuyện vệ sinh

Việc tắm thì có thể hoãn lại vài hôm chứ việc vệ sinh thì không thể. Vì sau khi sinh, sản dịch ra nhiều khiến “vùng kín’ của chị em luôn ẩm ướt. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng. Khi vệ sinh, chị em chú ý nên dùng nước sôi để nguội hoặc nước ấm, tuyệt đối không dùng dung dịch vệ sinh hoặc nước muối. Nhiều người nhầm tưởng dùng nước muối để vệ sinh sau sinh sẽ tốt nhưng thực ra, tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.

- Chuyện ăn uống

Trước đây, gần như bất kì sản phụ nào sau khi sinh con cũng răm rắp tuân theo một quy luật bất thành văn, đó là không ăn canh, không ăn các chất tanh như tôm, cua, ốc, cá… vì nhiều lý do được cho là sẽ tổn hại đến sức khỏe của người phụ nữ sau này và sợ bị “hậu sản mòn”.

Nhưng ngày nay, các nhà khoa học khuyên phụ nữ sau sinh vẫn cần ăn đa dạng, đủ chất để hồi phục sức khỏe, kể cả rau quả, canh… để tránh táo bón và cung cấp các vi chất dinh dưỡng. Chỉ kiêng một số chất kích thích vì có thể tiết qua sữa. Cụm từ “hậu sản mòn” hay nói đến trước đây thực chất là tình trạng phụ nữ sau sinh không được chăm sóc và dinh dưỡng đầy đủ, kể cả khi đang mang thai.

Mặc dù việc kiêng cữ sau khi sinh cũng là cần thiết nhưng mọi kiêng cữ cần phải có cơ sở khoa học. Dưới đây là những điều sản phụ nên biết để làm theo sau khi sinh để có thể giữ gìn sức khỏe tốt về sau này.

Bà đẻ phải mặc quần áo dài bao lâu



- Vệ sinh răng miệng: Sản phụ nào cũng nghĩ rằng cần kiêng đánh răng vì sợ lợi vẫn yếu nhưng nếu không đánh răng thì thực phẩm sẽ bám ở kẽ răng và bề mặt răng, gây bệnh viêm lợi, nướu... Lời khuyên cho sản phụ là nên dùng bàn chải mềm và đánh răng bằng nước ấm.

- Tắm gội: Nên tắm gội bằng nước ấm, tắm gội nhanh và nhẹ nhàng để kích thích máu dưới da hoạt động tốt hơn.

- Cho mắt nghỉ ngơi: Dù có muốn xem tivi hay đọc sách báo thì sản phụ cũng chỉ nên xem trong thời gian ngắn vì mắt lúc này còn rất yếu, nếu xem nhiều sẽ mỏi mắt và ảnh hưởng thị lực.

- Không nhét bông ở tai trong thời gian dài: Vì nếu nhét bông quá lâu có thể không nghe rõ tiếng động xung quanh và cảm thấy ù tai hơn.

- Không đứng ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm: Ngồi xổm có thể khiến dễ bị sa tử cung. Thời điểm này nếu sản phụ ngồi nhiều thì sau này sẽ dễ bị đau lưng kinh niên.

- Không gác chéo hai chân lên nhau: Nhiều người nghĩ rằng, sau sinh thì phải vắt chéo chân để cho âm đạo thu gọn lại. Nhưng thực tế nếu gác chéo chân thì còn ngăn sản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ. Tư thế nằm đúng là duỗi thẳng, hai chân khép sát vào nhau.

Ngồi ăn chung mâm cơm với mọi người, nhìn tôm rang, cá rán chị thèm nhỏ nước miếng mà chỉ dám ngồi im.Chồng chị thương vợ, thi thoảng định gắp cho vài con tôm lập tức bị mẹ lườm cho "cháy lông mày". Bà tuôn ra ngay một tràng, nào là không kiêm khem thì em bé sẽ bị đau bụng, sau này ăn gì cũng đi ngoài, mẹ không biết giữ cho con, chỉ muốn ăn cho sướng cái mồm...

Chị nhẹ nhàng đáp lại rằng bây giờ quan điểm khác xưa, bà mẹ sau sinh phải ăn đủ các chất dinh dưỡng để mau hồi phục. Mẹ chồng chị mặt nặng mày nhẹ, bỏ bát bỏ đũa, tuyên bố hùng hồn: "Chúng tôi ngày xưa đẻ đến 7-8 đứa, phải kiêng khem kỹ lắm mới được như bây giờ, cơm còn chẳng có mà ăn. Chị cứ nghe tôi, kiêng hết cữ 3 tháng 10 ngày rồi muốn ăn gì thì ăn". Theo mẹ chồng chị Ngọc, việc ăn da dạng các loại thực phẩm như cải xanh, thịt bò, thịt gà, cá biển... sẽ khiến cổ tử cung lâu khép lại, đặc biệt tránh ăn tôm vì dạ con sẽ không co lại được.

Không chỉ bắt con dâu phải kiêng khem chuyện ăn uống, mẹ chồng còn không cho chị Ngọc đụng vào nước, bắt kiêng tắm gội một tháng. Trời mùa hè nóng bức nhưng chị vẫn phải mặc quần áo dài tay, chân đi tất, bịt bông kín tai. Mồ hôi vã ra như tắm, chị Ngọc chỉ có cách lấy khăn ấm lau người. Một tuần đầu còn chịu đựng được, đến tuần thứ hai, đầu tóc bết lại, da nổi nhiều vết ngứa, chị Ngọc cảm thấy bức bí trong người. Lợi dụng lúc mẹ chồng ra ngoài, chị tranh thủ tắm qua vài phút, riêng đầu thì vẫn không dám gội vì sợ bị phát hiện.

Chị Thu Trang (Văn Quán, Hà Đông) cũng bị nhà chồng "bế quan tỏa cảng". 3 tháng trời, chị ở khư khư trong phòng, đến việc tắm nắng cho con mẹ chồng cũng không cho. Mẹ pha cho chị sẵn một chai nước muối để súc miệng, vàdặn chị không được đánh răng bằng bàn chải và xỉa răng sau khi ăn. Bà cho rằng nếu làm vậy, răng sẽ yếu đi nhiều, đau buốt, đặc biệt khi trời trở lạnh.

Công việc kinh doanh bận rộn nên từ lúc sau sinh một tháng, chị đã tất bật với cả chục cuộc điện thoại mỗi ngày. Lần nào chị cũng phải nghe giấu vì mẹ chồng cấm dùng điện thoại. Chiếc Iphone đã bị mẹ tịch thu từ khi vừa đẻ xong, chồng phải kiếm cho chị chiếc Nokia nhỏ xíu để tránh bị phát hiện. Tivi, máy tính, Ipad... cũng trở thành vật xa xỉ với chị.

Ngoài ra, chị Trang cũng được mẹ chồng "khuyến cáo" không được bưng bê vật nặng, không được ngồi nhiều, đứng nhiều vì sau này dễ bị mỏi lưng, chùn chân. Không phải làm gì nhiều khi cũng sướng, nhưng chân tay thừa thãi khiến chị như bị cuồng. Chị Trang thi thoảng lại lấy cớ công việc để được ra ngoài tầm 30 phút thay đổi không khí, giảm stress. Mỗi lần như vậy, chị cũng phải ăn mặc như ninja, kính đen, khẩu trang, giầy tất, bông bít tai...

Cấm ăn uống, đi lại đã đành, chị Trang còn rất bức xúc khi mẹ chồng thi thoảng nửa đêm nửa hôm lại ngó vào phòng chị, khe khẽ mở cửa xem vợ chồng chị có đang "sinh hoạt" hay không, mấy lần chị giật nảy mình vì tưởng nhà có trộm. Đợt này, công việc làm ăn của chồng chị không thuận lợi, bà nói bóng gió rằng gái đẻ đen lắm, liệu liệu mà kiềm chế, không thì ảnh hưởng đến "bát cơm của chồng".

Bà đẻ phải mặc quần áo dài bao lâu

Nhiều bà mẹ stress, trầm cảm tâm lý sau sinh vì phải kiêng khem quá nhiều thứ. Ảnh minh họa: UCSB.

Bác sĩ Đặng Thu Thủy, khoa Phụ sản, Bệnh viện Công an 198 cho biết,hiện có nhiều quan điểm khác nhau về việc kiêng cữ trong thời gian hậu sản, tuy nhiên nhìn chung cả bác sĩ đông và tây y đều khuyên phụ nữ sau sinh không cần kiêng cữ quá nhiều vì sẽ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hồi phục sức khỏe, làm giảm chất lượng dinh dưỡng của sữa mẹ.

Thịt nạc, rau ngót là những thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh. Nhưng việc ăn đơn thuần hai món ăn này là quan điểm không đúng. Việc phối loại thực phẩm làm đa dạng chế độ ăn sẽ giúp khích lệ các bà mẹ trong việc ăn uống bổ sung dưỡng chất phục hồi sức khỏe trong thời gian hậu sản và cho con bú. Mẹ nênăn nhiều trái cây, rau xanh, cá trứng , hải sản, thịt đỏ, các loại đậu... những thực phẩm giàu sắt, kẽm, can xi, vitamin nhóm B.

Bác sĩ Thủy cũng cho biết, quan niệm kiêng tắm gội trong một thời gian dài cũng không đúng, vìvệ sinh cơ thể sau sinh đặc biệt cần thiết để tránh viêm nhiễm và giúp máu lưu thông tốt hơn.Tuy nhiên trong 2 ngày đầu, sản phụ chỉ nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch và lau cơ thể bằng nước ấm, những ngày sau có thể tắm bằng nước ấm trong phòng kín, tắm nhanh và tuyệt đối không được ngâm mình vào nước. Khi gội đầu không nên chà xát mạnh mà chỉ massage nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay giúp máu lưu thông tốt hơn.

Việc xem tivi, dùng điện thoại, đọc sách, xỏ kim đều không cần quá kiêng cữ, tuy nhiên không nên xem TV lâu, đọc chữ nhỏ, không đủ ánh sáng, sẽ gây căng thẳng cho mắt cũng như hệ thần kinh. Do vậy, cũng nên hạn chế trong tháng đầu. Về việc vệ sinh răng miệng, theo bác sĩ Thủy, khoảng 6 tuần đầu sản phụ vẫn nên đánh răng nhưng lưu ý sử dụng nước ấm và bàn chải răng mềm cũng như chỉ nha khoa. Việc dùng nước lạnh, bàn chải cứng hay xỉa răng sẽ gây chảy máu và ê buốt vì thời điểm này lợi vẫn còn nhạy cảm.

Phụ nữ sau sinh cũng không nên lao động nặng hay ngồi xổm quá sớm làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu gây sa sinh dục, nên tránh ngồi xổm ít nhất 4 - 6 tuần sau sinh.Tuy nhiên, không cần kiêng đi lại trong nhà, ngoài sân hoặc làm các việc nhẹ nhàng. Sản phụ cũng nên thường xuyên tập thể dục, việc kiêng cữ nằm một chỗ quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vì sản dịch không chảy ra được hoặc dễ bị viêm tắc tĩnh mạch. Trường hợp quá mệt mỏi, có thể xoa bóp tay, chân, bụng, lưng và tập cơ tầng sinh môn.

Vào mùa đông việc giữ ấm cho sản phụ là cần thiết, do vậy mặc quần áo dài tay và đi tất là rất quan trọng. Nhưng khi thời tiết nóng nực nên giữ cho cơ thể thoáng mát, trong nhà có thể mặc áo cộc tay và không cần đi tất, nhưng cũng không nên ngồi trước quạt mạnh hay điều hòa nhiệt độ quá thấp vì thời điểm này sức đề kháng của người mẹ còn yếu. Việc bịt bông tai cũng là một cách để sản phụ giảm tiếp xúc với gió lùa và tiếng động mạnh gây căng thẳng, stress. Tuy nhiên cũng không cần thiết nếu ở chỗ yên tĩnh và kín gió.

Theo bác sĩ Thủy, việc kiêng sinh hoạt vợ chồng thời gian đầu sau sinh là đúng, tuy nhiên không nhất thiết phải kéo dài đến 3 tháng 10 ngày. Thời gian này người mẹ thường có biến động lớn về mặt giải phẫu và sinh lý, một số do thay đổi hoóc môn ảnh hưởng đến cảm xúc. Vì vậy, người chồng lúc này đóng vai trò quan trọng và nên gần gũi chăm sóc vợ, tỏ ra cảm thông, chia sẻ. Do đó, nếu phải kiêng tiếp xúc với chồng trong thời gian này sẽ càng gia tăng gánh nặng tâm lý cho người vợ.

Với phụ nữ đẻ thường, sức khoẻ ổn định có thể quan hệ bình thường sau 6 tuần. Lúc này tử cung, cổ tử cung và âm đạo có thể đã phục hồi về hình thể cũng như tính đàn hồi, vết khâu tầng sinh môn có thể liền sẹo.Trong trường hợp mổ đẻ, do không tác động tới âm đạo, không bị chấn thương cục bộ nên không gây ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục. Tuy nhiên, những người sinh mổ phải trải qua giai đoạn phục hồi, giúp vết mổ lên da non và cổ tử cung trở lại trạng thái bình thường, vì vậy để đảm bảo an toàn, người mẹ có thể quan hệ 4 tuần sau sinh.

Lê Anh