Định nghĩa xã hội là gì

Định nghĩa xã hội là gì
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khái niệm chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang nhiều ý nghĩa khác nhau, chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:

- Chủ nghĩa xã hội như là một phong trào lịch sử mang tính chính trị xã hội.

- Chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, ở đây, Hồ Chí Minh hiểu chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản là một chế độ xã hội đối lập với chế độ tư bản mà hình thức xấu xa tàn bạo nhất của nó là chủ nghĩa thực dân, cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới.

Trong các nội dung trên, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến nội dung cuối cùng và đem đến nhiều kiến giải rất độc đáo, mộc mạc dễ hiểu mang tính phổ thông đại chúng để mọi tầng lớp nhân dân ta có thể hiểu được, nhận thức đúng để hành động đúng đắn và thiết thực. Có thể nêu một số kiểu định nghĩa thường gặp trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao, áp bức. Hồ Chí Minh cho rằng, “chỉ có chủ nghĩa Cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên trái đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những bức tường dài ngăn cản người lao động trên thế giới hiểu nhau và thương yêu nhau”. Hoặc dưới dạng tổng hợp hơn “muốn cho chủ nghĩa Cộng sản thực hiện được cần phải có công nghệ, đất nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”.

Kiểu định nghĩa trên đây, Hồ Chí Minh thường sử dụng trước năm 1954, khi chủ nghĩa xã hội mới là xu thế tất yếu mà quá trình cách mạng Việt Nam cần đạt tới.

Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một mặt nào đó (kinh tế, chính trị, văn hóa…) chẳng hạn: “… Chủ nghĩa xã hội ấy là lấy máy xe lửa, ngân hàng… làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em”. Khi tìm hiểu định nghĩa chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh phải đặt trong tổng thể quan niệm chung của Người về chủ nghĩa xã hội, việc tuyệt đối hóa một mặt nào đó dễ đưa đến sai lầm trong hoạt động và chỉ đạo thực tiễn.

Định nghĩa xã hội bằng cách xác định mục tiêu, chỉ rõ phương tiện, phương hướng để đạt được mục tiêu đó. Đây là kiểu định nghĩa phổ biến mà Hồ Chí Minh thường dùng nhất. Dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu, Hồ Chí Minh đặt câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì”. Người trả lời “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do”. Cũng tương tự “chủ nghĩa xã hội là gì?” là no ấm, gì nữa? Là đoàn kết, vui khỏe” hoặc thêm vào một mệnh đề mới “chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”. Có khi Hồ Chí Minh trả lời một cách trực tiếp về mục đích của chủ nghĩa xã hội: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”.

Định nghĩa xã hội là gì

Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ. Không có định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này. Nó bao gồm một loạt các định hướng chính trị.

Những người theo chủ nghĩa xã hội thường nhấn mạnh giá trị cơ bản của bình đẳng, công bằng và đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội thiết thực và phê phán xã hội lý thuyết, họ theo đuổi mục tiêu nhằm hòa hợp một trật tự xã hội và kinh tế công bằng xã hội.

Tìm kiếm có liên quan: Khái niệm chủ nghĩa xã hội la gì, Chủ nghĩa xã hội là gì, chủ nghĩa xã hội theo quan điểm mác – lênin, Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là gì, Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì, Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì, Xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì, Bản chất của chủ nghĩa xã hội là gì

Ai trong chúng ta cũng biết, con người dù ở thời đại nào cũng đều phải sinh sống trong một xã hội nhất định, vậy xã hội là gì?. Đáp án của câu hỏi này liên quan mật thiết với đáp án của câu hỏi “tự nhiên là gì?”.

1. Tự nhiên là thân thể vô cơ của xã hội, của con người

Tự nhiên, theo nghĩa rộng, là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan.

Với nghĩa này thì con người và xã hội loài người là một bộ phận, hơn nữa là bộ phận đặc thù của tự nhiên.

Xét về mặt tiến hóa, con người có nguồn gốc từ loài vượn cổ. Tức là, con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là con đẻ từ tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa của thế giới vật chất. Trong đó, bộ óc con người là sản phẩm cao nhất của vật chất.

Con người vừa là hiện thân, vừa là hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa xã hội và tự nhiên. Sự thống nhất đó biểu hiện trong bản tính của con người. Cho nên Arixtốt đã nói: Con người, nếu không phải là một động vật chính trị thì dẫu sao cũng là một động vật xã hội.

Sự tồn tại của bản tính tự nhiên trong con người là một tất yếu khách quan, bởi vì con người có nguồn gốc phát sinh từ động vật, thống nhất chặt chẽ với tổ tiên động vật về cơ sở phân tử của tính di truyền và cơ sở tổ chức tế bào.

Để tồn tại và phát triển, con người cũng có đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như bất kỳ một động vật cao cấp nào khác và đồng thời cũng phải thuân thủ nghiêm ngặt những quy luật như: đồng hóa và dị hóa, di truyền và biến dị, thích nghi, sinh lão bệnh tử…

Sự tồn tại bản tính tự nhiên của con người đã khẳng định: Con người là một động vật cao cấp nhất, là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa tự nhiên.

Con người sống trong môi trường tự nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tạ và phát triển của con người. Như C. Mác đã khẳng định: Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người.

Song, con người chỉ có thể trở thành Con Người Thông Minh (tên khoa học là Homo sapiens) khi nó được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người, trong môi trường mà các yếu tố xã hội giữ vai trò quyết định.

Về ý này, C. Mác đã khái quát thành mệnh đề nổi tiếng: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.

Mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội nên con người là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. Hơn nữa, bằng quá trình lao động sản xuất xã hội – một phương thức trao đổi chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiên – con người trở thành khâu gắn bó tự nhiên và xã hội.

Như vậy, chính con người đã hợp nhất tự nhiên và xã hội thành một môi trường duy nhất, trong đó con người sống, vận động và thể hiện mình.

2. Xã hội là gì?

Trước hiết, cần khẳng định xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất.

Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng.

Như C. Mác đã khẳng định: “Xã hội không phải gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau”.

Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động của mình, con người đã làm nên lịch sử, tạo ra xã hội. Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một bộ phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp quy luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất của vật chất trong quá trình tiến hóa liên tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên.

Như vậy, xã hội là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên. Song, đồng thời với quá trình tiến hóa liên tục của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện bằng sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong cơ cấu xã hội.

Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, có một dạng cơ cấu xã hội cơ bản đặc thù được gọi là hình thái kinh tế – xã hội, được coi như những nấc thang của sự phát triển xã hội.

Nền tảng chung của cá cơ cấu xã hội cụ thể này là những mối quan hệ sản xuất vật chất, những mối quan hệ kinh tế giữa người với người, trên đó sẽ hình thành nên một thượng tầng kiến trúc phù hợp.

Các mối liên hệ và quan hệ hình thành trong quá trình lao động sản xuất là cơ sở của tất cả những quan hệ xã hội khác, kể cả những quan hệ về tư tưởng, chính trị giữa người với người trong xã hội có giai cấp.

C. Mác viết: “Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội, và hơn nữa hợp thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt”.

Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy. Mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại, nghĩa là mỗi một giai đoạn phát triển đặc thù của lịch sử nhân loại, hay mỗi xã hội, đều được đặc trưng bởi một tổng thể quan hệ sản xuất.

Song, quan hệ sản xuất chỉ là cái biểu hiện bên ngoài, là hình thức xã hội của một phương thức sản xuất nhất định, còn cái quyết định nội dung của nó lại là lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải biến tự nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hợp thành phương thức sản xuất. Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng. Chúng luôn quy định và ước chế lẫn nhau, trong đó lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định.

Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên (lực lượng sản xuất) được hình thành một cách khách quan và tất yếu, do con người phải thỏa mãn các nhu cầu có tính chất người của bản thân con người. Lực lượng sản xuất mang tính khách quan và tất yếu, nên hình thức biểu hiện của nó – quan hệ sản xuất nói riêng và quan hệ xã hội nói chung – cũng phải mang tính khách quan và tất yếu.

Do đó, xã hội với tư cách là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người và người cũng được hình thành một cách khách quan và tất yếu.

Sự vận động, biến đổi và phát triển của xã hội phải tuân theo những quy luật nội tại vốn có của nó, trước tiên là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vào trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất.   

Từ đó, có thể khẳng định, con người không thể tùy tiện lựa chọn cho mình một hình thức xã hội nay hay một hình thức xã hội khác.

Về tính khách quan của sự hình thành một xã hội nhất định nào đó, C. Mác đã viết: “Liệu con người có được tự do trong việc lựa chọn hình thức xã hội này hay hình thức xã hội khác hay không? Tuyệt đối là không? Tuyệt đối là không.

8910X.com

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết “Xã hội là gì…?” có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Bài liên quan:

  • https://voer.edu.vn/c/tu-nhien-va-xa-hoi.
  • http://baodongkhoi.vn/xa-hoi