Bảo hiểm aia liên kết với ngân hàng nào năm 2024

(ĐTTCO) - Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra hoạt động bán bảo hiểm thông qua ngân hàng tại công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam (AIA) trong năm 2022.

Bảo hiểm aia liên kết với ngân hàng nào năm 2024

Giai đoạn này, AIA phân phối bảo hiểm (BH) qua 6 ngân hàng gồm VPBank, BVBank, KienlongBank, CitiBank, HSBC, PVBank. Trong đó, đối tác phân phối bảo hiểm có doanh thu khai thác mới cao nhất là VPBank. Đến cuối 2022, AIA đã trả số tiền hỗ trợ ban đầu cho đối tác lớn nhất là VPBank hơn 7.200 tỷ đồng.

Năm 2022, doanh thu phí BH bán qua ngân hàng của AIA đạt gần 5.300 tỷ đồng, chiếm 28% tổng doanh thu phí. Còn nếu tính theo việc bán hợp đồng mới, kênh ngân hàng đóng góp 42% tổng phí khai thác mới của AIA.

Theo báo cáo của AIA Việt Nam, tỷ lệ duy trì hợp đồng năm thứ nhất đối với hợp đồng BH khai thác qua ngân hàng (tính theo phí bảo hiểm) là 43%, tương ứng với tỷ lệ hủy, mất hiệu lực năm thứ nhất là 57%.

Trong kết luận thanh tra, Bộ Tài chính nhấn mạnh những tồn tại của AIA trong hoạt động bán BH qua ngân hàng. Theo đó, 167 nhân viên ngân hàng thực hiện hoạt động đại lý BH, giới thiệu khách hàng tham gia 232 hợp đồng BH liên kết chung khi chưa được cấp chứng chỉ đào tạo đại lý, hoặc chưa được chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm BH liên kết chung.

Bên cạnh đó, việc thanh tra cho thấy có hơn 3.000 nhân viên ngân hàng của VPBank, BVBank, KienLongBank... được AIA đào tạo để giới thiệu khách hàng tham gia BH liên kết đơn vị nhưng chưa đảm bảo đầy đủ nội dung, thời lượng đào tạo theo quy định của Bộ Tài chính.

Như vậy, việc để các nhân viên thuộc đại lý BH chưa được đào tạo đầy đủ tiếp cận với khách hàng, chưa làm đầy đủ các bước theo thoả thuận giữa AIA và ngân hàng, nhưng vẫn nhận đủ hoa hồng và khoản thưởng, theo kết quả thanh tra, là không đúng quy định.

Cục Quản lý, giám sát BH kiến nghị xử lý tài chính đối với kỳ kế toán năm 2022 như sau: hạch toán giảm chi phí hoa hồng đại lý BH, chi phí thưởng cho đại lý tổ chức là VPB tương ứng với 232 hợp đồng BH liên kết chung được giới thiệu, chào bán bởi 167 nhân viên ngân hàng không đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định pháp luật với tổng số tiền là hơn 4,7 tỷ đồng.

Hạch toán giảm chi phí hoa hồng đại lý BH chi phí thưởng cho các đại lý là 15.842 hợp đồng BH với tổng số tiền là 344,3 tỷ đồng; hạch toán giảm chi phí hỗ trợ ban đầu chi trả cho VPBank số tiền 80 tỉ đồng; hạch toán giảm các khoản chi cho nhân viên ngân hàng là 60,3 tỷ đồng…

Ngoài ra, Cục Quản lý, giám sát BH đề nghị Tổng giám đốc AIA thực hiện rà soát, tăng cường công tác quản lý hoạt động bán sản phẩm BH thông qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để kiểm soát tình trạng hủy hợp đồng BH nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua BH, an toàn tài chính của doanh nghiệp BH.

Rà soát, hoàn thiện việc xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện các quy trình, quy chế, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ của công ty.

Kết quả công tác thanh tra của Bộ tài chính cho thấy, việc bán bảo hiểm của 4 doanh nghiệp bao gồm Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Bảo hiểm aia liên kết với ngân hàng nào năm 2024
Phát hiện hàng loạt sai phạm tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Như Lao Động đã thông tin, chiều ngày 30.6, Bộ Tài chính có thông tin về kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam, Công Ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas, Công Ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ BIDV Metlife.

Kết quả công tác thanh tra cho thấy, việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Được biết, hiện nay, Prudential Việt Nam có quan hệ hợp tác đồng thời với 7 ngân hàng, cụ thể là Standard Chartered Bank, MSB, PVcomBank, VIB, UOB, Shinhan Bank và SeABank.

Trong khi đó, ngoài hợp tác phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng MB, MB Ageas ký kết hợp tác phân phối bảo hiểm qua ngân hàng với OceanBank và BACABANK.

Từ năm 2019 đến nay, Sun Life Việt Nam đã thành công ký xác nhận thỏa thuận hợp tác phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ qua kênh Bancassurance với TPBank và ACB.

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife là công ty bảo hiểm có liên hệ và liên kết với ngân hàng BIDV.

Trở lại với thông tin liên quan đến kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ tài chính công bố mới đây, đơn vị này cho biết, những doanh nghiệp bảo hiểm này có tồn tại một số hành vi vi phạm điển hình như: Không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp;

Không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm; Cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng iPad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin; Không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

"Đây là những hành vi sai phạm sẽ được Bộ Tài chính xem xét xử phạt hành chính theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh và tạo sự răn đe đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Các quyết định xử phạt sau khi ban hành sẽ được công khai với các cơ quan báo chí và dư luận nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch" - Bộ Tài chính cho hay.

Trước đó, thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng đã phát triển nhanh chóng và có những đóng góp nhất định vào tổng doanh thu của thị trường bảo hiểm Việt Nam (khoảng 20% tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm nhân thọ và khoảng 14% tổng doanh thu phí của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ).

Tuy vậy, việc phát triển nhanh dẫn đến phát sinh một số bất cập trong việc quản lý chất lượng dịch vụ bảo hiểm qua kênh ngân hàng. Hiện tượng một số nhân viên ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn hoặc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng hoặc việc yêu cầu mua bảo hiểm gắn với các khoản vay. Hoạt động này đã vi phạm nguyên tắc “tự nguyện” được quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Để chấn chỉnh, trong năm 2022, Bộ Tài chính đã thực hiện thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm và sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng.