Bảo lưu điểm thi là gì

Các thí sinh muốn bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT cần lưu ý một số điều kiện sau. 

Bảo lưu điểm thi là gì

Nếu thí sinh muốn bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT năm trước để xét công nhận tốt nghiệp năm sau, phải đảm bảo quy định sau: 

– Thí sinh dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các bài thi hoặc các môn thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp ngay sau đó để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

– Việc bảo lưu điểm thi áp dụng cho các bài thi/môn thi. Ở bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm; Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.

– Điểm bảo lưu cần được sở GD-ĐT địa phương nơi thí sinh đã tham dự kỳ thi xác nhận.

Với việc điểm thi tốt nghiệp THPT năm trước có được bảo lưu để làm căn cứ xét ĐH năm sau hay không sẽ do tùy trường ĐH quyết định. Tuy nhiên, thông thường, các trường đa phần không sử dụng kết quả thi năm trước cho để xét ĐH năm sau.

Tức là, muốn vào ĐH theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, những thí sinh tự do (hay còn gọi là thi lại) sẽ phải thi 3 môn tổ hợp mà ngành/trường đó yêu cầu. Các thí sinh tự do cũng sẽ nộp hồ sơ dự thi cùng thời gian với học sinh THPT. 

So với quy định cũ thì việc bảo lưu điểm thi tại Thông tư mới đã sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn.

Vào ngày 12/3, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Theo đó, Quy chế này hiện đang được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020. Tuy nhiên, đến 27/4/2021 - thời điểm Thông tư 05/2021 chính thức có hiệu lực, một số quy định nêu tại Quy chế này sẽ được sửa đổi, bổ sung.

Về quy định về bảo lưu điểm thi thì tại điều 38 Thông tư 15/2020 nêu rõ: Thí sinh dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các bài thi hoặc các môn thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp ngay sau đó để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Nhưng trong thông tư 05/2021 lại quy định, việc bảo lưu điểm thi áp dụng cho các bài thi/môn thi.

Theo đó, quy định cụ thể như sau: Ở bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;

Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;

Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.

Như vậy, so với quy định cũ thì việc bảo lưu điểm thi tại Thông tư mới đã sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn. Năm 2021, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.

Thí sinh giáo dục thường xuyên dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.

Bộ Giáo dục và đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT năm 2021, chốt thời gian thi diễn ra trong 2 ngày, dự kiến vào ngày 7 và 8/7/2021.

Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021 như sau:

Bảo lưu điểm thi là gì

Năm 2019, tôi dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nhưng không đỗ. Xin hỏi, thời hạn bảo lưu điểm thi tốt nghiệp THPT là bao nhiêu năm? Tôi có thể bảo lưu điểm thi 2019 để năm 2021 thi lại được không? Theo quy định hiện nay, việc đăng ký dự thi được thực hiện như thế nào? Tôi cần phải trải qua mấy bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT?

Việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT được thực hiện như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư 15/2020/BGDĐT, việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT được tiến hành như sau:

(1) Nơi đăng ký dự thi (ĐKDT):

a) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này ĐKDT tại trường phổ thông nơi học lớp 12;

b) Đối tượng theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 12 Quy chế này ĐKDT tại địa điểm (gọi là nơi ĐKDT) do sở GDĐT quy định. Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 60 Quy chế này.

(2) Hồ sơ ĐKDT:

a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này, hồ sơ ĐKDT gồm: 02 Phiếu ĐKDT giống nhau; bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp; các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có), bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; 02 ảnh cỡ 4x6 cm;

b) Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế này, ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ ĐKDT phải có thêm: Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh ĐKDT về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế này; bản sao Bằng tốt nghiệp THCS; Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận;

c) Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ ĐKDT gồm: 02 Phiếu ĐKDT giống nhau; bản sao Bằng tốt nghiệp THPT; 02 ảnh cỡ 4x6 cm;

d) Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, hồ sơ ĐKDT gồm: 02 Phiếu ĐKDT giống nhau; 02 ảnh cỡ 4x6 cm; bản sao Bằng tốt nghiệp THCS, bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.

(3) Thời gian nộp hồ sơ ĐKDT:

Thời gian nộp hồ sơ ĐKDT được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT. Khi hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT hoặc thông báo cho Trưởng Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

(4) Tổ chức ĐKDT:

a) Thí sinh ĐKDT theo các quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT;

b) Thí sinh hoàn thiện và nộp hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT tại trường phổ thông hoặc nơi ĐKDT theo quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT;

c) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh ĐKDT, thu Phiếu ĐKDT, nhập thông tin thí sinh ĐKDT, nhập thông tin về kết quả học tập các môn học lớp 12 của thí sinh học lớp 12 năm tổ chức kỳ thi; tổ chức xét duyệt hồ sơ ĐKDT và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ ĐKDT và chuyển hồ sơ, dữ liệu ĐKDT cho sở GDĐT;

d) Sở GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;

đ) Bộ GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT toàn quốc.

Đây là những quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Bạn cần đọc kỹ để thực hiện đúng, tránh trường hợp thực hiện theo quy định cũ.

Cần trải qua mấy bài thi để được công nhận xét tốt nghiệp THPT?

Việc đăng ký bài thi được quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT như sau:

"a) Để xét công nhận tốt nghiệp THPT: thí sinh giáo dục THPT thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 04 (bốn) bài thi, gồm 03 (ba) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 (một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn; thí sinh GDTX thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 03 (ba) bài thi, gồm 02 (hai) bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 (một) bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh GDTX có thể ĐKDT thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh;
b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được ĐKDT các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.”

Vì bạn đã học xong chương trình THPT và đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước nên có thể xem bạn thuộc đối tượng dự thi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT. Do đó, theo quy định trên, bạn cần trải qua 04 bài thi, gồm 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, 01 bài thi tổ hợp do bạn tự chọn

Có thể bảo lưu điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm 2019 để thi vào năm 2022 hay không?

Bảo lưu điểm thi là gì

Có thể bảo lưu điểm của kỳ thi THPT hay không?

Theo khoản 1 Điều 38 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

"1. Thí sinh đã dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm liền kề tiếp theo. Bài thi/môn thi được bảo lưu điểm thi gồm:
a) Bài thi độc lập đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
b) Bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên và các môn thi thành phần của bài thi này đều đạt trên 1,0 (một) điểm;
c) Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên.”

Theo đó, bạn chỉ có thể sử dụng kết quả bảo lưu của năm 2019 để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm 2020 mà thôi.

Như vậy, trên đây là một số quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký dự thi THPT, số bài thi cần dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trường hợp thí sinh thi tốt nghiệp THPT vào năm 2019 nhưng bảo lưu điểm thì kết quả bảo lưu này chỉ có thể sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT vào năm 2020 liền kề.

Bảo lưu điểm thi tốt nghiệp là gì?

Thí sinh đã làm bài thi đủ các môn thi theo quy định nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị xử lý kỷ luật huỷ kết quả thi sẽ được bảo lưu điểm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi năm liền kề sau đó.

Bảo nhiêu điểm thì thi lại THPT?

Học sinh chỉ cần thi lại một số môn để đủ điều kiện xét lên lớp (Điểm trung bình đạt từ 5,0 trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn đạt từ 5,0 trở lên. Các môn học còn lạiđiểm trung bình môn đạt từ 3,5 trở lên).

Rớt tốt nghiệp thì lại như thế nào?

Trả lời cho câu hỏi trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có câu trả lời như sau: Trong trường hợp học sinh có kết quả thi không được như mong đợi, bị đánh trượt tốt nghiệp THPT , các bạn vẫn có thể đăng ký thi lại vào các kỳ thi THPT Quốc gia năm tiếp theo để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Thi lại đại học phải thi bảo nhiêu món?

Trường hợp với những thí sinh đã tốt nghiệp THPT nhưng muốn thi lại Đại học thì chỉ cần thi 3 môn tổ hợp mà ngành/trường mình đăng ký xét tuyển. Trường hợp những thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT và muốn thi lại thì phải thi các môn của kỳ thi mà bộ GD&ĐT yêu cầu (Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 trong 2 tổ hợp thi).