Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

Nón bảo hiểm là vật sử dụng hàng ngày nhưng nếu sử dụng thời gian dài mà không giặt hoặc vệ sinh sẽ gây ra các bệnh về da đầu như: đầu tóc có mùi hôi, bết tóc, rụng tóc, nấm da đầu gây cảm giác khó chịu… Vì thế VIETNAMOUTFITTER.COM sẽ hướng dẫn các bạn cách vệ sinh nón bảo hiểm (áp dụng cho tất cả các loại nón từ nón nửa đầu, 3/4 & fullface):

Bước 1: tháo rời các bộ phận của nón nếu được: lớp vải mút, kính chống chói/chống bụi, tấm cánh lướt gió... Đối với nón nửa đầu phổ thông đa số không tháo rời được thì cứ để vậy giặt luôn.

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

Bước 2: cho dầu gội đầu ra 1 thau nước bự (thau ngâm được cả cái nón là được), khoắng cho lên nhiều bọt. Dùng lượng dầu gấp 3-4 lần gội đầu thông thường. Tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như bột giặt hay thậm chí là nước rửa chén để an toàn cho da đầu & tóc. Ngâm cả nón vào hỗn hợp nước để khoảng 15p.

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

Đối với nón Fullface, nón 3/4 tháo được lớp vải mút thì trong khi chờ ngâm nón tranh thủ giặt các miếng lót này bằng cách bóp & vò nhẹ (nhẹ tay thôi tránh bị rách mút). Với nón sử dụng quá lâu không vệ sinh, mồ hôi & các loại bụi bẩn bám lớp dày thì cần ngâm lâu hơn & cho thêm dầu gội trực tiếp vào miếng mút để giặt cho sạch hẳn.

Với loại nón kiểu thể thao có nhiều góc cạnh (như nón cào cào) thì các bạn dùng bàn chải đánh răng cũ nhúng dầu gội rồi chà sạch ở các góc cạnh, đặc biệt là các khớp xoay - khớp nối.


Bước 3: Xả lại thật sạch tất cả bằng nước sạch. Nên xả 2 nước cho sạch hẳn bọt.


Lưu ý: với kính chống chói - bụi của nón, các bạn tránh lau hoặc chà xát quá mạnh có thể làm trầy kính hoặc bong lớp phủ chống tia UV. Khi đi đường nếu kính bị bụi, dính nước mưa hoặc bết dính xác côn trùng thì nên lau bằng khăn khô nhúng nước suối hoặc rửa nhẹ dưới vòi nước. ĐỪNG BAO GIỜ lấy khăn giấy ướt siêu thị hoặc ở các quán ăn, giải khát để lau do những loại khăn này có chứa hoá chất bảo quản, sẽ làm bay mất lớp chống UV trên kính, da mặt & mắt sẽ không còn được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời nữa.

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

Bước 4: Phơi nón ở nơi khô ráo, có ánh nắng mặt trời, lót bịch nylon hoặc xốp ở dưới & lộn ngược nón lên để nắng làm khô bên trong & khử nấm mốc luôn. Các bộ phận vải mút đã tháo rời thì móc lên & phơi riêng. Cánh gió & kính thì lau sạch, để nơi khô ráo.

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm


Bước 5:
nón khô, ráp lại các bộ phận như lúc đầu. Các khớp xoay - ghép cần nối cho khít, chắc chắn để đi trời gió không phát tiếng động. Với nón Fullface hoặc 3/4 không thường xuyên sử dụng nên bỏ vào bao đựng & cất vào chỗ khô ráo, tránh bụi bặm.

P/S: Trường hợp gấp gáp muốn làm khô nón thật nhanh sau khi giặt thì các bạn tham khảo hướng dẫn thêm dưới đây:

1. Kiếm 2 cái mền (đừng mỏng quá hoặc dày quá) & máy giặt.

* Với máy giặt cửa trên: cho 1 cái mền vào trước => đặt nón bảo hiểm lên trên & xoay phần trong nón ra hướng đối diện với lồng giặt như hình bên dưới => cho tiếp cái mền còn lại lên trên để cố định nón, khi máy vắt nón sẽ không chạy lung tung.

* Với mặt giặt cửa trước: dùng mền quấn tròn quanh nón rồi đặt vào lồng giặt.

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

2. Khởi động máy giặt, chọn chế độ vắt.

3. Sau khi vắt xong đem nón ra trước quạt khoảng 2-3h là nón khô có thể sử dụng. Nếu gấp hơn nữa có thể dùng máy sấy tóc sấy khô lớp vải mút bên trong (không hơ máy sấy lâu trên bề mặt nón & kính).

Việc giữ chiếc nón sạch sẽ khiến bạn thoải mái & yên tâm hơn khi sử dụng.


Chúc các bạn luôn có những chuyến đi an toàn & vui vẻ!

Bạn có biết, mũ bảo hiểm cũng giống như quần áo, cần được giặt giũ và vệ sinh định kì? Chiếc mũ đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường, vượt nắng gió, khói bụi, mưa dầm nên không thể tránh khỏi tình trạng bị ẩm mốc, bụi bẩn tích tụ gây ra mùi hôi khó chịu và các bệnh liên quan đến da đầu. Vậy vệ sinh mũ bảo hiểm như thế nào và bạn cần lưu ý những gì? Thắng Lợi – đơn vị chuyên sản xuất mũ bảo hiểm theo yêu cầu TPHCM sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên ngay trong bài viết sau đây. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Các bạn có thể tham khảo các thông tin khác về mũ bảo hiểm tại đây: https://nonbaohiemthangloi.com.vn/

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

Vệ sinh nón bảo hiểm là việc làm cần thiết

1. Chuẩn bị

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

Chiếc nón đồng hành cùng bạn cũng cần được chăm sóc

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một số “đồ nghề” như sau:

  • Thau lớn (dùng để ngâm, giặt lớp vải lót bên trong mũ)
  • Bột giặt (làm sạch bụi bẩn) và nước xả vải (làm mềm vải, mang đến hương thơm dịu nhẹ). Bạn có thể thay thế bột giặt và nước xả bằng sữa tắm.
  • Bàn chải
  • Khăn vải mềm
  • Tua vít (nếu bạn giặt mũ bảo hiểm có kính thì cần mở kính ra trước)

2. Tiến hành

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

Tháo rời từng bộ phận của mũ bảo hiểm

Bước 1: Tháo phụ kiện của mũ:

  • Dùng tua vít mở kính ra (đối với mũ 3/4 và mũ full-face/ filp-up có phần kính bảo vệ)
  • Dùng tay tháo rời mỏ mũ (đối với mũ 3/4 và mũ 1/2 có phần mỏ mũ bằng nhựa gắn với thân mũ bằng nút bấm)

Bước 2: Làm ướt khăn vải mềm bằng nước ấm, nhẹ nhàng lau sạch kính và mỏ mũ và thân mũ

Bước 3: Lần lượt tháo rời lớp lót bên trong.

Bước 4: Pha bột giặt với nước trong thau theo tỉ lệ vừa đủ, sau đó cho lớp lót đã tháo rời vào ngâm khoảng 5 phút. Bạn nên dùng bàn chải chà nhẹ nhàng để làm sạch vải.

Bước 5: Xả lớp lót bằng nước cho sạch bột giặt.

Bước 6: Ngâm lớp lót với nước xả vải khoảng 5 phút sau đó xả sạch lại với nước.

Bước 7: Phơi lớp lót ở nơi có nhiều nắng.

Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong việc sản xuất mũ bảo hiểm tại TPHCM, Thắng Lợi biết rằng bên cạnh dòng mũ có thể tháo rời lớp lót bên trong cũng tồn tại một số dòng thiết kế lớp lót dính liền với thân mũ. Đối với những loại mũ này, bạn cứ thực hiện theo các bước như trên, chỉ cần bỏ qua bước số 3. Đặc biệt, khi phơi mũ bạn nhớ đặt ở vị trí phù hợp, tránh gây đọng nước bên trong mũ.

Cách vệ sinh loại mũ bảo hiểm không thể tháo rời

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

Đối với loại mũ không thể tháo rời, xưởng sản xuất mũ bảo hiểm Thắng Lợi khuyên bạn nên vệ sinh mũ bằng dung dịch dầu gội đầu và nước ấm. Đầu tiên, hãy làm sạch bụi bẩn bám bên ngoài vỏ của mũ bảo hiểm. Tiếp theo, bạn cần ngâm toàn bộ mũ vào dung dịch dầu gội khoảng 15 phút để các chất bẩn được loại bỏ hết. Sau đó hãy giặt sạch tấm vải đệm và chùi rửa nhẹ nhàng lớp xốp bên trong. Cuối cùng, bạn xả lại thật sạch với nước và đem phơi khô.

3. Lưu ý đặc biệt

Để chiếc mũ bảo hiểm luôn sạch sẽ, thơm tho và có tuổi thọ cao, bạn cần lưu ý

  •  Bạn nên giặt mũ bảo hiểm định kì 3 tháng/lần (số lần giặt mũ có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ thường xuyên sử dụng mũ và điều kiện thời tiết)
  •  Không nên lạm dụng các loại sản phẩm xịt khử mùi dành cho mũ bảo hiểm vì đây chỉ là giải pháp tạm thời.
  •  Sau khi đi ngoài mưa, bạn dùng khăn vải khô lau sạch phần kính và vỏ mũ sau đó dùng máy sấy tóc hong khô phần quai bằng vải để hạn chế vi khuẩn, ẩm mốc sinh sôi.
  •  Hạn chế đội mũ bảo hiểm khi tóc ướt. Lớp vải lót bên trong có thể bị ướt, ẩm gây gàu, nấm tóc…
  •  Tuyệt đối không dùng những chất tẩy rửa mạnh để làm sạch vỏ mũ vì có thể làm mòn vỏ mũ, khiến vỏ mũ trở nên mỏng, giòn, dễ vỡ khi va đập mạnh.
  •  Không tự ý sơn mũ bảo hiểm vì nước sơn thông thường có chứa các loại hóa chất ảnh hưởng đến bề mặt mũ. Khi mua mũ, các công ty sản xuất mũ bảo hiểm TPHCM đều nhấn mạnh điều này.

Bao nhiêu lâu nên giặt mũ bảo hiểm

Đặt mũ ở nơi khô ráo, thoáng mát

Mũ bảo hiểm từ lâu đã được xem là người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người dân Việt khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy. Việc tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng, mưa bụi thường xuyên sẽ có thể khiến cho chiếc mũ bảo hiểm của bạn có mùi, bẩn và nhiễm khuẩn nếu không vệ sinh kỹ lưỡng. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn cách vệ sinh mũ đúng quy trình và hiệu quả nhất.