Bé 19kg uống hạ sốt Hapacol bao nhiêu mg?

Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.

Nghiên cứu ở phụ nữ cho con bú cho thấy dùng paracetamol không có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.

Tuy nhiên, phụ nữ có thai và cho con bú thường dùng paracetamol dưới dạng viên uống, hiếm khi dùng Hapacol 250mg dạng bột sủi.

Tương tác thuốc

Thuốc Hapacol 250 có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Uống liều cao paracetamol trong thời gian dài sẽ làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.

Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin với paracetamol.

Các thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của paracetamol.

Thuốc Hapacol 250 có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Hapacol 250?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Hapacol 250

Bạn nên bảo quản thuốc Hapacol 250 như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em cần phải thật sự chú ý vì nếu dùng không đúng cách, đúng liều dẫn đến những hậu quả khó lường. 

Sốt rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi bé tiêm phòng, khi mọc răng, hay khi thời tiết thất thường, hoặc có lúc tự nhiên bé sốt. Vì thế, ba mẹ cần biết dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ: Dùng thuốc nào tốt?

Theo các chuyên gia y tế, thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ nhỏ là paracetamol. Nhưng cách sử dụng paracetamol cũng rất quan trọng, vì nếu bạn dùng quá liều sẽ gây độc cho gan của em bé. Do đó, cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. 

Có thể bạn quan tâm:

Cách lau mát hạ sốt cho trẻ

Trẻ sốt phát ban xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

Liều dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Vậy liều lượng paracetamol như thế nào là đúng? Hãy lưu ý 3 điểm sau đây:

  • Nên dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt >38,5 độ C;
  • Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. (Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa). Nếu quá liều dùng này sẽ gây hại cho gan của bé, còn ít hơn thì không hạ được sốt;
  • Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần cách nhau từ 4-6 tiếng, sau khi uống thuốc chừng 30 phút nếu bé chưa hạ sốt thì cũng không được uống thêm thuốc mà phải chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân.

Bé 19kg uống hạ sốt Hapacol bao nhiêu mg?

Khi trẻ bị sốt ba mẹ cần hạ sốt ngay cho trẻ

Chú ý khi trẻ sốt

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ không nên ủ con quá kĩ hay chườm đá lạnh.

Lúc này, nên lấy khăn ấm lau các vị trí nách, bẹn, lòng bàn tay chân con đồng thời để cửa nhà thoáng mát nhưng không có gió lùa.

Nên cho con uống nhiều nước hoặc oresol để bù nước

Nếu bé sốt cao liên tục trên 39 độ uống thuốc không giảm thì nên đưa đi khám./.

Bài viết trên đã hướng dẫn mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hapacol là loại thuốc quen thuộc, có thể xuất hiện trong tủ thuốc của nhiều gia đình. Mặc dù vậy không phải ai cũng biết cách sử dụng thuốc Hapacol sao cho an toàn và hiệu quả tối ưu. Chỉ định, cách dùng và liều dùng Hapacol cần được người bệnh quan tâm để tránh gặp phản ứng bất lợi khi sử dụng. 

hapacol là thuốc gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Nguyễn Lê Ngọc Phương – Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Hapacol hay thuốc hạ sốt Hapacol được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng thường gặp như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi,… Mọi người có thể dễ dàng bắt gặp loại thuốc giảm đau, hạ sốt này tại hầu hết các nhà thuốc trên cả nước. Vậy Hapacol là thuốc gì? Đối tượng sử dụng và liều dùng ra sao?

Hapacol là loại thuốc chứa hoạt chất Paracetamol và một số thành phần tá dược có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt do bệnh cảm lạnh, cảm cúm gây ra. (1) Thuốc Hapacol được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng Paracetamol khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng sử dụng, điển hình như Hapacol Extra, Hapacol 150, Hapacol 650, Hapacol 325,… Thuốc Hapacol được đánh giá là an toàn với sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ.

Hapacol là sản phẩm thuốc giảm đau, hạ sốt được Công ty Dược phẩm Hậu Giang (DHG Pharma) nghiên cứu và sản xuất. DHG Pharma là công ty dược phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đã sản xuất nhiều loại thuốc điều trị, thực phẩm chức năng tại thị trường Việt Nam. Đồng thời các sản phẩm của DHG Pharma đều được kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn thực hành tốt việc sản xuất thuốc của Nhật Bản Japan-GMP, tương đương với EU-GMP (châu Âu), US-FDA (Mỹ),…

Tính đến nay thuốc giảm đau Hapacol đã có gần 20 năm đồng hành cùng sức khỏe người Việt và được đánh giá là “thương hiệu quốc dân” khi liên tục nằm trong danh sách những thuốc giảm đau và hạ sốt chiếm thị phần chủ yếu tại thị trường Việt Nam. Thuốc hạ sốt Hapacol còn có mặt trong danh sách các loại thuốc phục vụ quá trình khám chữa bệnh tại hầu hết các cơ sở y tế trên cả nước. Theo đó, nhờ sự ảnh hưởng tích cực và những đóng góp hiệu quả cho sức khỏe người Việt, sản phẩm này đã vinh dự nhận danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng vào năm 2014.

hapacolCông dụng thuốc Hapacol là giúp làm giảm đau, hạ sốt hiệu quả

Đối tượng sử dụng thuốc Hapacol

Như đã đề cập trước đó, công dụng chính của thuốc Hapacol là làm giảm đau, hạ sốt nên thường được sử dụng trong các trường hợp người bệnh bị đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức cơ thể vì cảm lạnh hoặc cảm cúm, đau răng, đau nhức do viêm khớp, đau sau tiêm, sốt cao,… Một số đối tượng được bác sĩ khuyến cáo không nên tự ý sử dụng thuốc Hapacol bao gồm:

  • Người mắc bệnh u tủy thượng thận, bệnh glôcôm góc đóng, tăng huyết áp, tiểu đường, cường giáp, bệnh về tim mạch, suy gan hoặc suy thận nặng.
  • Người bệnh đang sử dụng đồng thời các loại thuốc chống sung huyết kích thích giao cảm.
  • Người quá mẫn cảm với hoạt chất Paracetamol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc ức chế beta, ức chế MAO trong khoảng 2 tuần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Hiện nay, tính an toàn của Paracetamol đối với sức khỏe của thai nhi vẫn chưa được xác định chính xác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ khi có ý định sử dụng thuốc Hapacol hoặc bất kỳ loại thuốc giảm đau hạ sốt nào khác.

công dụng của thuốc hapacolNgười bị cảm cúm, cảm lạnh có thể dùng thuốc Hapacol

Các dạng và hàm lượng thuốc Hapacol

Thông thường Hapacol được điều chế theo quy cách viên nén hoặc bột sủi, theo đó mỗi dạng thuốc sẽ chứa hàm lượng Paracetamol khác nhau. Tuy nhiên, dù ở dạng nào thì các loại thuốc Hapacol đều có chung cơ chế hoạt động, cụ thể như sau: 

  • Sau khi uống vào cơ thể, thuốc sẽ tác động lên vùng trung tâm điều khiển nhiệt độ cơ thể nằm ở vùng dưới đồi giúp giảm sốt, tăng lưu lượng máu ngoại biên và tăng lượng tỏa nhiệt hiệu quả. 
  • Thuốc được cơ thể hấp thụ gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Đồng thời, thuốc có thời gian bán thải từ 1,25 đến 3 giờ và gan là bộ phận đảm nhận vai trò chuyển hóa thuốc. Sau đó thận sẽ thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể.
  • Khi sử dụng Hapacol cho người bệnh có thân nhiệt bình thường (không sốt cao) thì nhiệt độ cơ thể sẽ không bị hạ thấp. Vì vậy mọi người có thể yên tâm về tính an toàn của loại thuốc giảm đau này.

Các loại thuốc Hapacol thông dụng bao gồm:

  • Hapacol 650: Một viên nén Hapacol 650 chứa 650 mg hoạt chất Paracetamol cùng một số tá dược khác với tác dụng làm giảm các cơn đau đầu, đau nửa đầu, đau họng, đau bụng do kinh nguyệt,… Đồng thời loại thuốc này còn giúp điều trị các cơn đau nhức cơ thể do cảm cúm. Trong trường hợp sử dụng thuốc Hapacol 650 theo đúng liều lượng được nhà sản xuất khuyến cáo thì công dụng giảm đau hạ sốt sẽ tương đương với Aspirin. Tuy nhiên, hoạt chất Paracetamol trong loại thuốc này thường ít ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hô hấp của người bệnh.
  • Hapacol Extra: Loại thuốc này là sự kết hợp giữa Caffeine và Paracetamol có công dụng làm giảm những cơn đau như đau răng, đau nhức cơ/gân/xương khớp do chấn thương hoặc do bệnh lý (viêm xoang, viêm khớp,…). Đồng thời, Hapacol Extra còn giúp hạ sốt nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Caffeine trong loại thuốc này được hấp thụ thông qua đường tiêu hóa có tác dụng kích thích nhẹ hệ thần kinh trung ương, từ đó hỗ trợ giảm đau hiệu quả, giúp ích cho hoạt động của các nhóm cơ. 
  • Hapacol 500: Trong mỗi viên nén Hapacol 500 có 500 mg Paracetamol. Loại thuốc này giúp điều trị hiệu quả các cơn đau thường gặp như đau nửa đầu, đau đầu, đau nhức răng, đau nhức xương khớp do viêm khớp hoặc cảm cúm gây nên, đau do hành kinh nguyệt ở phụ nữ,… Ngoài ra, loại thuốc này còn giúp hạ sốt nhanh chóng trong trường hợp người bệnh sốt cao do cảm cúm hoặc khi mắc các bệnh lý khác.
  • Hapacol 325: Hapacol 325 chứa 325 mg hoạt chất Paracetamol cùng một số tá dược khác với tác động làm giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, loại thuốc này cũng thường xuyên được dùng để hạ sốt cho người bị sốt cao do cảm cúm hoặc khi mắc các bệnh lý khác.
  • Hapacol 250 và Hapacol 150: Đây 2 là loại thuốc dạng bột sủi, chứa lần lượt 250 mg và 150 mg hoạt chất Paracetamol cùng một số tá dược khác giúp giảm đau, hạ sốt cho trẻ nhỏ. Thuốc giảm đau hạ sốt loại này thường được sử dụng phổ biến cho các trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết, mọc răng,… hoặc bị sốt cao sau phẫu thuật, tiêm chủng.

Cách dùng và liều dùng Hapacol

Cách dùng và liều dùng của mỗi loại thuốc Hapacol sẽ khác nhau. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, cụ thể như sau: (2)

Liều dùng Hapacol 650

  • Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/lần.
  • Liều dùng thuốc tối đa trong 24 giờ không được vượt quá 4000 mg.
  • Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc phải nhiều hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.
  • Liều dùng thông thường đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống từ 1 – 4 lần/ngày, mỗi lần uống 1 hoặc 2 viên.
  • Lưu ý: Không dùng quá 8 viên/ngày, khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống là 4 giờ hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng Hapacol 500

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 1 viên/lần, nếu người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng có thể dùng 2 viên/lần hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Liều dùng thông thường giữa 2 lần uống phải cách nhau hơn 4 giờ và không dùng quá 8 viên/ngày.

Liều dùng Hapacol 325

Sử dụng thuốc Hapacol 325 mỗi 6 giờ với liều dùng được đề cập dưới đây để đạt hiệu quả giảm đau, hạ sốt tối ưu:

  • Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 2 gói/lần và không quá 12 gói/ngày.
  • Liều dùng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 1 gói/lần và không dùng quá 5 gói/ngày.
  • Liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều dùng Hapacol 250

  • Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: Uống 1 gói/lần hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Cho trẻ uống Hapacol 250 mỗi 4 – 6 giờ/lần và không uống quá 5 lần/ngày.
  • Liều lượng sử dụng thuốc được ước tính cụ thể như sau:
  • Liều lượng sử dụng trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần. Từ 4 đến 6 giờ cần dùng nhắc lại nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Tổng liều lượng sử dụng thuốc tối đa không được vượt quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ.

Liều dùng Hapacol 150

Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: Uống 1 gói/lần hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Cho trẻ uống thuốc mỗi 6 giờ và không quá 5 lần/ngày. Liều lượng sử dụng cụ thể như sau:

  • Liều lượng sử dụng Hapacol 150 trung bình từ 10 – 15 mg/kg thể trọng/lần.
  • Tổng liều lượng sử dụng thuốc tối đa không được vượt quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ.

Lưu ý, không nên chủ động cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Hapacol trong các trường hợp sau đây:

  • Trẻ xuất hiện triệu chứng mới như đau bụng, co giật,…
  • Trẻ sốt cao hơn 39,5 độ C và tình trạng này đã kéo dài hơn 3 ngày.
  • Các cơn đau trên cơ thể của trẻ ngày càng nhiều và kéo dài trên 5 ngày.
thuốc hạ sốt hapacol dùng cho trẻThuốc Hapacol dạng sủi thường được sử dụng phổ biến để hạ sốt cho trẻ

Lưu ý khi sử dụng thuốc Hapacol

Để phát huy tối ưu công dụng của thuốc Hapacol, đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng, cụ thể như sau: 

  • Người bệnh suy gan, suy thận nghiêm trọng được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng loại thuốc này. Đồng thời người bệnh gan (không xơ) do lạm dụng rượu cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc Hapacol quá liều. Vì điều này có thể khiến bệnh diễn biến nhanh chóng hơn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
  • Những người bệnh khác thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau Hapacol, điển hình như người mắc bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, cường giáp,…
  • Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo không được sử dụng cùng lúc thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol với các loại thuốc có tác dụng kích thích giao cảm như thuốc kích thích thần kinh amphetamine, thuốc chống sung huyết,…
  • Đặc biệt, người bệnh lưu ý cần tránh sử dụng Hapacol cùng thời điểm với các loại thuốc chứa Paracetamol khác hoặc khi dùng bia rượu, đồ uống chứa nhiều Caffeine như cà phê, nước trà, thức uống đóng lon chứa cà phê,… 

Tác dụng phụ của thuốc Hapacol

Dù hiếm gặp nhưng thuốc Hapacol vẫn có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ như phản ứng quá mẫn, nổi ban trên da, buồn nôn, nôn ói, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, giảm toàn thể huyết cầu,… Trong đó, phản ứng quá mẫn là tác dụng phụ rất hiếm gặp. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc hạ sốt Hapacol, nếu người bệnh không may gặp các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe thì phải đến bệnh viện thăm khám sớm để bác sĩ chẩn đoán, can thiệp kịp thời.

Quá liều và quên liều

Quá liều và quên liều là những trường hợp người bệnh có thể gặp phải trong lúc dùng thuốc Hapacol. Để đảm bảo an toàn, nhận được lợi ích tối ưu từ thuốc, người bệnh phải biết cách xử lý sao cho phù hợp khi sử dụng Hapacol quá liều, quên liều, cụ thể như sau: 

Cần làm gì khi dùng thuốc Hapacol quá liều?

Người bệnh dùng quá liều Hapacol sẽ có nguy cơ bị ngộ độc Paracetamol. Khi đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, xanh tím da, móng tay và niêm mạc. Hiện tượng ngộ độc Paracetamol sẽ chuyển biến nặng dần từ kích thích nhẹ sang kích động và mê sảng hoặc hôn mê. Sau đó, tình trạng ức chế hệ thần kinh trung ương khác sẽ xảy ra, điển hình như hạ thân nhiệt, thở nông và gấp gáp, cơ thể mệt lả, mạch đập yếu, nhanh, huyết áp thấp, suy giảm tuần hoàn máu,…

Khi người bệnh uống quá liều Hapacol dẫn đến tình trạng ngộ độc Paracetamol thì phải đến bệnh viện thăm khám sớm. Qua đó, bác sĩ có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu tình trạng nhiễm độc Paracetamol được bác sĩ chẩn đoán là đã chuyển biến nặng thì người bệnh sẽ được điều trị tích cực, cụ thể như sau:

  • Bác sĩ tiến hành loại bỏ chất độc:
    • Gây nôn cho người bệnh: Áp dụng khi người bệnh được phát hiện uống thuốc quá liều trong 1 giờ đầu tiên.
    • Rửa dạ dày: Áp dụng khi người bệnh được phát hiện uống thuốc quá liều trong 6 giờ đầu.
    • Than hoạt: Áp dụng sau khi người bệnh đã được gây nôn hoặc rửa dạ dày. Than hoạt sẽ được sử dụng với liều dùng 1 gam/kg/liều và kết hợp với Sorbitol liều tương đương.
  • Sử dụng thuốc giải chất độc bao gồm: Thuốc N-acetylcysteine (Mucomyst, Acemuc…), dạng truyền tĩnh mạch và dạng ống. 

Thời gian điều trị ngộ độc Paracetamol do uống quá liều Hapacol sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Thông thường, nếu người bệnh bị ngộ độc nhẹ, đáp ứng với phương pháp điều trị thì sẽ sớm hồi phục sau khoảng 4 ngày.

Cần làm gì khi quên liều thuốc Hapacol?

Nếu quên dùng thuốc, người bệnh có thể uống bổ sung càng sớm càng tốt. Liều tiếp theo cần uống sau liều trước đó từ 4 đến 6 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, người bệnh không được uống 2 liều thuốc Hapacol trong cùng 1 lần, bởi vì việc này có thể dẫn đến ngộ độc Paracetamol.

cách dùng thuốc hapacolNgười bệnh không được uống cùng lúc 2 liều thuốc Hapacol để tránh nguy cơ nhiễm độc Paracetamol

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là sự tác động qua lại giữa các loại thuốc hoặc giữa thuốc với thức ăn, nước uống xảy ra trong cơ thể. Sự tương tác thuốc có thể dẫn đến những thay đổi về tác dụng dược lý, gây ra độc tính ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh hoặc làm giảm hay mất hoàn toàn công dụng của các loại thuốc.

Hapacol tương tác với các loại thuốc nào?

Hoạt chất Paracetamol trong Hapacol có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc như Amitriptyline, Amlodipine, Amoxicillin, Atorvastatin, Aspirin, Caffeine, Codeine, Clopidogrel, Diazepam, Furosemide, Diclofenac, Gabapentin, Ibuprofen, Lansoprazole, Levofloxacin, Metformin, Levothyroxine, Naproxen, Omeprazole, Pantoprazole, Prednisolone, Pregabalin, Sertraline, Ramipril, Ranitidine, Simvastatin, Tramadol và các loại thuốc khác cũng chứa thành phần Paracetamol.

Hapacol tương tác với bia rượu và thức ăn

Sử dụng đồng thời thuốc Hapacol với bia rượu hoặc đồ uống chứa cồn khác sẽ gây ra tình trạng tương tác thuốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong đó, nhiễm độc gan là tương tác thuốc Hapacol xảy ra phổ biến ở những người nghiện rượu, các biểu hiện điển hình gồm có ớn lạnh, sốt cao, đau nhức và sưng khớp, suy nhược cơ thể đột ngột, chán ăn, phát ban/ngứa/vàng da, lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng,… 

Vì vậy, việc sử dụng thuốc Hapacol cần được bác sĩ cân nhắc thận trọng, đặc biệt là đối với những người bệnh có thói quen uống rượu mỗi ngày. Ngoài ra, loại thuốc giảm đau hạ sốt này cũng có thể xảy ra tương tác với thức ăn của người bệnh. Nếu người bệnh sử dụng thuốc sau khi ăn và xảy ra các triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn ói, đau quặn thắt vùng bụng,… cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám sớm.

Hiện nay, khoa Nội Tổng hợp tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được nhiều người bệnh tin tưởng chọn thăm khám và điều trị các bệnh lý nội khoa. Nơi đây quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, được đào tạo bài bản, trang bị máy móc hiện đại như hệ thống máy CT 768 lát cắt, máy chụp MRI 1,5 – 3 Tesla, máy DSA, hệ thống chụp X-quang treo trần kỹ thuật số, hệ thống máy xét nghiệm, siêu âm cao cấp,…

Cách bảo quản thuốc Hapacol

Không chỉ riêng thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol mà hầu hết các loại thuốc có chứa thành phần Paracetamol khác đều cần được bảo quản ở nơi thoáng mát với nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C, tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng. Đặc biệt không được bảo quản thuốc trong điều kiện môi trường có độ ẩm thấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngay khi phát hiện thuốc bị biến đổi màu sắc, có mùi khác lạ, người bệnh cần ngưng sử dụng.

chỉ định dùng thuốc hapacolKhi bị biến đổi, Hapacol có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Tóm lại, để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh và phòng tránh được những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần sử dụng thuốc Hapacol theo chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, nếu trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau Hapacol người bệnh không may gặp phải các triệu chứng bất thường thì phải sớm đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp kịp thời.