Bị covid nên ăn uống như thế nào

Uống đủ nước theo nhu cầu và đúng cách sẽ giúp F0 điều trị tại nhà cân bằng điện giải, đào thải nhanh virus. Dưới đây là một số thức uống tốt cho sức khỏe người bệnh mắc COVID-19.

Với các bệnh nhân F0 thì việc bù nước và điện giải là cần thiết và quan trọng. Khi bị F0 điều trị tại nhà, người bệnh sẽ được khuyên uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước cơ thể bị mất do sốt, tiêu chảy, vã mồ hôi, nôn, thở nhanh…

Vậy, F0 nên uống nước gì để bù lượng nước đã mất?

1. Nước dừa bổ sung điện giải cho F0 điều trị tại nhà

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, vitamin tốt cho sức khỏe.

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240ml chứa 60 calo, cũng như:

Carb: 15g

Đường: 8g

Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)

Magiê: 4% DV

Phốt pho: 2% DV

Kali: 15% DV

Các khoáng chất trong nước dừa như kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm… rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày.

Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:

Người bị F0 điều trị tại nhà biểu hiện lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…

Người bị COVID-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh, hạ huyết áp…

Người béo phì bị COVID-19 tiêu hóa kém, hay đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi…

Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…

2. Nước chanh, thức uống dễ chế biến

Trong chanh chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hóa khác giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, trị chứng sốt, chứng viêm cho bệnh nhân là F0 điều trị tại nhà hay háo, khát, nhu cầu nước cao.

Chanh có chứa rutin C vừa có tác dụng bền thành mạch máu, vừa làm giảm nguy cơ tai biến cho bệnh nhân mắc bệnh nền. Nước chanh có chứa đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm giảm sự mệt mỏi, lợi tiểu, giúp tăng sự đào thải độc tố cho cơ thể.

Chanh có tác dụng tiêu đờm, nhầy, giảm ho là triệu chứng mà các F0 thường mắc phải. Chanh làm cho đờm loãng ra, dễ khạc, làm giảm mạnh các triệu chứng khó thở của bệnh nhân.

Với các bệnh nhân F0 thì việc bù nước và điện giải là cần thiết và quan trọng. Việc uống nước chanh đường dễ sử dụng, lợi ích kép nên chúng ta cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân F0 có bệnh lý nền đái tháo đường nên hạn chế lượng đường cho thêm vào nước chanh. Ngoài ra, có thể pha nước chanh muối hoặc nước chanh, gừng, mật ong cũng rất tốt cho sức khỏe.

Có thể uống 1 ly nước chanh sau bữa ăn (sáng, trưa, tối) khoảng 1,5-2 tiếng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiêu hóa thức ăn. Hoặc cũng có thể uống nước chanh pha mật ong vào buổi tối. Nhưng chỉ nên uống 1 ly vào trước 8-9h tối, không nên uống quá muộn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

3. Mật ong pha gừng

Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nó càng tốt hơn nếu kết hợp với một loại gia vị là gừng. Bởi cả hai đều có đặc tính kháng khuẩn giúp tránh nhiễm trùng và các tế bào gây hại cho cơ thể. Khi mật ong kết hợp cùng gừng sẽ tạo nên một thức uống chống dị ứng và chữa lành vết thương trên cơ thể, tốt cho người bệnh F0 điều trị tại nhà.

Theo nhiều nghiên cứu, hợp chất gingerol và shogaol trong gừng đóng vai trò là chất chống ôxy hóa mạnh, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, thành phần dưỡng chất và hàm lượng vitamin dồi dào trong mật ong cũng giúp tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và thúc đẩy sự vận động của tế bào.

Với tính ấm và khả năng sát khuẩn cao, gừng ngâm mật ong sẽ giúp cơ thể chống lại các virus gây bệnh, giúp làm ấm cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và cung cấp các dưỡng chất cũng như vitamin cho cơ thể.

Nếu không có sẵn gừng, có thể uống mật ong pha với nước ấm. Tiêu thụ nước mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ cho người bệnh F0 điều trị tại nhà, và nó cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp cải thiện phản ứng miễn dịch.

4. Dung dịch oresol

Với những trường hợp F0 điều trị tại nhà, nếu có sốt nên bù nước và điện giải cho người bệnh bằng đường uống. Bên cạnh nước lọc, nước trái cây, có thể sử dụng dung dịch oresol pha với đúng liều lượng cho người bệnh uống thay cho nước lọc.

Khi pha, cần làm theo đúng hướng dẫn. Kiểm tra gói để biết hướng dẫn sử dụng và thêm lượng nước sạch một cách chính xác. Pha không đúng tỷ lệ nước như trong hướng dẫn có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.

Chỉ hòa oresol với nước sạch để uống. Không thêm oresol vào sữa, súp, nước trái cây hoặc các loại nước ngọt. Không tự ý thêm đường hay bất kỳ thành phần nào khác.

Lượng nước điện giải cần bổ sung thay đổi khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng bệnh.

5. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Theo tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành, người bệnh nhiễm COVID-19 đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách người bệnh sẽ suy dinh dưỡng nặng.

Theo đó, F0 điều trị tại nhà nên tăng cường sử dụng sữa mỗi ngày. Bổ sung thêm 1-2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi… bởi sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu phù hợp với người bệnh. Đặc biệt với sữa năng lượng cao, làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi. Thay vì uống sữa, bạn cũng có thể ăn sữa chua hàng ngày để cung cấp các lợi khuẩn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.

Nguồn: suckkhoedoisong.vn

Các nhà khoa học dinh dưỡng cho biết, thức ăn và đồ uống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của Covid-19 và tránh di chứng. Như bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, cơ thể luôn cần nhiều năng lượng và chất lỏng hơn bình thường, cũng như thêm protein để sửa chữa các tế bào và mô. Vì vậy, mọi người cần biết một chế độ ăn uống lý tưởng và bị covid kiêng gì để hỗ trợ sức khỏe hồi phục tốt nhất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống Địa Trung Hải truyền thống, giàu thực phẩm thực vật, là lý tưởng để phục hồi sau Covid-19. Chế độ này chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần sau khi bị nhiễm trùng. Điều này có nghĩa là một chế độ ăn uống với nhiều trái cây, rau tươi, quả mọng, các loại hạt, đậu, cũng như một số loại cá béo là lý tưởng cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, thịt cũng là một nguồn cung cấp protein dồi dào nhưng chất đạm từ thực vật cũng rất tuyệt vời. Các loại hạt cây và họ đậu (ngũ cốc, đậu lăng và đậu Hà Lan), đậu phụ cũng đều là những nguồn protein tốt. Nếu là người ăn chay hoặc thuần chay, kết hợp các loại thực phẩm thực vật giàu protein khác nhau là cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể nhận được đủ chất đạm cần thiết.

Hơn nữa, chế độ ăn uống đa dạng, giàu chất xơ này cũng hỗ trợ nhiều loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột và một lớp niêm mạc ruột khỏe mạnh, cả hai đều đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Mặt khác, người bệnh khi hồi phục sau Covid nên ăn thức ăn mềm hơn sẽ dễ dàng hơn cho đường ruột. Trong hầu hết các trường hợp, việc phục hồi đường ruột diễn ra nhanh chóng, nhưng có thể mất vài ngày, khi bệnh nhân ăn uống trở lại.

Như vậy, nếu không bị thiếu cân và chưa sụt cân đáng kể trong thời gian bị bệnh, hãy cố gắng bổ sung những điều sau đây vào chế độ ăn uống hàng ngày để tối ưu hóa quá trình phục hồi sau Covid-19:

  • Chất đạm: Thịt, cá, trứng, đậu, hạt và đậu phụ.
  • Trái cây và rau tươi, lý tưởng là có nhiều màu sắc.
  • Sữa và các sản phẩm thay thế từ sữa, như pho mát và sữa chua; hoặc các sản phẩm thay thế từ sữa giàu protein được tăng cường canxi như sữa đậu nành.

Nếu là người đang bị COVID19 hoặc ngay cả khi đang trong giai đoạn phục hồi, hãy đảm bảo rằng chỉ ăn những thực phẩm lành mạnh và phải tránh những thực phẩm được đề cập dưới đây do có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể:

Trong khi thực phẩm đóng gói dường như là một lựa chọn dễ dàng để đánh bại cơn đói, nhưng trong trường hợp nhiễm COVID19, những thực phẩm như vậy có thể gây ra nhiều tác hại.

Nguyên nhân là vì thực phẩm đóng gói rất giàu natri và chất bảo quản nên thường dẫn đến viêm nhiễm, đồng thời có thể gây chậm hồi phục và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, dễ mắc di chứng hậu covid về sau.

Theo các chuyên gia, tránh ăn cay trong thời gian này vì những đồ ăn như vậy thường gây kích ứng cổ họng, kích thích và khiến cơ thể bị ho nhiều hơn.

Do đó, cần tránh bột ớt đỏ, nên thay thế bằng tiêu đen để có đặc tính kháng khuẩn tốt hơn.

Trong giai đoạn hồi phục, khi cảm giác vị giác hồi sinh, mọi người thường sẽ cảm thấy muốn thưởng thức những món ăn ngon được chiên giòn. Theo các chuyên gia, hãy kiềm chế cảm giác thèm ăn trong một thời gian, vì những thực phẩm này chứa nhiều chất béo và thường dẫn đến ăn quá nhiều.

Do chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán thường khó tiêu hóa và có thể làm tăng tải trọng cho ruột. Người ta đã chứng minh rằng thực phẩm chiên rán tác động tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột và ngăn chặn chức năng miễn dịch. Ngoài ra, các thực phẩm này cũng thường làm tăng cholesterol xấu.

Tránh đồ uống có ga và có đường bằng mọi giá trong giai đoạn nhiễm trùng và phục hồi. Tất cả những thức uống này đều gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng nề và cản trở quá trình hồi phục.

F0 nên ăn ở nhà để giảm tỷ lệ tiếp xúc với người khác và giảm nguy cơ tiếp xúc với COVID-19. Vì các bệnh nhân nên duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bản thân và bất kỳ ai đang ho hoặc hắt hơi, điều này lại khó duy trì được trong môi trường ăn uống bên ngoài.

Hơn nữa, mọi người cũng hoàn toàn không thể biết liệu bàn tay có được rửa sạch thường xuyên hay không và các bề mặt đang được làm sạch và khử trùng nhanh có đảm bảo không, đây là các yếu tố nguy cơ gây lây nhiễm rất cao.

Histamine là một chất gây viêm được tạo ra bởi các tế bào trong cơ thể trong quá trình nhiễm trùng. Thành phần hoá học này sẽ khuyến khích phản ứng miễn dịch để giúp chống lại vi rút và vi khuẩn. Histamine cũng xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm.

Hầu hết, mọi người có khả năng dung nạp lượng histamine được tìm thấy trong một chế độ ăn uống thông thường. Tuy nhiên, một số người có thể bị ảnh hưởng bởi histamin có trong thực phẩm, gây nhức đầu, hen suyễn, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, huyết áp thấp, nhịp tim không đều, phát ban, mề đay, ngứa, tiêu chảy, đỏ bừng mặt và các tình trạng khác.

Các triệu chứng này có thể xảy ra trong vài giờ đến vài ngày sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều histamine. Đồng thời, những triệu chứng này cũng tương tự như những triệu chứng được báo cáo bởi những người mắc hậu Covid. Vì thế, việc tuân theo một chế độ ăn uống ít histamine đang được cho là có thể giúp làm giảm tình trạng COVID kéo dài.

Theo đó, chế độ ăn kiêng ít histamine đơn giản chỉ là cần tránh thực phẩm và đồ uống như sau:

  • Cá đóng hộp, lên men hoặc ngâm chua.
  • Sữa lên men như pho mát.
  • Thịt đóng hộp hay đã qua xử lý.
  • Trái cây và rau quả như cam, chuối, rau bina và cà chua.
  • Rượu và bia.

Một số loại hạt như đậu phộng và hạt cây

Tóm lại, trong khi nhiều người cảm thấy chán ăn và giảm lượng thức ăn do cảm giác không khỏe khi mắc COVID và trong thời gian hồi phục, thực phẩm lại là một trong các nguồn động lực chính yếu giúp cơ thể mau chóng lấy lại và duy trì sức mạnh của mình. Theo đó, mọi người cần biết các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể thực hiện các hoạt động hàng ngày và thúc đẩy quá trình hồi phục. Đồng thời, cũng cần ghi nhớ bị Covid cấm ăn gì, nhất là các thực phẩm chứa nhiều histamine để tránh di chứng Covid về lâu dài.

Nguồn tham khảo: emro.who.int; coronavirus.providence.org; yourcovidrecovery.nhs.uk; covid.joinzoe.com; timesofindia.indiatimes.com.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: