Bị nứt cổ gà phải làm sao

Nứt cổ gà hay nứt đầu ti là tình trạng thường gặp khi cho con bú. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên thoải mái hơn.

Nếu mẹ đang trong tình trạng này và thắc mắc không biết làm thế nào, hãy đọc những bí quyết mà Hello Bacsi mách bạn sau đây nhé!

Mẹ nên làm gì khi bị nứt cổ gà?

Trước hết, bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như có những lời khuyên thiết thực nhất. Sau đây là một số gợi ý mà hầu hết bác sĩ đưa ra:

Trong quá trình cho con bú

Khi cho bé bú sữa mẹ, bạn hãy:

  • Kiểm tra khớp ngậm ti. Vị trí ngậm ti tốt nhất là đặt mặt bé sao cho cằm chạm vào phần dưới của ti;
  • Hãy thử cho bé bú ở các vị trí khác nhau. Bạn sẽ thấy rằng có một số vị trí làm cho bé bú dễ dàng và thoải mái hơn những vị trí khác;
  • Bạn nên cho bé bú bên vú ít đau trước, vì con thường bú nhẹ nhàng hơn ở bên vú còn lại khi ít đói hơn;
  • Áp nhanh túi đá để gây tê vùng bị đau rát trước khi cho con bú. Điều này có thể giúp làm giảm đau, đặc biệt là trong khi mới bắt đầu cho bé bú.

Sau khi cho con bú

  • Làm sạch núm vú nhẹ nhàng. Khi núm vú bị nứt hoặc chảy máu, hãy rửa lại bằng nước sau mỗi lần cho con bú để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mỗi ngày một lần, sử dụng xà phòng không có chất tẩy rửa cao, không mùi thơm để nhẹ nhàng làm sạch vết thương và rửa kỹ bằng nước. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng rượu, kem dưỡng hoặc nước hoa trên núm vú;
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn. Nếu bạn có một vết thương hở, bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn sẽ kê thuốc cho bạn;
  • Có thể sử dụng lanolin, loại thuốc dành cho các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ lên núm vú của bạn sau mỗi lần cho bú. Điều trị này làm giảm đau và cho phép các vết thương lành nhanh hơn mà không để lại sẹo. Bạn cũng không cần rửa núm vú sau khi bôi thuốc;
  • Dùng miếng dán lạnh hydrogel để phục hồi núm vú. Những miếng mút này có chức năng làm dịu và mẹ cần tránh chạm vào núm vú trước khi dùng miếng mút vì vi khuẩn ở tay có thể dính vào dưới miếng mút. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay miếng mút thường xuyên;
  • Dùng thuốc giảm đau. Bạn có thể dùng ibuprofen hoặc acetaminophen khoảng 30 phút trước khi cho con bú để giảm đau và sưng tấy.

Nếu quá đau, bạn hãy ngưng cho con bú sữa để núm vú lành lại. Bác sĩ sẽ chỉ bạn cách sử dụng máy hút sữa và tránh làm tổn thương núm. Các vết loét sẽ lành nhanh và bạn sẽ có thể cho bé bú lại bình thường sau khi chữa trị.

Nứt cổ gà chủ yếu là do bé bú không đúng cách.

Nứt cổ gà là hiện tượng thường gặp ở những bà mẹ đang cho con bú, dùng để chỉ những vết nứt xuất hiện ở chân núm vú . Cảm giác đau rát như bị kìm kẹp khiến các bà mẹ trẻ phải cắn răng chịu đựng mỗi khi cho con "ti".

Vậy, do đâu mà nứt cổ gà?

Không phải do vệ sinh kém hay do vô tình để chạm đầu ti xuống chiếu như các cụ nói, nứt cổ gà chủ yếu là do bé Bú không đúng cách: Bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú, mỗi lần bé nút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây nứt cổ gà.

Mới đầu chỉ là một vết nứt nhỏ, nếu bà mẹ không chữa trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ, và mất vệ sinh cho bé.

Trầm trọng hơn, vết nứt có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ.

Phòng nứt cổ gà như thế nào?

Nếu chưa bị nứt cổ gà, bạn hãy thực hiện ngay việc cho bé Bú đúng cách và chăm sóc vú bằng các sản phẩm chuyên dụng như mỡ cừu tinh chế, dầu hướng dương, kem dưỡng núm vú. 

Việc lau vú bằng nước ấm sau khi cho con Bú cũng có tác dụng phòng nứt cổ gà.

Chăm sóc vết thương

Trước tiên cần rửa sạch chỗ đau bằng nước muối loãng (nước ấm càng tốt). Sau đó lau khô và bôi thuốc.

Có rất nhiều phương thuốc để trị nứt cổ gà. Ngoài các loại thuốc tây đang được bày bán trên thị trường như Tetracylin, Bepanthen, Lanolin, Fucicort… các loại thuốc dân gian cũng tỏ ra khá hiệu nghiệm trong việc điều trị căn bệnh đáng ghét này.

1. Bí ngô (bí đỏ, bí rợ): Đốt thành than cuống của quả bí ngô, tán nhỏ, rắc vào vết thương.

2. Rượu hạt gấc: Hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn, ngâm rượu trắng. Dung dịch có tác dụng sát khuẩn tốt, giúp Da mau lành.

3. Lá tía tô: dùng khoảng 20 lá tía tô, rửa sạch, đốt cháy thành than, rắc lên vết thương được rửa sạch bằng nước muối loãng.

4. lá mồng tơi: giã nát lá mồng tơi và một ít muối hạt, đắp lên vết thương cũng rất mau lành

5. Rau ngót rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt lên chỗ nứt.

6. Vỏ kén tằm: 5-7 cái kén tằm, đặt trên một viên ngói sạch. Nướng viên ngói trên bếp than cho tới khi vỏ kén cháy tồn tính. Tán mịn than kén tằm, rắc lên vết thương đã được rửa sạch bằng nước muối loãng.

7. Mề gà: phần màu vàng của mề gà (phần mà ta hay cạo bỏ đi) rửa sạch, sao khô, tán mịn, rắc lên vết thương.

8. Nếu nặng thì tốt nhất là đến bác sĩ để khám và được tư vấn sử dụng các loại kem trị nứt núm ti để chữa trị

Một khi núm vú đã bị nứt, bạn nên điều trị ngay và hạn chế cho bé Bú kẻo vết thương ngày càng đứt rộng. Để tiếp tục duy trì nguồn Sữa trong khi điều trị, bạn hãy vắt Sữa thường xuyên vào đúng các cữ Bú của bé và tiếp tục cho bé dùng Sữa mẹ. Chỉ đến khi thực sự khỏi (vết thương đã kín miệng và lên Da non) bạn mới nên cho bé Bú lại và chú ý cho Bú đúng cách.