Biện pháp so sánh và nhân hóa

K/n: - So sánh là đ ối chiếu sv, svc này vs sv, svc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gơi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Nhân hoá là gọi hoặc tả cv, cây cối, đv,...bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoăc tả con ng; làm cho thế giới lv, cây cối, đv,...trở nên gần gũi vs con ng, biểu thị đc nhng suy nghĩ, tình cảm của con ng.

VD: - Trẻ em như búp trên cành (SS)

(Hồ Chí Minh)

- Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

(Ca dao)

– So sánh là sự đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm làm rõ đặc điểm của một trong hai đối tượng đó.

– Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những  từ ngữ vốn đê gọi và tả con người.

Bài tập 1. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau :

a) Trên cao nhìn xuống, dòng sông như một tấm gương sáng loá.

b) Trông xa, đồng cỏ giống như một tấm thảm nhung xanh ngắt.

c) Dòng suối uốn lượn như một dải lụa mềm mại.

d) Hoa phượng nở đỏ rực như một quầng lửa trên phố.

Bài tập 2. Trong các câu sau đây, những sự vật nào được so sánh với nhau ? Giữa chúng có điểm gì giống nhau ?

a) Cái trống to như một chiếc vại lớn, đặt sừng sững trên một cái giá cao.

b) Tiếng đàn tơ-rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo.

c) Đối với tuổi trẻ Tây Nguyên, nhà Rông như cái tổ chim êm ấm.

d) Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.

Bài tập 3. Trong mỗi câu sau đây, những sự vật nào được nhân hoá ? Chúng được nhân hoá bằng cách nào ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong các câu văn.

a) Con đê quê tôi đã phơi mình ra cần cù hàng ngàn năm mà không hề mệt mỏi.

b) Cỏ may sao lưu luyến bước chân người như vậy ? Hẳn là cỏ may đứng mãi ở chân đê nên muốn theo người về nhà sưởi ấm, ăn bắp ngô non nướng thơm lừng quanh bếp hay một nồi rang hạt dẻ bùi.

c) Xưa, dân tộc Mông vốn sống du cư và khèn chính là người bạn làm vui cho cảnh đời rong ruổi.

Bài tập 4. Đọc các câu dưới đây và cho biết:

– Câu nào sử dụng biện pháp so sánh ?

– Câu nào sử dụng biện pháp nhân hoá ?

– Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp so sánh và nhân hoá ?

a) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.

b) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả.

c) Những quá nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

>>Xem đáp án bài tập tại đây.

Tìm hiểu nhanh về bài học nhân hóa là gì, khái niệm và phân loại các kiểu nhân hóa thường được sử dụng, đồng thời đưa ra các ví dụ về phép tu từ này. Mời các em theo dõi kiến thức bên dưới để hiểu rõ hơn bài học mà chúng tôi đề cập hôm nay nhé.

Đang xem: So sánh là gì nhân hóa là gì

Nhân hóa là gì? Ví dụ

Khái niệm nhân hóa

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Các kiểu nhân hóa

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

READ  Executescalar Là Gì - Phương Thức Sqlcommand

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.

Ví dụ:

“Trăng cứ tròn vành vạnhkề chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình”

Bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy

=> nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người. Giúp biểu thị tình cảm của con người.

Tác dụng nhân hóa

Nhân hóa rất quan trọng trong văn học, không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn hữu ích trong đời sống của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa gồm:

– Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con người.

– Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.

Nhận biết nhân hóa trong câu

Biện pháp nhân hóa rất dễ nhận biết nhưng đối học sinh có thể gặp khó khăn. Hãy nghe một số lưu ý giúp nhận biết nhân hóa trong câu.

Trong câu/đoạn văn có các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.

Trong câu/đoạn văn nói về vật nhưng có các từ xưng hô của con người: anh, chị, cô, dì, chú, bác…

Ví dụ về nhân hóa

Sau khi các em tìm hiểu về khái niệm cùng với một số kiểu nhân hóa thường dùng hãy đến với phần đưa ra ví dụ, tham khảo các ví dụ bên dưới rồi hãy tiến hành làm phần luyện tập trong sách giáo khoa dễ dàng hơn các em nhé.

Ví dụ: Quê em có dòng sông uốn lượn qua cánh đồng lúa chín.

=> Nhân hóa tả hình dáng của con sông như biết uốn lượn.

Ví dụ: Trên cung trăng chị Hằng đang vui đùa cùng với chú Cuội.

Xem thêm: ” Family Brand Là Gì Trong Tiếng Việt? Thương Hiệu Là Gì

=> Dùng từ ngữ gọi con người “chị” để gọi vật “mặt trăng”.

Ví dụ: Bến cảng lúc nào cũng nhộn nhịp, tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau vào bến cảnh.

=> “nhộn nhịp”, “tàu mẹ”, “tàu con”, dùng nhân hóa nên bến cảnh trở nên sinh động, gần gũi giống như con người đang lao động.

Luyện tập SGK

Thực hành một số bài tập trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2 các bạn nhé.

Bài 1

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong đoạn văn.

Đối tượng được nhân hóa trong bến cảng đó là con tàu (tàu mẹ, tàu con), xe (xe anh, xe em).

=> Biện pháp nhân hóa giúp hình dung ra khung cảnh sinh động, nhộn nhịp của bến cảng. Mọi sự vật, hiện tượng qua biện pháp nhân hóa trở nên có hồn như chính con người.

Bài 2

Đoạn văn trong bài không có biện pháp nhân hóa mà chỉ dùng miêu tả kể thường. Khung cảnh trong đoạn văn khô khan, xa rời với con người.

Bài 3

So sánh cách gọi trong tên trong 2 đoạn văncó sự khác biệt. Bảng dưới đây rất chi tiết:

Đoạn văn 1Đoạn văn 2
Cô bé Chổi Rơm (gọi tên như người) Chổi rơm
Xinh xắn nhất (tính từ miêu tả người) Đẹp nhất
Chiếc váy vàng óng (trang phục chỉ có ở con người) Tết bằng nếp rơm vàng
Áo của cô (trang phục chỉ có ở người) Tay chổi
Cuốn từng vòng quanh người (sử dụng từ “người” gọi tên bản thể) Quấn quanh thành cuộn

READ  Ý Nghĩa Tranh Thủy Mặc Là Gì

Cách gọi trong đoạn 1: gần gũi, sinh động, có hồn hơn.

Cách gọi trong đoạn 2: cách gọi thường, khách quan. Cách viết này dùng trong văn thuyết minh phù hợp.

Bài 4

a. Núi ơi: gọi núi như xưng hô đối với người.

=> Núi là người bạn tốt, tri âm để tâm sự, giải bày tình cảm.

b. Tấp nập, xuôi ngược, cãi cọ, gầy vêu vao, bì bõm lội bùn: các từ dùng cho con người để chỉ tính chất sự vật.

=> Giúp khung cảnh động vật sinh động như với con người.

c. Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người (trầm ngâm, vùng vằng, chạy về) để chỉ các hoạt động, tính chất của vật.

=> Giúp thế giới cây cối, thiên nhiên trở nên có hồn, gần gũi như con người.

d. Cây xà nu bị thương từ bom đạn của chiến tranh nhưng lại được tác giả nhân hóa giúp thể hiện sức sống mạnh mẽ và tinh thần bất diệt của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Xem thêm: nguồn chia cổ tức bằng cổ phiếu

Bài 5 (học sinh tự làm)

Rất đơn giản các em đã hoàn thành bài học nhân hóa là gì? Các hình thức nhân hóa, nội dung bài học trong chương trình Ngữ Văn 6 tập 2 rồi. Nhớ làm thêm phần luyện tập trong sách nữa nhé. Loigiaihay Net xin chúc các em học thật tốt.