Các hàng mục bắt buộc khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên không chỉ là phương pháp kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp về sức khỏe người lao động mà còn là cách để doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đúng mực với cán bộ, nhân viên của mình. Hiện nay, đa số các tổ chức đều có chính sách khám sức khỏe doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp lơ là, chưa thực sự coi trọng vấn đề này.

Khám sức khỏe định kỳ mang đến nhiều lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp, cụ thể:

1.1. Đối với nhân viên/người lao động

  • Chẩn đoán sớm các bệnh lý ở giai đoạn mới khởi phát, nhất là những bệnh lý nguy hiểm dần phổ biến hiện nay như: tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư.  
  • Đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, cơ hội điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian chữa bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
  • Theo dõi, phát hiện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo người lao động có đầy đủ sức khỏe để làm việc.

Các hàng mục bắt buộc khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là quyền mà người lao động được hưởng

1.2. Đối với doanh nghiệp

  • Phát hiện và điều trị kịp thời giúp giảm được các chi phí y tế, chi phí bồi thường cho người lao động mắc bệnh.
  • Thu hút nhân sự, bởi việc chăm lo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên chính là cách để doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng với người lao động. Vì vậy, trong số rất nhiều doanh nghiệp cùng đề xuất một mức lương chung, chắc chắn người lao động sẽ chọn doanh nghiệp biết quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên.
  • Gia tăng đoàn kết nội bộ, tạo sự gắn bó giữa doanh nghiệp và nhân viên. Lãnh đạo công ty hoặc chủ doanh nghiệp biết được tình hình sức khỏe nhân viên để có sự điều chỉnh công việc phù hợp. Khám sức khỏe doanh nghiệp chính là chiếc cầu nối để mọi người thông cảm và chia sẻ cho nhau.
  • Bảo vệ sức khỏe nhân viên cũng là bảo vệ nguồn nhân lực của công ty, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao năng suất làm việc, giảm tai nạn lao động cũng như các bệnh nghề nghiệp.

2. Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên theo thông tư mới nhất

Khám sức khỏe nhân viên theo định kỳ là bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Điều 152, Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Bộ luật lao động 2012:

(1) Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

(2) Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Ngoài ra, theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội:

  • Lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản. Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh.
  • Trước khi bố trí công việc hoặc chuyển sang công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, các công ty phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên. Sau khi bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, người lao động cũng được thăm khám để đảm bảo đủ sức khỏe khi tiếp tục trở lại làm việc.

Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên theo thông tư mới nhất, thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.

Như vậy, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, theo các quy định cụ thể trong các thông tư, Bộ luật lao động.

Các hàng mục bắt buộc khám sức khỏe định kỳ

Các doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động hàng năm theo quy định của Bộ luật lao động

3. Khám sức khỏe doanh nghiệp gồm những gì?

Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn quy trình khám sức khỏe doanh nghiệp, các hạng mục y tế khi khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên sẽ bao gồm:

(1) Lập hồ sơ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về tiền sử sức khỏe bệnh tật của bản thân và gia đình.

(2) Khám thể lực chung: đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, mạch, huyết áp, nhịp thở.

(3) Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa: nội, ngoại, da liễu, phụ khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt...

(4) Khám cận lâm sàng bắt buộc:

  • Công thức máu, đường máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu (đường, protein, tế bào).

(5) Khám cận lâm sàng khác: Chụp X – quang tim phổi thẳng, nghiêng; một số xét nghiệm cận lâm sàng khác theo chỉ định của bác sĩ.

Một số hạng mục khuyến cáo nên áp dụng khi khám sức khỏe định kỳ: 

  • Khám mắt, kiểm tra sức khỏe cột sống và các bệnh liên quan đến xương khớp đối với nhân viên làm việc văn phòng.
  • Kiểm tra thính giác bằng máy đo thính lực nếu làm việc trong môi trường có mức tiếng ồn cao.
  • Siêu âm tổng quát, điện tâm đồ.
  • Xét nghiệm sinh hóa: mỡ máu, chức năng gan, chức năng thận...
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (đối với nữ giới).
  • Xét nghiệm virus viêm gan.
  • Xét nghiệm sàng lọc ung thư.
  • Tư vấn sức khỏe.

Căn cứ vào kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, người có thẩm quyền ký giấy chứng nhận sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ của người lao động, kết luận: khỏe mạnh hay mắc bệnh (nếu có, ghi tên bệnh cụ thể), xếp loại sức khỏe, đủ hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục làm việc cho ngành nghề, công việc cụ thể. Nếu có chỉ định điều trị, cần ghi rõ chuyên khoa để điều trị bệnh, phục hồi chức năng.

4. Người lao động cần chuẩn bị gì khi khám sức khỏe doanh nghiệp?

Khi khám sức khỏe, người lao động chỉ cần chuẩn bị:

  • Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu phụ lục 03 thông tư 14/2013/TT-BYT.
  • Giấy giới thiệu của công ty, doanh nghiệp đang làm việc (khám sức khỏe riêng lẻ). Nếu doanh nghiệp khám sức khỏe tập trung theo đợt thì người lao động cần có tên trong danh sách khám sức khỏe do doanh nghiệp gửi cho cơ sở y tế thực hiện khám sức khỏe cho nhân viên. 

Sau khi khám sức khỏe, cơ sở khám bệnh sẽ trả sổ cho người lao động hoặc chuyển cho công ty. Toàn bộ sổ khám sức khỏe của nhân viên sẽ được doanh nghiệp quản lý từ lúc nhân viên bắt đầu làm việc đến khi nghỉ việc và vẫn phải lưu giữ hồ sơ nếu người lao động nghỉ hưu, mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động.

5. Địa chỉ khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên tốt nhất TP. HCM

Mặc dù việc khám sức khỏe cho nhân viên đã được quy định cụ thể nhưng theo ghi nhận thực tế mỗi nơi lại thực hiện một kiểu. Nếu chọn phải đơn vị y tế không uy tín, các hạng mục thăm khám thường diễn ra qua loa hoặc phải chờ đợi hàng giờ để đến lượt khám và xét nghiệm. Vì vậy, việc tìm đến một địa chỉ khám sức khỏe với chất lượng dịch vụ tương đương chi phí bỏ ra luôn là điều trăn trở của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Tại TP. HCM, một trong những địa chỉ khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất là Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus -  thành viên của Tập đoàn chăm sóc sức khỏe nổi tiếng Singapore Medical Group (SMG).

Các hàng mục bắt buộc khám sức khỏe định kỳ

CarePlus được lựa chọn là địa chỉ y tế đáng tin cậy cho các doanh nghiệp

Ưu điểm của gói khám sức khỏe doanh nghiệp tại CarePlus:

  • Phòng khám được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, trang thiết bị và phòng xét nghiệm hiện đại.
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tư vấn chuyên nghiệp và tận tình.
  • Cung cấp nhiều lợi ích và dịch vụ giá trị hơn cho nhân viên.
  • Đơn giản hóa thủ tục giấy tờ.
  • Quy trình thăm khám nhanh chóng, dịch vụ tốt hơn, giảm thời gian lao động bị mất.
  • Các gói tầm soát sức khỏe được thiết kế riêng, phù hợp với ngành nghề và ngân sách của từng công ty.
  • Chi phí hợp lý, đa dạng các hình thức thanh toán tiện lợi.

Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus:

  • Phòng khám Tân Bình: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM
  • Phòng khám Quận 7: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM.

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là điều rất cần thiết nhằm theo dõi, bảo vệ sức khỏe của nhân viên, tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân viên, cũng như giảm những gánh nặng về chi phí y tế. Khi có nhu cầu khám sức khỏe doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6116 để được tư vấn, hướng dẫn và trải nghiệm các gói khám tại CarePlus với mức giá vô cùng ưu đãi.

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực nội tiết.

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên mang lại lợi ích cho cả bản thân người lao động và doanh nghiệp. Qua khám sức khỏe định kỳ, nhân viên có thể phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe để điều trị kịp thời, an tâm lao động và sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nắm được tình hình sức khỏe người lao động nên có thể sắp xếp vào vị trí phù hợp để lao động đạt năng suất cao.

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh hoặc bệnh đang ở giai đoạn sớm chưa biểu hiện ra ngoài. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp việc điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và tránh các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các công ty, doanh nghiệp phải có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, điều này đã được quy định cụ thể trong nhiều văn bản luật.

Luật lao động 2012, điều 152 về chăm sóc sức khỏe người lao động quy định:

  • Người sử dụng lao động hàng năm phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề. Riêng lao động nữ phải được khám thêm chuyên khoa phụ sản. Riêng đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người chưa thành niên, người cao tuổi, người khuyết tật phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.
  • Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe.

Tương tự như trên, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, điều 21 cũng nêu rõ các quy định về khám sức khỏe cho người lao động:

  • Ít nhất một lần trong năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần đối với người lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, người chưa thành niên, người làm các nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại phải được.

Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định mới nhất theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội.

  • Bên cạnh đó, lao động nữ phải được khám thêm chuyên khoa phụ sản. Người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám để phát hiện bệnh.
  • Trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn các công ty, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Sau khi bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, người lao động cũng được khám để đảm bảo đủ sức khỏe trước khi tiếp tục trở lại làm việc.

Quy định khám sức khỏe định kỳ theo thông tư mới nhất, thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động quy định các nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.

Các hàng mục bắt buộc khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện nhiều bệnh ở giai đoạn đầu

Công ty, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở khám bệnh đảm bảo các yêu cầu về điều kiện chuyên môn kỹ thuật. Theo thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn về Khám sức khỏe, quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty, doanh nghiệp sẽ bao gồm:

Khai thác tiền sử bệnh tật

Người lao động sẽ được nhân viên y tế hỏi về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình.

Khám thể lực

Người lao động được nhân viên y tế đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI, đo mạch, huyết áp. Dựa vào các chỉ số thể lực, nhân viên y tế sẽ xếp phân loại thể lực người lao động.

Khám lâm sàng

Thăm khám lâm sàng bao gồm:

  • Khám nội tổng quát gồm khám tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần,..
  • Khám mắt: để kiểm tra thị lực mắt phải, mắt trái, tầm soát các bệnh về mắt.
  • Khám tai mũi họng để kiểm tra thính lực tai trái và tai phải. Khám tầm soát để phát hiện bệnh lý tai mũi họng.
  • Khám răng hàm mặt: nhằm phát hiện các bệnh răng miệng như sâu răng, cao răng, hôi miệng, viêm nướu, nha chu... và các bệnh vùng hàm mặt.
  • Khám da liễu: nhằm phát hiện các bệnh về da như dị ứng da, viêm da, nhiễm trùng da do vi-rút, vi khuẩn, nấm,...

Các hàng mục bắt buộc khám sức khỏe định kỳ

Khám mắt là bước khám lâm sàng

Khám cận lâm sàng

Người lao động thường được xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, phân tích nước tiểu, chụp X-quang tim phổi,...

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp có thể mở rộng thêm các chuyên khoa khám, thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc cho nhân viên trong các đợt khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp.

Sau khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, các công ty, doanh nghiệp phải tổ chức lập, lưu giữ hồ sơ sức khỏe của người lao động, đặc biệt phải quản lý chặt chẽ hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, các công ty, doanh nghiệp hàng năm phải báo cáo về việc quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động cho cơ quan có thẩm quyền chuyên môn theo luật định.

Các hàng mục bắt buộc khám sức khỏe định kỳ

Xét nghiệm công thức máu là khám cận lâm sàng

Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ người lao động cần chuẩn bị bao gồm:

  • Sổ khám sức khỏe định kỳ (theo mẫu phụ lục 03 thông tư 14/2013/TT-BYT)
  • Nếu người lao động khám sức khỏe riêng lẻ thì cần giấy giới thiệu của cơ quan đang làm việc. Nếu người lao động khám sức khỏe định kỳ theo đợt tập trung thì phải có tên trong danh sách lao động khám sức khỏe do doanh nghiệp lập gửi cơ sở khám chữa bệnh.

Sau khi khám sức khỏe cho người lao động, cơ sở khám chữa bệnh sẽ kết luận tình trạng sức khỏe vào sổ khám sức khỏe định kỳ, trả sổ cho người lao động hoặc chuyển cho công ty, doanh nghiệp tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng khám sức khỏe. Tất cả hồ sơ sức khỏe của người lao động sẽ được công ty, doanh nghiệp quản lý từ khi người lao động bắt đầu làm việc cho đến khi nghỉ việc, trong trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động thì khi người lao động nghỉ hưu, công ty, doanh nghiệp vẫn phải lưu giữ hồ sơ sức khỏe.

Khám sức khỏe định kỳ mang lại lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Đối với nhân viên, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm mầm bệnh, can thiệp và điều trị kịp thời, tạo tâm lý thoải mái, an tâm lao động, cống hiến cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, khám sức khỏe cho nhân viên giúp doanh nghiệp sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe, đảm bảo năng suất, chất lượng công việc. Khám sức khỏe thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động.

Các hàng mục bắt buộc khám sức khỏe định kỳ

Bệnh viên Vinmec cung cấp nhiều gói khám sức khỏe định kỳ

Hệ thống Y tế Vinmec đã từ lâu nổi tiếng với cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn nổi bật với nguồn nhân lực chất lượng cao và được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị, chẩn đoán và phòng ngừa bệnh, hiện nay Vinmec còn triển khai nhiều dịch vụ y tế tiện ích đi kèm được rất nhiều Quý khách hàng hài lòng.

Hiện tại Vinmec đã và đang tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật, phương pháp điều trị y học mới nhất vào điều trị. Vì thế, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được đánh giá là địa chỉ chăm sóc y tế tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Hiện tại, Vinmec đang triển khai rất nhiều gói khám sức khỏe định kỳ phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của khách hàng với chính sách giá rất ưu đãi, bao gồm:

Ưu điểm khi khám sức khỏe tại Vinmec là quý khách hàng sẽ được sàng lọc, tầm soát sức khỏe bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ chuẩn đoán tốt nhất hiện nay như máy PET/CT, MRI, CT 640, hệ thống máy siêu âm tiên tiến hàng đầu thế giới, hệ thống labo xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế,... Sau khi khám tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác tại bệnh viện với chất lượng điều trị vượt trội.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa như thế nào trong việc dự phòng bệnh tật?

XEM THÊM: