Các học phần đại cương là gì haui năm 2024

Chương trình đào tạo Cử nhân, chuyên ngành ngoại ngữ và/ hoặc kinh tế của trường gồm hai khối kiến thức, thực hiện theo hình thức tích luỹ tín chỉ kể từ khoá tuyển sinh 2007 theo Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 43).

- Khối kiến thức giáo dục đại cương gồm các học phần thuộc các lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học chính trị Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất và các môn kỹ năng tiếng.

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm các học phần cơ sở ngành, chuyên ngành và định hướng nghiệp vụ ngôn ngữ, xã hội, kinh tế nhằm cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ban đầu cần thiết.

Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.

Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

1. Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;

2. Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

Để tìm hiểu thực tế việc học đại cương của SV, chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát trên 400 SV ở một số trường ĐH.

SV than, giảng viên cũng than!

"Những môn học đại cương được ví như nền móng của một ngôi nhà. Móng có chắc thì nhà mới vững được. Các doanh nghiệp ngày nay khi tuyển người thường ưu tiên kiến thức nền tốt để đào tạo thêm"

PGS.TS Đỗ Văn Dũng (phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)

Với câu hỏi “Nếu được lựa chọn, bạn có học các môn đại cương trong chương trình học hay không?”, có đến 38-54% trả lời “không” (xem bảng). Nhiều bạn cho rằng những môn học này nhàm chán, tốn thời gian, công sức, tiền bạc và “chỉ học cho qua”.

Một SV viết: “Những môn học đại cương rất ít phục vụ các môn chuyên ngành và ngành nghề sau này. Giảng viên dạy rất chán. Bài giảng phải chạy đua với lượng kiến thức rất lớn nên khó tiếp thu, học xong không còn nhớ gì hết”. Nhiều SV xác nhận ở lớp hầu như SV ít học mà chỉ... ngủ.

Trong bảng khảo sát, nhiều SV đề xuất bỏ bớt những môn học không cần thiết để tập trung thời gian cho chuyên ngành. Bên cạnh đó, nhiều bạn khác cũng cho rằng cần tạo hứng thú, sinh động, tăng làm việc nhóm, thuyết trình, giảm đọc - chép... ở những môn học đại cương. Một điểm đáng chú ý trong bảng khảo sát: khoảng 80% SV nhận định việc học đại cương là cần thiết nhưng nếu được lựa chọn sẽ không học.

Một số giảng viên phụ trách những môn học đại cương thừa nhận khối lượng kiến thức của các môn học này quá nhiều. “Có môn học 90 tiết, sau đó gộp cùng một môn học nữa nhưng số tiết vẫn giữ nguyên. Với lượng kiến thức khổng lồ như vậy, giảng viên “chạy” cho hết chương trình cũng đã khó chứ chưa nói đến việc tạo hứng thú cho lớp học” - một giảng viên ta thán.

TS Nguyễn Công Hoan - giảng viên một trường ĐH - thừa nhận phần lớn những môn đại cương lớp rất đông do dồn nhiều lớp, đến chuyên ngành mới tách lớp ra. “Có lớp vài trăm SV. SV kêu ca học khô khan, nhàm chán nhưng lớp quá đông như vậy muốn buổi học sinh động bằng cách làm việc nhóm, thuyết trình... không phải là chuyện đơn giản” - TS Hoan nói.

Dồn vào góc hẹp tri thức

TS Phan Thị Xuân Yên, Trường ĐH Sài Gòn và thạc sĩ xã hội học Lê Minh Tiến, Trường ĐH Mở TP.HCM, nhận định: do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, SV học những môn chưa thấy liên quan đến chuyên ngành, chưa thấy phục vụ trực tiếp cho công việc sau này thì đều cho là không quan trọng. Ông Tiến phân tích: “Cái nhìn hạn hẹp này của người học bắt nguồn từ suốt những năm phổ thông. Khi đó học sinh chỉ được học toán, lý, hóa, văn, sử, địa... để đi thi ĐH và chỉ biết những môn này. Chính vì vậy, giáo dục phổ thông đã dồn học sinh vào góc hẹp của tri thức. Các em không hình dung được công việc của mình sau này cần những kiến thức liên quan nào”.

GS Bành Tiến Long - nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT - nhận định vai trò của người thầy rất quan trọng khi làm cho SV thấy được lợi ích của việc học những môn đại cương và hậu quả nếu không học. Theo GS Long: “Môn học đại cương cũng phải có ngoại khóa, có giao lưu xã hội, tổ chức tham quan, ngành kỹ thuật phải có thực nghiệm, bài giảng có video minh họa. Thầy phải đặt ra các bài tập tình huống và gợi mở cho SV tìm hiểu, giải đáp. Nói cách khác, thầy là người thiết kế cái khung, còn SV là người thi công chi tiết bài giảng trên khung đó. Như thế giờ học mới sinh động được”.

Hướng đến “giáo dục tổng quát”

Theo GS Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM), nước ta gọi “giáo dục đại cương” trong khi các nước dùng cụm từ “giáo dục tổng quát” (general education). Nội dung của giáo dục tổng quát thường bao gồm: kỹ năng nhận thức và năng lực/kỹ năng xã hội (thu thập dữ liệu, quan sát và phân tích, giải quyết vấn đề, thích nghi với môi trường mới, quan hệ xã hội...); những nội dung liên quan đến luân lý, phẩm hạnh, đạo đức; những hiểu biết chung về triết học, kinh tế học, luật học, về nhà nước, thiết chế, về lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật...

GS Phụ phân tích: “Giai đoạn đại cương trong giáo dục ĐH ở nước ta, SV sẽ học hai nhóm kiến thức. Thứ nhất là nhóm khoa học cơ bản. Đây là những môn cơ sở để học lên chuyên môn. SV thường nghĩ chỉ học sâu chuyên môn là tốt chứ không quan tâm những môn học này. Thế nhưng, học kết cấu một cái cầu phải cần kiến thức của môn sức bền vật liệu và cơ kết cấu. Hai môn này phải dựa vào môn toán. Do đó, những môn cơ bản hết sức cần thiết. SV có vững chuyên môn hay không thì tùy thuộc vào những môn này. Thứ hai là những môn như chủ nghĩa xã hội khoa học, triết học... Một số môn học ở nhóm này bị chính trị hóa. SV kêu ca nhất ở chương trình đại cương là ở những môn học này”. GS Phạm Phụ cho rằng giáo dục ĐH nên hướng đến giáo dục tổng quát trước khi vào chuyên ngành để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

B+ là bao nhiêu điểm Haui?

Thang điểm chữ Thang điểm 4
A 4
B+ 3,5
B 3
C+ 2,5

Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình, ngành đào tạo hoặc ...dttc.haui.edu.vn › media › uftai-ve-tai-day2351null

Haui học bao nhiêu tín chỉ?

Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ký ban hành các chương trình đào tạo để triển khai thực hiện trong trường, với khối lượng của mỗi chương trình đào tạo không dưới 120 tín chỉ đối với khoá đại học 4 năm; 90 tín chỉ đối với khoá cao đẳng 3 năm.

Học lại bao nhiêu tín chỉ thì bị hạ bằng Haui?

Theo quy định trên, việc hạ bằng của sinh viên đại học chỉ áp dụng đối với những sinh viên xếp loại giỏi hoặc xuất sắc khi học lại quá 5% tổng số tín chỉ hoặc đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

Học đại học là bao nhiêu năm?

- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người ...