Các thang điểm đánh giá xuất huyết tiêu hóa trên

GBS (Glasgow Blatchford Score)

Đánh giá nguy cơ tử vong ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên

cập nhật: 20/10/2021

Chia sẻ

×

Chia sẻ

Dùng Camera điện thoại(người nhận) quét mã QR Code

Các thang điểm đánh giá xuất huyết tiêu hóa trên


GIỚI THIỆU

Hỗ trợ định hướng điều trị, can thiệp.

Xét nghiệm cần làm: Ure máu và công thức máu (Hb).

Đánh giá tiền sử, khám lâm sàng và dấu hiệu sinh tồn: mạch huyết áp.

Điểm Ý nghĩa 0 - 1 Nguy cơ tử vong thấp, xem xét điều trị ngoại trú ≥ 2 Huyết động ổn định: điều trị với PPI, nội soi can thiệp trong 24 giờ. Huyết động không ổn định: nội soi can thiệp, nếu thành công thì tiếp tục PPI, nếu thất bại thì xem xét nút mạch hoặc phẫu thuật. ≥ 5 Tăng nguy cơ tử vong trong 30 ngày ≥ 7 Dự đoán cần nội soi can thiệp cầm máu, nhưng cần đánh giá cá nhân hóa.


Thang điểm xuất huyết Glasgow-Blatchford (GBS) là một công cụ sàng lọc để đánh giá khả năng một bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá trên cấp tính (UGIB) có cần đến các can thiệp nội khoa hay không (Ví dụ: truyền máu hoặc can thiệp nội soi).

Thang Điểm Glasgow-Blatchford trong Xuất huyết tiêu hoá trên[sửa | sửa mã nguồn]

Một nghiên cứu mới đây đăng tải trên tờ Lancet cho thấy có thể xác định được những bệnh nhân nào chưa cần nhập viện sau xuất huyết tiêu hoá trên cấp (UGIB).

H3-Ổ loét tiêu hoá có khả năng gây xuất huyết

Các ưu điểm của GBS so với thang điểm Rockall, thường được dùng để đánh giá nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân UGIB, bao gồm việc không có các biến số chủ quan (vd. độ trầm trọng của các bệnh hệ thống) và không cần thiết phải nội soi thực quản dạ dày tá tràng (OGD) để hoàn tất việc tính điểm – một đặc trưng duy nhất của GBS.

H4-Hình ảnh loét và nguy cơ xuất huyết tiêu hoá do thuốc NSAID

Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Lancet ngày 3 tháng 1 năm 2009, 16% bệnh nhân đến với xuất huyết tiêu hoá trên cấp tính (UGIB) có điểm số GBS là "0", được xem là thấp. Không có trường hợp nào tử vong hoặc cần đến can thiệp trong số các bệnh nhân này, và họ đều có thể được điều trị hiệu quả tại khoa điều trị ngoại trú.

Các Tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm số được tính toán theo bảng dưới đây:

Thang Điểm Glasgow-Blatchford Chỉ điểm nguy cơ lúc nhập viện Giá trị thành phần trong thang điểm Ure huyết ≥6·5 <8·0 2 ≥8·0 <10·0 3 ≥10·0 <25·0 4 ≥25 6 Hemoglobin (g/dL) cho nam ≥12.0 <13.0 1 ≥10.0 <12.0 3 <10.0 6 Hemoglobin (g/dL) cho nữ ≥10.0 <12.0 1 <10.0 6 Huyết áp tâm thu (mm Hg) 100–109 1 90–99 2 <90 3 Các chỉ điểm khác Mạch ≥100 (mỗi phút) 1 Có tiêu phân đen 1 Có ngất xỉu 2 Có bệnh lý gan 2 Có suy tim 2

Trong nhóm được thừa nhận (validation group), điểm số từ 6 trở lên đi kèm với tăng trên 50% nguy cơ cần thiết phải can thiệp

  1. Đại cương: Xuất huyết tiêu hóa trên là cấp cứu nội ngoại khoa, không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng. Nguy cơ tử vong tăng nếu xuất huyết tái phát, xử trí muộn và thiếu tích cực. Xuất huyết tiêu hóa cao là xuất huyết ở phần trên ống tiêu hóa, từ thực quản đến góc Treitz.

II. Chẩn đoán:

1. Lâm sàng: Nôn ra máu, đi cầu phân đen, thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhạt màu, có thể biểu hiện shock mất máu